Trang chủ / Sức Mạnh Của Ngôn Từ

Đọc sách Sức Mạnh Của Ngôn Từ

Review sách Sức Mạnh Của Ngôn Từ. Tải sách Sức Mạnh Của Ngôn Từ PDF/EPUB/AZW3

Dưới đây là nội dung cuốn Sức Mạnh Của Ngôn Từ. Hãy mua cuốn Sức Mạnh Của Ngôn Từ trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Để có một phong cách giao tiếp tự tin và chuyên nghiệp

Kỹ năng quan trọng nhất trong mọi kỹ năng là không bao giờ dùng hai từ trong khi chỉ một từ là đủ.

Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 của Mỹ

Bước vào phòng làm việc của Tổng thống Franklin D.Roosevelt, Lyndon B.Johnson, một nghị sĩ trẻ tuổi của bang Texas mang theo dự án đưa điện về các vùng nông thôn tại bang của mình. Thế nhưng Johnson đã không có một cơ hội nào để trình bày kế hoạch của mình vì Tổng thống Roosevelt không ngừng nói trong suốt cuộc gặp mặt.

Thất vọng nhưng không hề nản lòng, Johnson nghĩ anh cần phải điều chỉnh lại phong cách giao tiếp nếu muốn thu hút sự chú ý của Tổng thống vào ý tưởng của anh. Thế là trong lần gặp kế tiếp, ngay lập tức Johnson cất cao giọng trước khi Roosevelt kịp thốt ra nửa lời:

“Nước, nước, nước! Nước chảy khắp nơi nhưng nhiều người vẫn đang khát nước!” – Johnson nói oang oang. “Điện, điện, điện! Điện giăng khắp nèo, thế mà người dân quê tôi lại không có điện để dùng!”

Kết quả là, chỉ thêm vài phút trao đổi với Tổng thống, Johnson đã nhận được sự ủng hộ của Roosevelt cho dự án của anh.

Phong cách giao tiếp hay cách bạn nói chuyện và gây ảnh hưởng với người khác – có thể mang đến cho bạn những lợi ích lớn từ một ngôn từ nhỏ nhưng tinh tế. Cũng như các chính trị gia luôn chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất trong bài thuyết trình hay kiến nghị của mình, việc mài giũa kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn chọn và sử dụng đúng từ ngữ để nói chuyện với người khác một cách hiệu quả nhất.

5 cách giúp kỹ năng diễn thuyết của bạn trở nên sắc sảo 

Sách hay khuyên đọc

Tôi nhận ra rằng những gì tôi đã không nói ra không bao giờ gây tổn hại cho tôi.

Calvin Coolidge, Tổng thống thứ 30 của Mỹ

Một nhà quản lý nọ trở về văn phòng làm việc với vẻ mệt mỏi sau khi nghe vị chủ tịch tập đoàn phát biểu bằng một giọng đều đều trong suốt buổi họp. Thấy vậy, một đồng nghiệp hỏi ông vì chủ tịch đã nói gì, nhà quản lý đáp: “À, ông ấy chẳng nói gì cả!”.

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe một ai đó thao thao bất tuyệt, nhưng rốt cuộc lại chẳng hiểu họ đang nói về vấn đề gì cả. Khả năng diễn đạt một cách rõ ràng các ý tưởng, kinh nghiệm, quan điểm và cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt và đạt hiệu quả giao tiếp rõ rệt so với việc nói lan man vô tận không có trọng tâm.

Nếu bạn biết diễn đạt một cách ngắn gọn và súc tích, đồng nghiệp của bạn sẽ không chỉ ghi nhớ những điều bạn nói mà còn tôn trọng ý kiến của bạn nữa.

Sau đây là 5 cách giúp mài sắc kỹ năng diễn thuyết của bạn:

1. Làm nổi bật nội dung chính bằng những câu khái quát ngắn gọn

Tập thói quan kể lại cho đồng nghiệp nghe nội dung chính của những quyển sách hoặc bài báo mà bạn đã đọc, hoặc nội dung của những buổi hội thảo mà bạn đã tham dự. Hãy lựa chọn những đề tài mà bạn tin chắc là họ sẽ hào hứng lắng nghe. Chủ đề nói chuyện của bạn phải liên quan đến công việc của họ, hoặc một chương trình truyền hình vui nhộn hay bất cứ gì phù hợp với hoàn cảnh và người nghe.

Bạn có thể sử dụng 5 loại câu hỏi mà các nhà báo thường dùng để tóm tắt lại nội dung buổi nói chuyện: AI? Việc gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao?

Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với đồng nghiệp hoặc khách hàng trước buổi họp bàn về kế hoạch kinh doanh tháng tới, bạn có thể gợi chuyện như sau: “Tối qua, tôi có dự một hội thảo về nghệ thuật nói trước công chúng. Diễn giả rất chuyên nghiệp và tất cả những người tham gia đều được mời đứng trước nhóm để thực hành thuyết trình trong vòng 3 phút về bất cứ đề tài gì mà họ thích”.

