Chương 1: Càng nhiều càng ít
Chuẩn mực trong môi trường làm việc hiện đại là nhiều hơn, lớn hơn và nhanh hơn. Thông tin sẵn có mà chúng ta có thể tiếp cận đang nhiều hơn bao giờ hết, tốc độ giao dịch tăng theo cấp số nhân, tạo ra cảm giác gấp gáp bất tận và rất nhiều sự phân tán.
Chúng ta có nhiều khách hàng để làm vừa lòng hơn, nhiều thư điện tử phải trả lời hơn, nhiều cuộc gọi đang chờ hơn, nhiều việc để làm hơn, nhiều cuộc họp để tham dự, nhiều nơi để đi và cảm giác phải làm việc nhiều giờ hơn để không bị tụt lại phía sau.
Những công nghệ liên lạc tức thời có mặt ở khắp mọi nơi, bất cứ lúc nào, làm tăng tốc độ đưa ra quyết định, tạo ra hiệu năng công việc và trở thành nhiên liệu cho một thị trường toàn cầu thực sự. Nhưng có quá nhiều thứ tốt lại khiến mọi thứ tệ hơn. Không được quản lý và kiểm soát, những công nghệ này có khả năng sẽ chôn vùi chúng ta. Văn hoá gấp gáp không ngừng nghỉ của phần lớn các doanh nghiệp làm suy yếu sự sáng tạo, chất lượng, sự tương tác, sự cân nhắc kỹ lưỡng, năng suất và cuối cùng là hiệu suất.
Cho dù chúng ta có tạ ra bao nhiêu giá trị ngày hôm nay – bất kể nó được tính bằng tiền hay số lượng bán ra hay hàng hoá hoặc vật dụng – thì vẫn không bao giờ đủ. Chúng ta chạy nhanh hơn, vươn xa hơn, làm việc lâu hơn và về muộn hơn. Chúng ta bận rộn cố gắng để không tụt lùi nhưng lại vô tình rơi vào vòng luẩn quẩn không thể thoát ra của Sisiphius.
(Sisiphius là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, vua của Ephyra, chịu hình phạt của các vị thần và phải đẩy một tảng đá lên đỉnh đồi. Tuy nhiên, cứ lên gần đến nơi, tảng đá sẽ tự lăn xuống và ông ta phải lặp lại hành động này mãi mãi.)
Tất cả những hành động tất bật đó để lại một chuỗi các hậu quả ngầm: giảm khả năng tập trung, có ít thời gian hơn dành cho các công việc được giao, ít cơ hội để suy nghĩ cẩn thận và lâu dài. Khi chúng ta cuối cùng cũng về đến nhà sau một ngày dài, chúng ta không còn đủ năng lượng cho gia đình, không còn đủ sức để thư giãn và có ít thời gian để ngủ hơn. Mỗi sáng, chúng ta đi làm với cảm giác chưa được nghỉ ngơi đầy đủ, không thể dành toàn bộ sức lực cho công việc và sức tập trung kém hơn.
Nó trở thành một vòng luẩn quẩn liên tục bám riết lấy bạn. Kể cả đối với những người có thể làm việc với hiệu suất cao thì cái giá mà họ phải trả vẫn là sự hài lòng và sự thỏa mãn của chính họ. Văn hóa nhiều hơn, lớn hơn, nhanh hơn tạo ra những giá trị hẹp, nông và ngắn hạn. Thêm ngược lại trở thành bớt.
Nghiên cứu về nhân sự toàn cầu của hãng tư vấn TP đã chỉ ra vấn đề này. Thực hiện vào năm 2007 – 2008, trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nghiên cứu đã tiếp cận 90.000 nhân viên từ 18 quốc gia khác nhau. Chỉ có 20% cảm thấy tận tâm với công việc, họ làm việc vượt xa cả những yêu cầu mà công ty đề ra bởi vì họ cảm thấy có mục đích và đam mê đối với công việc mà họ đang làm. 40% chỉ đến điểm danh, họ có khả năng nhưng không tận tâm với công việc và 38% còn lại không hài lòng hoặc không muốn làm việc.
