Trích đoạn trong Những Tù Nhân Của Địa Lý
“Khi chúng ta đang vươn tới những vì sao, chính bởi những thách thức đặt ra phía trước mà chúng ta có lẽ sẽ phải chung tay để ứng phó: du hành vào vũ trụ không phải với tư cách người Nga, người Trung Quốc hay người Mỹ, mà là những đại diện của nhân loại.
Nhưng cho đến nay, mặc dù đã thoát khỏi sự kìm hãm của trọng lực, chúng ta vẫn đang bị giam giữ trong tâm trí của chính mình, bị giới hạn bởi sự nghi ngờ của mình về ‘kẻ khác’, và do đó bởi cuộc cạnh tranh chính yếu về tài nguyên. Phía trước chúng ta còn cả một chặng đường dài.”
Vladimir Putin nói mình là người có tín ngưỡng, nhiệt thành ủng hộ Giáo hội chính thống Nga. Nếu quả thực như vậy, hẳn là mỗi đêm ông thường đi ngủ với lời cầu nguyện và chất vấn Thiên Chúa rằng: “Tại sao Người không tạo thêm chút núi non cho Ukraine?”
Giá như Chúa tạo ra những ngọn núi ở Ukraine, thì vùng bình nguyên mênh mông nay là Bắc Âu đã không phải là lãnh thổ từ đó khuyến khích những cuộc tấn công liên miên vào đất Nga. Nhưng sự thể đã vậy, Putin không còn lựa chọn nào khác: ông ít nhất phải cố kiểm soát đồng bằng này từ phía tây.
Quốc gia nào cũng phải như vậy, dù lớn hay nhỏ. Bối cảnh địa lý cầm tù các nhà lãnh đạo của họ, cho họ ít lựa chọn và ít không gian để xoay xở hơn bạn tưởng. Điều này từng đúng với Đế chế Athens, Ba Tư hay Balylon và trước đó nữa: và đúng với mọi thủ lĩnh tìm kiếm một vùng địa thế cao hơn để che chở cho bộ lạc của mình.
Biển Hoa Đông và biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Hoa Nam) thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có nhiều bến cảng tốt và vẫn luôn được sử dụng cho mục đích thương mại. Tuy nhiên, bên kia bờ biển là một loạt vấn đề đến từ những đảo quốc – một trong số đó có hình dạng giống như Nhật Bản mà chúng ta sẽ bàn đến sau.
Tiếp tục theo chiều kim đồng hồ, chúng ta đến biên giới đất liền kế tiếp: Việt Nam, Lào và Miễn Điện. Việt Nam là một nỗi bực bội đối với Trung Quốc.
Trong nhiều thế kỷ, hai dân tốc đã tranh chấp về lãnh thổ, và điều không may cho cả hai là khu vực miền nam này có một biên giới mà quân đội có thể vượt qua chẳng mấy khó khăn – điều này phần nào giải thích sự thống trị và chiếm đóng của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam suốt một ngàn năm từ 111 trước Công nguyên đến 938 Công nguyên và cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi năm 1979.
Tuy nhiên, khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng, Việt Nam sẽ có ít khả năng để mình bị lôi kéo vào một trận đấu súng, và sẽ kết thân hơn nữa với Hoa Kỳ để được bảo vệ, hoặc bắt đầu lặng lẽ thay đổi sách lược ngoại giao để làm bạn với Bắc Kinh.
Việc cả hai nước trên danh nghĩa đều theo lý tưởng Cộng sản chẳng tác động gì mấy đến tình trạng quan hệ của họ: chính sự chia sẻ về mặt địa lý đã quy định mối quan hệ này. Nhìn từ góc độ của Bắc Kinh, Việt Nam chỉ là một mối đe doạ nhỏ và một vấn đề có thể xử lý được.
Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Những Tù Nhân Của Địa Lý với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.