Nếu đồng nghiệp của bạn thể hiện sự quan tâm, bạn hãy miêu tả ngắn gọn những điều bạn đã học được hoặc ấn tượng sâu đậm nhất đối với bạn của buổi hội thảo đó. Nếu thời gian cho phép, bạn hãy chia sẻ với họ một vài chi tiết đầy màu sắc về một hoạt động hay chủ đề mà bạn cảm thấy thú vị nhất trọng hội thảo.

2. Chọn ngôn từ chính xác và dễ hiểu

Đã bao giờ bạn nói chuyện với một người luôn cố gây ấn tượng với bạn bằng cách dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu nhưng rỗng tuếch chưa? Cảm giác của bạn thế nào? Tôi nghĩ bạn sẽ chẳng có ấn tượng gì cả vì khi đó bạn đang bận suy nghĩ xem họ muốn nói những gì?

Sự thật là, những ngôn từ mạnh mẽ có sức tác động rất lớn nếu được sử dụng có chọn lọc và chuyển tải được nội dung bạn muốn nói. Bởi vậy, thay vì cố sử dụng những từ ngữ thật “kêu” nhưng xa lạ, bạn hãy dùng những từ chính xác và sinh động để giúp người nghe dễ dàng hình dung ra một bức tranh toàn cảnh của câu chuyện. Nhờ thế, người nghe sẽ hiểu rất nhanh và nhớ ngay những gì bạn nói.

3. Hãy dùng những câu ngắn gọn, mạnh mẽ

Những câu nói dài dòng, lủng củng, bắt đầu một đằng và kết thúc một nẻo sẽ khiến người nghe bị bối rối. Để hạn chế điểm yếu này tốt nhất là bạn nên dùng danh từ chỉ người, chỉ nơi chốn và sự vật làm chủ ngữ trong câu nói của bạn.

Một số lưu ý giúp câu văn thêm ngắn gọn, súc tích:

  • Đừng nói: “Sự thật là chúng ta đang dẫn đầu về doanh số bán hàng cho thấy rằng..” mà hãy nói: “Chúng ta đang dẫn đầu về doanh thu. Điều này cho thấy…”
  • Đừng nói: “Bà Smith, người hiện đang là trưởng phòng của chúng ta, sẽ phát biểu với chúng ta hôm nay.” mà hãy nói: “Bà Smith, trường phòng của chúng ta, sẽ phát biểu hôm nay”.
  • Đừng nói: “Báo cáo thường niên của chúng ta, tức bản báo cáo đã được phát hành vào tháng trước, đã chỉ ra rằng…” mà hãy nói: “Báo cáo thường niên của chúng ta, được phát hành vào tháng trước, chỉ ra rằng…”.

Những từ nên dùng: Tránh dùng từ “không” trước một từ nào đó nhằm làm thay đổi nghĩa của nó. Điều đó sẽ khiến từ ngữ bạn dùng không có sức thuyết phục cao. Sau đây là một vài ví dụ:

Không nên Nên
Không đúng lắm Sai
Không tệ lắm Trung bình
Không quá đắt Rẻ
Không thú vị lắm Chán
Không nhớ rõ Quên

4. Đưa ra những từ nhận xét thẳng thắn

Tôi không biết bạn thế nào, chứ tôi thì rất ghét khi nghe người khác dùng những câu từ mơ hồ đại loại như: không tệ lắm, có thể sẽ khá hơn trong khi thật ra tình hình thực tế là rất tệ, tầm thường hoặc đáng thất vọng.

Muốn có một tác phong diễn thuyết chuyên nghiệp, được mọi người chú  và tin cậy, bạn cần nói đúng, nói thẳng vào bản chất của vấn đề.

5. Tránh dùng từ lấp khoảng trống

Những từ lấp khoảng trống là những từ hoặc cụm từ được liên tục lặp đi lặp lại trong lúc đối thoại như: “vậy đấy, bạn biết không, được chứ, à, ờ, bạn hiểu ý tôi chứ?…

Những từ vô nghĩa đó tuy có thể lấp vào khoảng trống nhưng lại không cung cấp cho người nghe bất kỳ thông tin gì.

Mặt khác, việc lặp đi lặp lại quá nhiều lần những cụm từ vô nghĩa này sẽ khiến người nghe mệt mỏi và mất tập trung vào những gì bạn đang nói. Kết quả là câu trả lời bạn nhận được lại chính là những câu bạn dùng để lập khoảng trống: “ừ, có chứ!, tôi hiểu ý anh mà, được, à há…

Loại bỏ những từ lấp khoảng trống sẽ giúp cuộc đối thoại của bạn rõ ràng hơn, tác phong giao tiếp chuyên nghiệp và thuyết phục hơn, đồng thời khuyến khích người nghe chú ý đến bạn hơn.

