Trang chủ / Lối Tắt Khởi Nghiệp

Đọc sách Lối Tắt Khởi Nghiệp

Review sách Lối Tắt Khởi Nghiệp. Tải sách Lối Tắt Khởi Nghiệp - Con Đường Ngắn Từ Tay Trắng Đến Thành Công Bền Vững PDF/EPUB/AZW3

Dưới đây là nội dung cuốn Lối Tắt Khởi Nghiệp. Hãy mua cuốn Lối Tắt Khởi Nghiệp trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Vì Sao Lại Là Lối Tắt

Lần cuối cùng lái xe gần đây, để đến đích nhanh hơn, có phải bạn đã chọn ngoặt vào ngã rẽ nhỏ xíu, gập ghềnh không?

Vâng! Đó chính là lối tắt.

Có một điều mà tôi nghĩ bạn cũng đã nhận ra là: mặc dù lối tắt giúp ta đi nhanh hơn nhưng lại có ít xe cộ, trong khi những đại lộ thì lúc nào cũng chật kín người.

Tại sao lại có chuyện ngược đời như thế?

Có rất nhiều lý do để phần đông không chọn theo những giã rẽ nhỏ. Đầu tiên là bởi vì nó thường quanh co và không bằng phẳng. Bạn phải di chuyển bằng một phương tiện nhỏ gọn, cơ động, cộng thêm một chút nhạy bén, linh hoạt để không bị mắc kẹt. Nếu bạn muốn an toàn, mát mẻ trong những chiếc ô tô thì hãy quên đường tắt đi.

Cũng bởi vì lối nhỏ có ít người đi nên lại càng ít có ai chọn nó. Hầu hết mọi người đều cảm thấy an toàn khi cùng nhau chen chúc giữa đại lộ hơn là một mình chui vào ngõ hẹp. Đó là tâm lý đám đông.

Sách hay khuyên đọc

Trớ trêu thay, càng nhiều người chọn an toàn với các đại lộ thì nó lại càng kẹt cứng. Trong khi các con hẻm nhỏ mặc dù ban đầu trông có vẻ  khó đi nhưng giờ đây lại thông thoáng và dễ di chuyển hơn rất nhiều.

Thực tế, những lối tắt như vậy luôn tồn tại xung quanh cuộc sống của chúng ta. Từ chuyện đi lại trên đường, thao tác trên máy vi tính, nấu ăn, học tập cho đến cả việc khởi nghiệp kinh doanh.

Nó cũng lý giải vì sao để trở thành một nhân viên cấp cao thường khó và lâu hơn rất nhiều so với khởi nghiệp kinh doanh thành công. Cũng bởi vì nhữn đại lộ làm công luôn đông đúc hơn trăm ngàn lần những ngã rẽ khởi nghiệp.

Lần đầu tiên đọc cuốn sách này, tôi cá rằng bạn sẽ thắc mắc liệu thật sự có lối tắt trông kinh doanh không? Và câu trả lời là có!

Nó không có nghĩa là bạn phải vội vàng hay đốt cháy giai đoạn. Nó cũng không có nghĩa là bạn phải sử dụng chiêu trò. Lối tắt đơn giản là chọn hướng đi khôn ngoan hơn, có ít người đi nhưng lại phù hợp với những giá trị bên trong bạn. Bắt đầu tư chỗ bạn phải hiểu mình cần gì, muốn gì, lối tắt đòi hỏi sự dũng cảm không chạy theo đám đông.

Thế nhưng, để tìm ra cho mình một ngã rẽ như thế không hề dễ dàng. Để có lối tắt hiệu quả trong kinh doanh, bạn cần học cách để tìm ra chúng. Bạn cũng cần phải có những phương pháp đúng để lèo lái doanh nghiệp của mình đến với thành công an toàn và sớm nhất.

Quyển sách này sẽ chỉ cho bạn con đường đó.

Sau 15 năm khởi nghiệp, tôi ước mình đã được đọc nó sớm hơn để không phải thất bại thảm hại như lần đầu tiên. Và với những bước đi đúng đắn, chắc là tôi đã có được thành công sớm hơn.

Đừng đi vào vết xe đổ để không phải mất đến 15 năm như tôi. Hãy bỏ đi những định kiến đã bám lấy chúng ta bấy lâu và mở lòng với những kiến thức được chia sẻ trong cuốn sách này. Tôi tin là bạn sẽ có được những bài học giản dị nhưng rất sâu sắc và thật sự cần thiết cho con đường khởi nghiệp sắp tới.

