Trang chủ / Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị

Đọc sách Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị

Review sách Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị. Tải sách Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị PDF/EPUB/AZW3

Dưới đây là nội dung cuốn Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị. Hãy mua cuốn Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Nguyên lý kinh doanh

Trong chương này, chúng ta sẽ đi thẳng vào vấn đề, bản chất của lối suy nghĩ về đầu tư của Warren Buffett. Warren Buffett gắn bó quá chặt chẽ với thị trường chứng khoán, đến nỗi thậm chí những người không quan tâm gì tới thị trường chứng khoán cũng biết tên ông và uy tín của ông. Những người khác chỉ tình cờ đọc các bài viết về tài chính trên các báo cũng biết ông là người đứng đầu một công ty đáng chú ý có chứng khoán đang bán với giá trên 90 nghìn đô la một cổ phiếu. Thậm chí nhiều nhà đầu tư mới – những người vô cùng quan tâm tin tức thị trường thì nghĩ tới ông trước tiên như một “người lựa chọn” cổ phiếu xuất chúng.

Một số người phủ nhận rằng nhà đầu tư nổi tiếng và thành công nhất thế giới phải thực sự là một người hái cổ phiếu xuất chúng. Nhưng điều đó quả thực sự thật. Tài năng bẩm sinh thực sự của Buffett là biết cách lựa chọn các công ty. Tôi muốn đề cập đến điều này theo hai nghĩa: Thứ nhất, Berkshire Hathaway cùng với những danh mục đầu tư chứng khoán nổi tiếng trực tiếp sở hữu nhiều công ty. Thứ hai, khi xem xét việc mua chứng khoán mới, Buffett xem xét cẩn thận bản chất bên trong của công ty. Trong trường hợp quyết định mua toàn bộ công ty, ông sử dụng một loạt các nguyên lý cơ bản đã được phát triển qua nhiều năm. Ông nói: “Khi đầu tư, chúng tôi coi bản thân mình là những nhà phân tích kinh doanh, không phải là nhà phân tích thị trường, nhà phân tích kinh tế vĩ mô, và thậm chí không phải là nhà phân tích chứng khoán”.

Nếu quay ngược thời gian và xem xét lại tất cả các vụ mua bán của Buffett, tìm kiếm điểm tương đồng trong các vụ mua bán đó, chúng ta sẽ thấy một loạt các nguyên lý cơ bản hoặc các nguyên tắc đã dẫn đường cho các quyết định của ông. Nếu chúng ta trích dẫn những nguyên lý này và phân tích chúng để có một cái nhìn sâu sắc hơn, chúng ta sẽ thấy rằng, bản thân chúng tự chia thành bốn nhóm:

1. Nguyên lý kinh doanh: Những đặc điểm cơ bản của bản thân doanh nghiệp.

2. Nguyên lý quản lý: Phẩm chất quan trọng mà các nhà quản lý cấp cao phải thể hiện.

Sách hay khuyên đọc

3. Nguyên lý tài chính: Bốn quyết định tài chính then chốt mà một công ty phải duy trì.

4. Nguyên lý giá trị: Hai hướng dẫn có quan hệ mật thiết với nhau về giá mua.

Không phải tất cả các vụ mua lại của Buffett đều thể hiện tất cả những nguyên lý này, nhưng các nguyên lý này cấu thành bản chất phương pháp đầu tư của ông. Chúng cũng đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi nhà đầu tư. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét nhóm nguyên lý thứ nhất – những đặc điểm của doanh nghiệp – và nguyên cứu xem một số quyết định đầu tư của Buffett phản ánh những nguyên lý này như thế nào.

Tôi muốn có những thương vụ tốt đến mức thậm chí một kẻ ngốc cũng có thể kiếm được tiền.