Những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Những công ty có nhiều nhân viên tận tâm có thu nhập cao hơn 19% và tăng trưởng của lợi nhuận/cổ phần đạt 28%.
Những công ty có nhiều nhân viên kém tận tâm có kết quả kinh doanh giảm 32%, lợi nhuận giảm hơn 11%. Ở những công ty mà hầu hết nhân viên đều tận tâm, 90% không có kế hoạch nghỉ việc. Ở những công ty có nhân viên thiếu tận tâm, 50% có suy nghĩ về việc nghỉ việc. Có hàng trăm nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ tận tâm của nhân viên với hiệu suất kinh doanh của tổ chức.
Hãy tự ngẫm lại một chút về những trải nghiệm của bạn tại nơi làm việc.
Bạn đánh mất gì với cung cách làm việc hiện tại của mình? Bạn tận tâm với công việc đến mức nào? Những việc đó ảnh hưởng thế nào đến những người làm việc cho bạn và những người mà bạn yêu quý?
Cái giá phải trả là gì nếu trong 10 năm tới bạn vẫn chưa đưa ra những lựa chọn tương tự?
Cách chúng ta đang làm việc không hiệu quả đối với cuộc sống riêng của chúng ta, đối với những người mà chúng ta dẫn dắt, quản lý và đối với cả tổ chức mà chúng ta đang làm việc.
Chúng ta bị dắt mũi mời sứ giả định chết người rằng cách tốt nhất để đạt được nhiều hơn là dành thêm thời gian cho công việc và làm việc liên tục. Nhưng càng làm việc nhiều và làm việc lâu mà không nghỉ ngơi thì chúng ta càng không thể hoàn thành trách nhiệm, kém linh hoạt, có những hành vi gây giảm hiệu quả cho công việc như mất bình tĩnh, bực bội, mất tập trung và thờ ơ. Không chỉ vậy, nó còn gây hậu quả nguy hiểm cho những người khác.
Chúng ta sống trong vùng xám, liên tục làm hết việc này đến việc khác nhưng hiếm khi tận tâm với bất cứ việc nào hoặc hoàn toàn thờ ơ với chúng. Hậu quả là chúng ta phải chấp nhận kết quả mở nhạc của những thứ đáng ra chúng ta có thể đạt được.
Từ chuyện vay ngân hàng 1 đô la đến lối tư duy ngược của người Do Thái
Có một câu chuyện cười ẩn chứa lối tư duy “lợi dụng pháp luật” như sau: Một người Do Thái bước vào một ngân hàng lớn ở thành phố New York:
“Thưa ông, ông cần giúp gì?”, giám đốc bộ phận cho vay vừa hỏi, vừa đưa mắt quan sát người khách hàng mới đến: bộ áo vét sang trọng, giầy da cao cấp, đồng hồ đeo tay đắt giá.
“Tôi muốn vay tiền!”.
“Không thành vấn đề! Ngài muốn vay bao nhiêu?”.
“1 đô la”.
“Chỉ cần 1 đô la?”.
“Không sai, chỉ 1 đô la, có được không?”.
“Đương nhiên là được. Chỉ cần có tài sản thế chấp, muốn vay nhiều hơn một chút cũng không trở ngại gì”.
“Chừng này đảm bảo có được không?”.
Người Do Thái lấy ra một tập cổ phiếu từ trong một chiếc ví da sang trọng, đặt lên bàn của vị giám đốc.
“Tổng cộng là 500 ngàn đô la, đủ rồi chứ?”.
“Đương nhiên, đương nhiên! Có điều, có thật là ông chỉ cần vay 1 đô la?”.
‘Vâng”.
Vừa nói, người Do Thái vừa đưa tay nhận tờ 1 đô la.