Trang bị cho mình 4 tư duy kinh doanh cốt lõi

Không phải ai, kể cả những doanh nhân thành đạt, cũng sở hữu cả 4 tư duy này. Thật ra, sở hữu 2 hoặc 3 trong 4 tư duy đã quá đủ để khởi nghiệp kinh doanh thành công. Nhưng nếu bạn sở hữu cả 4 và biết cách kết hợp chúng, tôi e là tin nhắn vấn tin tài khoản của bạn sẽ hơi bị nhiều con số đấy.

Tư duy thứ nhất: Tư duy của người khai hoang. Với tư duy này, bạn coi thế giới như một bể cơ hội khổng lồ chứa các dòng thu nhập và những vùng đất tiềm năng. Một khi làm chủ được tư duy này, bạn như thể sở hữu bàn tay của mua Midas – chạm vào đâu là ở đó hoá thành vàng ròng.

Tư duy thứ hai: Tư duy cùa người cày xới. Với tư duy này, bạn tìm kiếm và bán ý tưởng bằng cách cày xới vùng đất vừa mới khai hoang được. Đây là kỹ năng sinh ra tiền nếu bạn thực hiện nó một cách đúng đắn.

Tư duy thứ ba: Tư duy của người gieo hạt. Từ bùn đất, bạn tạo ra và gieo trồng những sản phẩm có tiềm năng phát triển về lâu dài. Người gieo hạt phải là một người thấu đáo và thạo nghề.

Tư duy thứ tư: Tư duy của người chăm sóc. Bạn đã có một mảnh vườn nhỏ cho riêng mình, những sản phẩm bắt đầu sinh lời. Tuy nhiên, trong lúc này sẽ xuất hiện những hoạt động tủn mủn kéo chân bạn lại. Một người chăm sóc vườn tử tế sẽ là người biết cắt tỉa cây cành hợp lý.

Kỹ năng kinh doanh cơ bản

Trong kinh doanh và khởi nghiệp, có hàng trăm kỹ năng cần phải học. Tuy nhiên đây là nhóm kỹ năng căn bản nhất, giúp bạn bán hàng, thuê ngoài, học từ thất bại và học cách làm chủ.

Kỹ năng số 1: Sử dụng ngôn từ để bán hàng. Ở đây, bạn học nhóm kỹ năng tuyệt vời nhất: bán hàng với những con chứ. Một kỹ năng đảm bảo sự thành công cho bạn.

Kỹ năng số 2: Phân biệt người làm chủ và chuyên gia. Bạn là ông chủ, không phải chuyên gia. Chuyên gia giải quyết công việc, còn ông chủ đếm tiền. Đây là một kỹ năng kỳ lạ. Nó đòi hỏi bạn phải rất tự tin vào bản thân để không bị tự ái. Một khi bạn thật sự hiểu, bạn không còn muốn làm chuyên gia nữa.

Kỹ năng số 3: Đóng vai lính mới. Cốt lõi của những người vĩ đại là giải quyết được nghịch lý vừa tiến lên phía trước vừa không biết gì cả. Chuyên gia thích làm đúng. Ông chủ thích đóng vai khù khờ và thử nghiệm mọi thứ. Ở phần này, bạn học cách tin tưởng, thử nghiệm và cảm thấy khoái trá khi trở thành một tên lính mới thay vì ngại ngùng và xấu hổ.

Kỹ năng số 4: Kết quả và Quy trình. Ở phần này, bạn sẽ thấy vấn đề của những công ty phát triển rùa bò và những doanh nghiệp đang gặp rắc rối, đó là họ không tập trung vào kết quả. Thực tế, những doanh nghiệp mà đặt kết quả làm ưu tiên hàng đầu là những doanh nghiệp thành công nhất.

Kỹ năng số 5: Kiếm tiền trong hạnh phúc. Không phải đồng tiền nào cũng như nhau. Có những đồng tiền làm bạn kiệt quệ, và có những đồng tiền làm bạn cảm thấy hạnh phúc. Nhưng suy cho cùng, kiếm nhiều tiền là để phục vụ một cuộc sống mà bạn theo đuổi. Hãy luôn hạnh phúc với số tiền mình kiếm được và đối xử tử tế với tất cả mọi người. Nên nhớ rằng việc thành công nhất của cuộc đời mỗi người là có một cuộc sống hạnh phúc, và tiền kiếm được từ công việc kinh doanh sẽ giúp bạn đi đến thành công cuộc đời sớm hơn.

Đối phó với tình trạng mất động lực

Cùng tìm hiểu lý do tại sao con người lại dễ dàng từ bỏ và vì sao thay đổi lại khó khăn đến thế.

Thông thường, chúng ta rất dễ mất động lực khi công việc không được như mong muốn. Nhưng ít  ai biết rằng, ngay cả khi mọi chuyện diễn ra như mong muốn, con người vẫn bị mất động lực. Nguyên nhân của cả hai chỉ có một.