WARREN BUFFETT, 1998

Đối với Buffett, chứng khoán là một thứ gì đó rất trừu tượng. Ông không nghĩ theo khía cạnh các lý thuyết thị trường, khái niệm vĩ mô, hay xu hướng của ngành. Thay vào đó, ông đưa ra quyết định đầu tư chỉ dựa trên việc doanh nghiệp đó hoạt động như thế nào. Ông tin rằng nếu mọi người lựa chọn một vụ đầu tư vì vẻ bề ngoài chứ không dựa trên nền tảng cơ bản của hoạt động kinh doanh, thì họ chắc chắn sẽ lùi bước trước dấu hiệu đầu tiên của khó khăn và rất có thể sẽ thất bại trong quá trình đầu tư. Buffett tập trung vào nghiên cứu thận trọng tất cả những gì ông biết về công ty, tập trung vào ba vấn đề chính:

1. Công việc kinh doanh của công ty có đơn giản và dễ hiểu không?

2. Công ty có lịch sử hoạt động hợp lý không?

3. Công ty có triển vọng kinh doanh trong dài hạn không?

Một ngành kinh doanh đơn giản và dễ hiểu

Theo quan điểm của Buffett, thành công tài chính của các nhà đầu tư có mối quan hệ mật thiết với trình độ hiểu biết công việc đầu tư của họ. Sự hiểu biết là một đặc điểm khác biệt, phân biệt những nhà đầu tư có định hướng kinh doanh với những nhà đầu tư “kinh doanh kiểu chộp giật”. Một quyết định mua hay không mua quan trọng bởi: Xét cho cùng, sau khi nghiên cứu, các nhà đầu tư phải cảm thấy thuyết phục rằng công ty mà họ mua sẽ hoạt động tốt trong tương lai. Họ phải tin tưởng vào khả năng dự đoán lợi nhuận trong tương lai của mình. Họ hiểu sâu như thế nào về các nền tảng kinh doanh của công ty đó. Dự đoán tương lai luôn luôn đòi hỏi phải tinh tế. Mọi việc sẽ càng trở nên khó khăn hơn trên một thương trường mà bạn không hiểu gì về nó cả.

Qua nhiều năm, Buffett sở hữu nhiều loại hình công ty: nhà ga; nông trại; công ty dệt may; nhà bán lẻ quan trọng; ngân hàng; công ty bảo hiểm; hãng quảng cáo; công ty xi măng và nhôm; báo chí; công ty khai mỏ, khoáng và dầu; công ty thuốc lá, đồ uống và thực phẩm; công ty truyền hình và truyền hình cáp. Ông kiểm soát một số công ty trong số này và một số khác ông đã hoặc đang là một cổ đông. Nhưng trong tất cả các trường hợp, ông đã hoặc đang nhận ra chính xác những công ty đó hoạt động như thế nào. Ông hiểu rõ doanh thu, chi phí, lưu lượng tiền mặt, mối quan hệ nhân công, sự linh hoạt của giá, và nhu cầu phân bổ nguồn vốn của mỗi công ty cổ phần đơn vị của Berkshire.

Buffett duy trì mức độ hiểu biết cao về các ngành kinh doanh của Berkshire vì ông chỉ lựa chọn các công ty trong phạm vi hiểu biết tài chính và trí tuệ của ông. Ông gọi đó là “vòng tròn khả năng”. Lập luận của ông thật thuyết phục: Nếu bạn sở hữu một công ty (cho dù là sở hữu toàn bộ hay chỉ một số cổ phiếu) trong một ngành bạn không hiểu gì về nó, không thể dự đoán sự phát triển chính xác thì bạn sẽ không thể đưa ra một quyết định sáng suốt được. Ông khuyên: “Hãy đầu tư trong vòng tròn khả năng của bạn. Vấn đề không phải là vòng tròn khả năng lớn như thế nào, mà vấn đề là bạn xác định giới hạn đó chuẩn xác như thế nào”.