“Lợi tức một năm là 6%, chỉ cần ông trả đủ lợi tức 6%, một năm sau quay lại, chúng tôi nhất định sẽ trả lại số cổ phiếu này cho ông”.
“Cám ơn”.
Người Do Thải nói xong thì đứng lên, chuẩn bị bước ra khỏi ngân hàng. Tổng giám đốc ngân hàng nãy giờ đứng bên ngoài quan sát cũng không sao hiểu nổi, một người có đến 500 ngàn đô la trong tay, tại sao lại đến ngân hàng vay 1 đô la. Ông hiếu kỳ tiến lại hỏi:
“Chào ông, xin hãy dừng bước…”.
“Có việc gì chăng?”.
“Tôi thực sự không hiểu, ông có đến 500 ngàn đô la, tại sao chỉ đến đây vay 1 đô la? Nếu như ông vay 300 hay 400 ngàn đô la chẳng hạn, chúng tôi cũng sẽ hết sức vui lòng…”.
“Xin đừng lo lắng cho tôi! Chỉ có điều, trước khi tìm đến ngân hàng của quý ngài, tôi đã hỏi qua một số kho bạc, tiền thuê tủ bảo hiểm của họ đều quá cao. Bởi vậy, tôi đã quyết định gửi số cổ phiếu này ở chỗ ngân hàng của quý ngài, tiền thuế quả thật là quá rẻ, một năm chỉ tốn có 6 cent mà thôi!”.
Tuy đây chi là một câu chuyện cười, rất khó xảy ra trong thực tế cuộc sống, nhưng một câu chuyện cười thâm thúy đến thế chỉ có thể được dựng nên bởi trí óc của những người Do Thái mà thôi. Nó không chỉ thể hiện sự thâm thúy trong tính toán, mà còn trong đường lối tư duy.
Ký gửi những vật dụng có giá trị cao, theo lẽ thường, phải gửi vào tủ bảo hiểm của kho bạc. Đối với nhiều người, đó là lựa chọn duy nhất. Nhưng thương nhân Do Thái trong câu chuyện đã không bị bó hẹp bởi những cái được xem là chuyện thường tình, mà luôn biết cách mở ra một con đường khác, tìm cách đưa số cổ phiếu của mình vào trong tủ bảo hiểm của ngân hàng. Xét trên góc độ an toàn và độ tin cậy, sự chênh lệch giữa kho bạc và ngân hàng là không đáng kể, chỉ có vấn đề thu phí là hoàn toàn khác nhau.
Đây chính là lối “tư duy ngược chiều” mà thương nhân Do Thái đã vận dụng hết sức khéo léo.
Bạn cũng sẽ thích
- Sapiens Lược Sử Loài Người
- Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã
- Siêu Cò – Cách Thức Biến Quan Hệ Thành Tiền Tệ
Trong tình huống thông thường, một người vay tiền đương nhiên luôn mong muốn có thể dùng lượng thế chấp thấp nhất để vay được một số tiền cao nhất. Trong khi ngân hàng, vì muốn bảo đảm an toàn và có lợi trong việc cho vay, sẽ không bao giờ cho phép số tiền được vay gần với giá trị thực của vật thế chấp. Vì vậy, các ngân hàng hầu hết đều chỉ quy định giới hạn cao nhất đối với số tiền được vay, chứ không bao giờ quy định giới hạn thấp nhất.
Chính điều này đã kích thích cho lối “tư duy ngược chiều” của thương nhân Do Thái: Trong trường hợp này khi vay tiền, tiền lãi chính là mức “phí bảo hiểm” mà ông ta phải chi ra. Và vì không có quy định giới hạn thấp nhất đối với số tiền được vay, ông ta đương nhiên có quyền chỉ vay 1 đô la, qua đó hạ mức “phí bảo hiểm” xuống chỉ còn “6 cent” mà thôi.
Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Đừng Làm Việc Chăm Chỉ Hãy Làm Việc Thông Minh với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.