Tôi có một người bạn phải đánh vật với việc giảm cân. Trong nhiều năm trời, cô ấy quyết tâm rồi lại từ bỏ, lại quyết tâm rồi lại từ bỏ, cứ như vậy, lặp đi lặp lại.

Một ngày nọ, cô ấy quyết định lần này sẽ là lần cuối cùng. Lần này thì cô ấy thực sự cam kết. Lần này thì cô ấy đã đạt được kết quả, cân nặng bắt đầu giảm và vóc dáng của cô ấy trở nên thon gọn hơn. Thậm chí cô ấy còn tự tin khoe dáng với bikini ngoài bãi biển. Vậy mà, ngay sau đó, cô ấy đã mất dần đi đọng lực và chán nản việc tập luyện.

Sự thật là vậy đó.

Khi bắt đầu chạm đến thành công, khi thấy được thành quả, cô ấy bắt đầu từ bỏ. Khi mọi chuyện đang diễn ra hết sức tốt đẹp, cô ấy đã dừng lại.

Điều này cũng xảy ra với bản thân tôi và với nhiều người khác, khi họ khởi nghiệp gần như thành công và rồi lại dừng lại.

Cô bạn ở trên đã rất thất vọng, cô ấy nói với tôi: “Tôi không thể hiểu tại sao, nhưng tôi không có cách nào khác để thúc ép bản thân mình tiếp tục được.”

Đây thực sự là những gì đã xảy ra.

Mặc dù bề ngoài đã thay đổi đáng kể nhưng suy nghĩ “tôi béo” luôn ám ảnh cô bạn của tôi. Nguyên nhân là vì ngay từ khi bắt đầu, cô ấy đã không đào sâu vào niềm tin “tôi là một người béo” theo cách mà tôi đã hướng dẫn.

Cô ấy không làm việc với cái tôi luôn thầm thì bên tai “mày vẫn béo dù cho cố gắng bao nhiêu”.

Như tôi đã nói, cái tôi là thứ rất mưu mẹo và cực kỳ khó dể dàn xếp nếu không có công cụ đúng đắn trong tay. Thậm chí khi có công cụ đúng đắn thì khó khăn cũng chỉ giảm được một chút – vẫn rất rất khó. Thật ra tôi cũng từng suýt từ bỏ những mục tiêu của tôi trước đây, cũng bởi vì cái tôi xưa cũ không muốn thay đổi.

Tôi đã tự nói với mình: “Mọi chuyện thật là quá khó khắn. Không có cách nào để tôi có thể làm được. Phải từ bỏ thôi.” Cho đến khi tôi nhận ra được bản thân mình vĩ đại hơn bất cứ hình mẫu nào mà mình theo đuổi, tôi mới có thể tiếp tục công việc của mình. Moij người đều có thể bị tác đọng tiêu cực bởi cái tôi của chính họ. Nhưng tin vui là cái tôi có thể thay đổi được.

Cái tôi đơn thuần chỉ là một suy nghĩ. Nếu bạn ý thức được điều này và yêu thương nó, bạn có thể thoát khỏi sự thôi miên của nó dành cho bạn.

Phải làm sao khi thấy xấu hổ với mong muốn của bản thân?

Hãy thử quy trình năm bước sau đây:

  1. Đến một nơi yên tĩnh.
  2. Đặt tay lên trái tim.
  3. Hít một hơi thật sâu.
  4. Nói thật to: “Nỗi xấu hổ này là rất thật, nhưng tôi không xấu hổ về con người thật của mình.”
  5. La hét và đập phá cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.

Khá là buốn cười khi nhận ra rằng chúng ta xấu hổ vì những khao khát của mình. Hãy dành thời gian cho bản thân. Sự xấu hổ thể hiện rất nhiều điều về chúng ta. Hãy yêu quý nó nhưng cũng hãy phân tích nó. Đừng để nó định nghĩa con người của bạn. Cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy được giải phóng.

Trái tim chúng ta rất yếu mềm. Nó cảm thấy được che chở mỗi khi bạn đặt bàn tay mình lên trên nó. Hãy làm điều đó thường xuyên. Được chứ?

Bạn cũng sẽ thích

Tóm lại, bạn đã hiểu được khao khát và ước mơ từ tận đáy lòng mình. Bạn đã có động lực cốt lõi. Bạn nắm rõ cả động lực bên ngoài vè cả những động lực bên trong sâu thẳm.

Nhưng than ôi, còn một vấn đề nữa mà bạn đừng bao giờ bỏ qua: xu hướng “tự huỷ hoại bản thân”. Hãy bàn luận về điều này ở các chương tiếp theo nhé!

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Lối Tắt Khởi Nghiệp với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.