Các nhà phê bình cho rằng những giới hạn mà Buffett tự áp đặt cho mình đặt ông ra ngoài những ngành có tiềm năng đầu tư lớn nhất, ví dụ như công nghệ. Ông trả lời rằng: “Đầu tư thành công không phải là vấn đề bạn hiểu biết nhiều như thế nào mà là bạn xác định điều bạn không biết thực tế như thế nào. Một nhà đầu tư chỉ cần làm rất ít việc miễn là anh ta tránh mắc phải những sai lầm lớn”. Để có được kết quả trên mức trung bình, Buffett đã phải học, thường là bằng cách làm những việc bình thường.

Công ty Coca-cola

Ngành kinh doanh của Coca-Cola tương đối đơn giản. Công ty mua hàng hoá đầu vào và kết hợp chúng lại để sản xuất ra một dung dịch, rồi đem bán chúng cho nhà đóng chai. Nhà đóng chai kết hợp dung dịch đó với những nguyên liệu khác và đem bán sản phẩm hoàn chỉnh cho các cửa hàng bán lẻ như các bách hoá, siêu thị, và các máy bán hàng tự động. Công ty cũng cung cấp sản phẩm nước ngọt cho các đại lý bán lẻ, những người bán nước ngọt cho người tiêu dùng theo tách hoặc chén.

Các nhãn hiệu sản phẩm của công ty bao gồm nước giải khát Coca-Cola, Diet Coke, Sprite, PiBB Xtra, Mello Yello, Fanta, Tab, Dasani và Fresca. Các đồ uống của công ty bao gồm các sản phẩm nước hoa quả nhãn hiệu Hi-C, nước cam Minute Maid, Powerade, và Nestea. Công ty sở hữu 45% Coca-Cola Enterprises, là công ty đóng chai lớn nhất nước Mỹ, và 35% Coca-Cola Amatil – công ty đóng chai Australia, không chỉ quan tâm tới sản phẩm ở riêng Australia mà còn cả sản phẩm ở New Zealand và Đông Âu.

Thế mạnh của Coca-Cola không chỉ là nhãn hiệu của các sản phẩm mà còn là hệ thống phân phối có một không hai trên thế giới của hãng. Ngày nay, doanh số bán hàng trên thế giới của các sản phẩm Coca-Cola chiếm 69% doanh số bán hàng thuần của công ty và 80% lợi nhuận của hãng. Cùng với Coca-Cola Amatil, công ty còn được hưởng lãi suất trên vốn cổ phần của các công ty đóng chai ở Mexico, Nam Mỹ, Đông Nam Á, Đài Loan, Hồng Kông, và Trung Quốc.

Wells Fargo

Buffett hiểu rất rõ ngành ngân hàng. Trong năm 1969, Berkshire mua 98% Ngân hàng Quốc gia Illinois và Trust Company và nắm giữ nó cho tới năm 1979 khi Luật cổ phần ngân hàng yêu cầu Berkshire phải gạt bỏ toàn bộ lợi tức của công ty. Trong suốt khoảng thời gian 10 năm, ngân hàng đã hoạt động bên cạnh các công ty cổ phần khác mà Berkshire kiểm soát và Buffett báo cáo lợi nhuận và doanh thu mỗi năm của ngân hàng trong các báo cáo thường niên của Berkshire.

Cũng như Jack Ringwalt giúp Buffett hiểu sự rắc rối phức tạp của ngành kinh doanh bảo hiểm (xem Chương 3), chính Gene Abegg – Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Quốc gia Illinois đã dạy Buffett về kinh doanh ngân hàng. Ông biết rằng, các ngân hàng sẽ kinh doanh có lãi chỉ cần khoản cho vay được đưa ra một cách có trách nhiệm và các chi phí được giảm thiểu. Một ngân hàng được quản lý tốt không chỉ có thể tăng lợi nhuận mà còn thu được một số lợi tức trên vốn cổ phần.