Phong cách diễn thuyết và đối thoại chuyên nghiệp, sắc sảo giúp người nghe tập trung và hiểu rõ những gì bạn nói. Ngoài ra, bạn có thể tăng sức ảnh hưởng lên người nghe bằng cách sử dụng những từ ngữ có sức biểu cảm mạnh.

7 bước để nhanh chóng có được vốn từ phong phú và hiệu quả

Mỗi khi nhắc đến vấn đề về từ vựng, James Thurber – nhà văn kiêm nghệ sĩ hài người Mỹ rất thích kể lại câu chuyện này: “Có lần khi tôi nằm điều trị trong bệnh viện, tôi đã đố một cô y tá: Từ nào chỉ có bảy ký tự nhưng trông đó có bà chữ ‘u’? Người phụ nữ này suy nghĩ một lát rồi mỉm cười nói: Tôi không biết, nhưng ắt hẳn từ đó phải rất khác thường (unusual)”.

Bạn thấy đấy, một vốn từ phong phú sẽ giúp bạn suy nghĩ, ứng biến nhanh trong mọi tình huống. Sự phong phú ở đây không phải chỉ nằm ở số lượng mà còn phải ở chất lượng. Bạn không cần thiết phải biết thật nhiều từ lạ, những âm tiết, những ngữ nghĩa hoặc cách dùng lạ thường để gây ấn tượng với người nghe mà điều quan trọng là bạn cần chọn đúng từ và sử dụng vào đúng ngữ cảnh để chuyển tải đúng và rõ ràng thông điệp của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn và sử dụng ngôn từ thích hợp với từng đối tượng mà bạn hướng đến. Chẳng hạn, bạn sẽ gây được ấn tượng đối với một kỹ sư tin học, môtj quản đốc nhà máy hoặc một nhân viên kinh doanh nếu bạn hiểu và sử dụng tốt một số thuật ngữ liên quan đến ngành nghề của họ.

Sau đây là một số lưu ý giúp bạn nhanh chóng chọn lựa từ ngữ thích hợp trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm và với mọi đối tượng.

1. Lắng nghe cẩn thận câu chữ mà đồng nghiệp dùng

Thay vì bỏ qua những câu, từ không hiểu rõ, bạn hãy thử đoán nghĩa của nó dựa vào ngữ cảnh mà người đó đang đề cập. Nếu vẫn không chắc chắn, bạn nên mạnh dạn hỏi lại, chẳng hạn: “Có phải ý anh chị là…?”.

2. Dành thời gian đọc sách báo

Hãy dành thời gian đọc sách, báo, tạp chí và tập trung vào những chủ đề thu hút sự uan tâm của bạn hoặc khách hàng của bạn. Càng đọc nhiều, vốn từ của bạn càng phong phú và đó chính là lợi thế của bạn khi đàm luận với người khác.

3. Học từ ngữ chuyên ngành

Nếu bạn còn khá xa lạ với một ngành nghề hoặc một lĩnh vực nào đó, hãy làm quen với các từ, thuật ngữ chuyên ngành qua tạp chí, tài liệu, sách vở. Hãy chú ý tìm hiểu thêm từ các chuyên gia, thành viên trong ngành để đảm bảo tính chính xác của những từ ngữ mà bạn muốn sử dụng.

4. Tra cứu từ lạ

Tập thói quen luôn mang theo một quyển từ điển bỏ túi và tra cứu ngay lập tức những từ bạn không biết. Đánh dấu những từ bạn đã tra trong từ điển để sau này khi tình cờ lướt qua, bạn sẽ có dịp ôn lại ý nghĩa của nó.

5. Dùng một cuốn sổ tay ghi chép từ mới

Ghi lại các từ mới vào một cuốn sổ nhỏ để thuận tiện mang theo và thường xuyên ôn lại.

6. Tăng cường và củng cố vốn từ

Dùng một cuốn lịch, rồi thức hiện phương châm từ mới mỗi ngày. Hãy sử dụng sách báo, băng đĩa, phim ảnh và bất kỳ phương tiện nào để làm phong phú thêm vốn từ của bạn. Tập trung vào những từ bạn thấy thật sự hữu dụng.

7. Vận dụng từ mới mỗi ngày

Hãy tập vận dụng từ mới xen ké với những từ cũ trong các cuộc đối thoại hàng ngày, những cuộc nói chuyện qua điện thoại, email, hoặc trên các ghi chú và thư từ. Nói cách khác, hãy áp dụng ngay những từ mà bạn mới học được mỗi khi bạn nói và viết.

Bạn cũng sẽ thích

Hãy nhớ rằng khách hàng hoặc đồng nghiệp của bạn sẽ rất có thiện cảm với bạn khi bạn sử dụng chính xác và nhuần nhuyễn ngôn ngữ của họ.

Phần tiếp theo chúng ta sẽ học về ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp để đảm bảo hiệu quả giao tiếp tốt nhất.

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Sức Mạnh Của Ngôn Từ với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.