Chìa khoá chính là “quản lý tốt”. Giá trị dài hạn của một ngân hàng, như Buffett, được xác định thông qua hành động của các nhà quản lý của ngân hàng đó, bởi vì họ kiểm soát hai chỉ số quan trọng: chi phí và các khoản cho vay. Những nhà quản lý tồi luôn có cách đẩy chi phí hoạt động lên trong khi tạo ra các khoản cho vay ngu xuẩn. Carl Reichard, sau này là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Wells Fargo, điều hành ngân hàng từ năm 1983 đã đạt được những kết quả ấn tượng. Dưới sự lãnh đạo của ông, cả tăng trưởng của lợi nhuận và lợi nhuận trên vốn cổ phần đều trên mức trung bình và hiệu quả hoạt động luôn ở mức cao nhất trên toàn quốc. Reichardt cũng xây dựng được một danh mục cho vay vững chắc.

Sự kiên định

Ở bất kỳ thời điểm nào, Warren Buffett cũng ít quan tâm tới những chứng khoán đang trong tình trạng “nóng”. Ông quan tâm nhiều hơn tới việc mua các công ty mà ông tin rằng sẽ thành công và có lợi nhuận trong dài hạn. Không thể dự đoán sự thành công trong tương lai của một công ty, thì một thành tích ổn định trong quá khứ sẽ là kim chỉ nam tương đối đáng tin cậy. Khi một công ty có kết quả hoạt động ổn định chỉ với một loại sản phẩm từ năm này qua năm khác, thì chắc chắn rằng các kết quả đó sẽ tiếp tục được duy trì. Có nghĩa là, chỉ cần không có sự thay đổi lớn nào. Buffett tránh không mua những công ty có đường lối hoạt động thay đổi về căn bản bởi vì các kế hoạch trước đó của công ty đã không thành công. Kinh nghiệm của ông cho thấy rằng trải qua những thay đổi kinh doanh quan trọng sẽ làm tăng khả năng phạm phải những sai lầm nguy hiểm trong kinh doanh.

Buffett nhận xét: “Sự thay đổi khốc liệt và mức lợi nhuận bất thường không bao giờ đi kèm với nhau”. Đáng tiếc là hầu hết các cá nhân đầu tư như thế điều trái ngược lại là sự thật. Thường thì, họ tranh nhau mua chứng khoán của các công ty đang trong tiến trình tái tổ chức lại bộ máy hoạt động. Buffett nói, vì một vài lý do không giải thích được, những nhà đầu tư này quá say mê với ý niệm về những gì ngày mai họ sẽ có đến nỗi phớt lờ thực tế kinh doanh của ngày hôm nay. Buffett nói, ngược lại với họ, phương pháp của ông là thu lợi từ sự ổn định của doanh nghiệp. Đó là loại hình kinh doanh mà tôi thích”.

Buffett cũng có ý định tránh những công ty đang phải giải quyết những khó khăn, rắc rối. Kinh nghiệm đã dạy ông rằng sự thay đổi hoàn toàn lại là ít thay đổi. Mở rộng khả năng mua các doanh nghiệp tốt với giá hợp lý sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn mua các công ty đang trong tình trạng khó khăn với giá rẻ. Buffett thừa nhận: “Charlie và tôi không học cách giải quyết các vấn đề kinh doanh rắc rối. Điều chúng tôi học là né tránh chúng”.

Công ty Gillette

Hiếm có công ty nào thống trị ngành lâu như Gillette. Đó là nhãn hiệu lưỡi và dao cạo râu hàng đầu trong năm 1923 và vẫn là nhãn hiệu hàng đầu trong năm 2003. Để duy trì vị trí trong quá nhiều năm như vậy đòi hỏi công ty phải chi hàng triệu đô la sáng chế những sản phẩm mới, và thường xuyên cải tiến chúng. Trong năm 1962, mặc dù Wilkinson phát triển lưỡi dao cạo tráng thép không gỉ lần đầu tiên, nhưng Gillette vẫn không ngừng phấn đấu và tiếp tục làm việc chăm chỉ để duy trì vị trí nhà cải tiến sản phẩm dao cạo hàng đầu thế giới. Năm 1972, Gillette phát triển sản phẩm lưỡi dao kép Trac II nổi tiếng, năm 1977 là sản phẩm dao cạo Atra với đầu quay. Sau đó, đến năm 1989, công ty phát triển sản phẩm nổi tiếng Sensor, một dao cạo với lưỡi dao có thể tháo lắp độc lập. Thành công liên tục của Gillett là kết quả của sự sáng chế và bảo vệ bằng sáng chế của các sản phẩm mới.

Thương vụ của Berkshire

Trong nhiều năm, Phố Wall gần như hoàn toàn phớt lờ Justin. Vì chỉ có hai bộ phận nên công ty chưa đủ lớn để trở thành một tập đoàn. Tuy vậy, hoạt động trong hai lĩnh vực khác nhau khiến công ty lâm vào tình trạng “khó xử”. Như Justin ghi chép hồi năm 1999, trước khi ông nghỉ hưu: “Những nhà phân tích hiểu ngành kinh doanh giày dép thường không hiểu gì về ngành kinh doanh vật liệu xây dựng, và ngược lại”.

Warren Buffett hiểu cả hai ngành kinh doanh. Lý do thứ nhất, Berkshire đã sở hữu một số công ty giày dép, vì vậy ông đã có vài năm học về ngành này. Lý do nữa là, ông hiểu những ngành kinh doanh ổn định, vững chắc tạo ra những sản phẩm mà con người luôn cần.

Và thời cơ đã đến. Công ty với danh tiếng chất lượng hơn 100 trăm năm đang phải đối mặt với quãng thời gian khó khăn. Giá cổ phiếu của nó giảm 37% so với năm năm trước đây, và công ty buộc phải chia thành hai phần. Buffett luôn ưu tiên những ngành kinh doanh đơn giản, ông đã biến cơ hội này thành một vụ mua bán hoàn hảo.

Khi Buffett gặp John Justin lần đầu tại Fort Worth, ông nhận xét rằng thành phố này làm ông nhớ tới Omaha. Khi xem xét hai bộ phận của công ty, ông thấy thêm một điều khiến ông thán phục đó là chất lượng nhượng quyền kinh doanh. Cả hai bộ phận của Justin đều được quản lý để trở thành một doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh, thông qua sự kết hợp của chất lượng hàng đầu, chiến lượng tiếp thị tốt, và khả năng định vị sắc sảo.

Acme bán một sản phẩm mà hầu hết mọi người coi là một hàng hoá thiết yếu. Cuối cùng thì, ai có thể đặt tên nhãn hiệu những viên gạch mà họ thích hơn? Chính là các khách hàng của Acme. Với một chiến lược tiếp thị đầy kỹ năng với hình ảnh huyển thoại bóng đá Troy Aikman, Acme khiến chính bản thân công ty trở nên nổi tiếng đến nỗi trong một cuộc điều tra thăm dò ý kiến những người dân Texas với câu hỏi nhãn hiệu gạch nào bạn yêu thích nhất, có tới 75% số người trả lời rằng đó là Acme. Hình tượng của nhãn hiệu lại được củng cố thêm mỗi lần khách hàng cầm viên gạch lên và nhìn thấy logo của hãng Acme.

Cũng vậy, những chiếc ủng đã tự biến thành các sản phẩm nhượng quyền kinh doanh. Nếu bạn dành một vài phút đến bất kỳ cửa hàng bán lẻ trang phục phương Tây nào, bạn sẽ nghe thấy các khách hàng ở đó nói những câu như: “Con trai tôi đang chờ đợi những sản phẩm mới của Justin”, hoặc “Hãy cho tôi những gì bạn có ở Tony Lamas” còn thường xuyên hơn những câu “Tôi đang tìm kiếm những chiếc ủng cao bồi mới”. Khi đề cập tới những chiếc ủng theo tên, và khi sẵn sàng trả giá cao nhất cho chất lượng tốt nhất, đó là một sản phẩm nhượng quyền kinh doanh.

Sau những cải tiến của đội ngũ quản lý mới vào năm 1999 và 2000, Justin bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Theo nhà phân tích Gary Schneider của Bear Stearn, nhiều nhà đầu tư rất quan tâm tới công ty, trong đó có cả các công ty Châu Âu, nhưng công ty của Buffett là công ty đầu tiên Justin nghiêm túc suy nghĩ về lời đề nghị mua lại.

Lời đề nghị của Berkshire là 22 đô la cho một cổ phiếu bằng tiền mặt. Giá đó thể hiện mức tiền lãi 23% đối với giá cổ phiếu đóng cửa, nhưng Buffett không hề do dự. Ông nhận xét: “Đó là cơ hội để có được không chỉ một ngành kinh doanh tốt mà là cả hai ngành cùng một lúc”. “Những ngành kinh doanh hàng đầu với hệ thống quản lý hàng đầu, và đó chính là thứ chúng ta tìm kiếm”. Ông nói thêm, ông không hề có kế hoạch thay đổi bất cứ điều gì. “Chúng tôi mua ngành kinh doanh đang hoạt động tốt để bắt đầu. Nếu họ cần tôi ở Fort Worth, chúng tôi sẽ không mua công ty đó”. Một ngày sau khi vụ mua bán được thông báo, giá cổ phiếu của Justin tăng 22%, và Warren Buffett trở về Omaha với một đôi ủng da đà điểu mới toanh.

Thời điểm duy nhất những công ty kinh doanh hàng thiết yếu làm ăn có lãi đó là trong suốt khoảng thời gian cung bị thắt chặt – một nhân tố có thể cực kỳ khó dự đoán trước. Buffett ghi chú rằng, trong thực tế, chiếc chìa khoá để xác định khả năng lợi nhuận trong dài hạn của một công ty kinh doanh hàng thiết yếu là tỉ lệ “những năm cung thắt chặt và cung nới lỏng”. Tuy vậy, tỉ lệ này thường rất nhỏ. Buffett châm biếm rằng, thời kỳ cung thắt chặt nhất ở công ty dệt may của Berkshire đã kéo dài “phần tốt hơn của một buổi sáng”.

Công ty Coca-Cola

Một thời gian ngắn sau khi Berkshire thông báo công khai rằng công ty đã sở hữu 6,3% công ty Coca-Cola, Melisa Turner – người chuyên viết về kinh doanh của Atlanta Constitution đã phỏng vấn Buffett. Cô hỏi Buffett câu hỏi mà ông thường xuyên được hỏi: Tại sao ông không mua cổ phiếu của công ty sớm hơn? Qua câu trả lời, Buffett liên hệ tới điều mà ông suy nghĩ tại thời điểm ông đưa ra quyết định cuối cùng.

Ông giải thích: “Hãy nói rằng bạn đang chuẩn bị đi xa trong vòng 10 năm, bạn muốn có một vụ đầu tư và bạn biết mọi thứ mà hiện tại bạn biết và bạn không thể thay đổi điều đó trong khi bạn đi. Bạn nghĩ gì về doanh nghiệp?” Tất nhiên, doanh nghiệp đó phải đơn giản và dễ hiểu. Tất nhiên, doanh nghiệp sẽ phải thể hiện rất rõ ràng tình trạng hoạt động ổn định trong nhiều năm. Và tất nhiên, triển vọng trong dài hạn phải thuận lợi. Nếu tôi muốn đề cập đền bất kỳ điều gì về sự chắc chắn, nơi tôi biết thị trường đang tiếp tục phát triển, nơi tôi biết nhà lãnh đạo tiếp tục là nhà lãnh đạo – tôi muốn nói tới trên toàn thế giới – và nơi tôi biết sẽ có khả năng tăng trưởng lớn, tôi chỉ không biết bất kỳ cái gì như Coke. Tôi khá chắc chắn khi tôi quay trở lại, họ sẽ có thêm rất nhiều ngành kinh doanh mới so với hiện tại”.

Nhưng tại sao ông lại mua tại một thời điểm cụ thể? Theo như Buffett mô tả, những đóng góp trong kinh doanh của Coca-Cola đã tồn tại vài thập kỷ. Ông thừa nhận, điều khiến ông chú ý là sự thay đổi xuất hiện ở Coca-Cola suốt những năm 1980, dưới sự lãnh đạo của Roberto Goizueta.

Goizueta lớn lên tại Cuba, là CEO – vị lãnh đạo cao nhất người nước ngoài đầu tiên của Coca-Cola. Năm 1980, Robert Woodruff – người sáng lập công ty 91 tuổi, đã mời ông làm việc để giải quyết những vấn đề xảy ra trong công ty trong suốt những năm 1970. Đó là quãng thời gian ảm đạm của Coca-Cola: Gặp rắc rối với công ty đóng chai, bị kiện vì ngược đãi các công nhân nhập cư tại khu Minute Maid của công ty, bị các nhà bảo vệ môi trường khiếu nại về việc những chiếc xe chở hàng của Coke góp phần làm tăng tình trạng ô nhiễm môi trường của đất nước, và Uỷ ban Thương mại Liên bang thì kiện công ty vì hệ thống nhượng quyền đặc biệt đã vi phạm luật chống độc quyền. Công ty quốc tế của Coca-Cola cũng lâm vào tình trạng khó khăn.

Một trong những hành động đầu tiên của Goizueta là triệu tập một cuộc họp 15 nhà quản lý cấp cao của Coca-Cola tại Palm Springs, California. Ông nói: “Hãy nói cho tôi biết chúng ta đang phạm phải sai lầm gì? Tôi muốn biết tất cả và khi cứ ai đó nói ra, tôi muốn 100% là sự thật. Nếu có bất kỳ ai không hài lòng, chúng ta sẽ đền bù một khoản xứng đáng và nói lời tạm biệt”.

Goizueta khuyến khích các nhà quản lý của ông sáng suốt chấp nhận những rủi ro. Ông muốn Coca-Cola khơi mào hành động thay vì thụ động. Ông bắt đầu cắt giảm chi phí. Và ông yêu cầu rằng bất kỳ công ty nào thuộc quyền sở hữu của Coca-Cola đều phải tối đa hoá lợi nhuận trên vốn. Những hành động này ngay lập tức đã làm tăng lợi nhuận biên và thu hút sự chú ý của Warren Buffett.

Công ty McLane

Bạn cũng sẽ thích

McLane được xây dựng dựa trên tiềm năng tăng trưởng to lớn. Hiện tại, công ty từ lâu không còn là một phần của Wal-Mart. Nó được tự do theo đuổi sự dàn xếp với những đối thủ cạnh tranh của Wal-Mart, như Target, và những cửa hàng lớn khác tại Mỹ. Điều này, kết hợp với mục tiêu tập trung vào hiệu quả và đầu tư của công ty trong các hệ thống phần mềm được kinh doanh trên diện rộng, quản lý cước phí, và các hệ thống điểm bán hàng giữa các quy trình tự động khác, cho phép McLane duy trì mức giá hiệu quả và chất lượng dịch vụ.

Vào thời điểm Buffett mua McLane, một số thành viên khác trong ngành như Fleming và Dịch vụ thực phẩm Mỹ, một bộ phận của Royal Ahold, đã vượt qua khoảng thời gian khó khăn với rất nhiều lý do khác nhau. Mặc dù người ta vẫn còn hoài nghi về quyết định có ảnh hưởng của Buffett, nhưng mọi người cũng cho rằng vào thời điểm nếu Fleming thực sự rơi vào tình trạng phá sản, thì bảy công ty trị giá 7 tỉ đô la sẽ được xem xét bán lại.

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.