Trang chủ / Ám Ảnh Sợ Xã Hội – Chạy Trốn Hay Đối Mặt

Đọc sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội – Chạy Trốn Hay Đối Mặt

Review sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội - Chạy Trốn Hay Đối Mặt. Tải sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội - Chạy Trốn Hay Đối Mặt PDF/EPUB/AZW3

Dưới đây là nội dung cuốn Ám Ảnh Sợ Xã Hội – Chạy Trốn Hay Đối Mặt. Hãy mua cuốn Ám Ảnh Sợ Xã Hội – Chạy Trốn Hay Đối Mặt trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Chứng ám ảnh sợ xã hội

Người bị chứng ám ảnh sợ xã hội rất sợ thực hiện những việc thông thường trước mặt người khác.

Ám ảnh sợ xã hội là hiện tượng quá lo sợ bị người khác đánh giá về mình và cảm thấy vô cùng bối rối. Hiện tượng này có thể nặng nề tới mức gây ảnh hưởng tới việc đi làm, đi học hoặc trong các hoạt động đời sống hàng ngày.

Người ta ai cũng có lúc cảm thấy bất an hoặc bối rối. Ví dụ như gặp người lạ, hoặc phát biểu tại nơi công cộng là những việc khiến người ta hồi hộp, lo lắng. Nhưng với những người bị mắc chứng ám ảnh sợ xã hội thì họ lo lắng về những việc này cũng như những việc khác trong hàng tuần trước đó.

Người bị chứng ám ảnh sợ xã hội rất sợ thực hiện những việc thông thường trước mặt người khác. Ví dụ họ sợ phải ký trước mặt người bán hàng, hoặc không dám ăn uống trước mặt người khác, hoặc không dám sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

Phần lớn những người mắc chứng này đều hiểu rằng không có gì phải sợ hãi cả, nhưng họ không thể kiểm soát được nỗi sợ hãi của mình. Đôi khi họ chọn cách không đến một nơi nào đó, hoặc dự một sự kiện nào đó bởi họ nghĩ rằng ở đó, có thể họ sẽ làm một việc gì đó khiến họ xấu hổ, bối rối. Đối với một số người thì chứng ám ảnh sợ xã hội chỉ là vấn đề trong một vài trường hợp, nhưng đối với một số người thì hội chứng này xuất hiện gần như tại hầu hết các tình huống trong đời sống.

Người mắc hội chứng sợ xã hội mang mộ nỗi sợ không tên đối với các tình huống giao tiếp xã hội, họ sẽ chống đối quyết liệt và cảm thẩy chán ghét. Khi giao tiếp với người khác, họ sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ rệt như căng thẳng, đổ mồ hôi, lo lắng, khó xử, thậm chí hoa mắt chóng mặt.

Sách hay khuyên đọc

Phần lớn người mắc hội chứng này đều có thể tỉnh táo nhận thức được những thiếu hút của mình về khả năng giao tiếp nhưng luôn luôn bất lực. Những biến chứng mà hội chứng sợ xã hội gây ra thực chất còn làm cho họ cảm thấy chán nản buồn bã hơn rất nhiều so với nỗi sợ hãi thông thường.

Người mắc hội chứng sợ xã hội còn có một đặc điểm dễ thấy so với người thường đó là nhận biết nhạy bén hơn trước sự nguy hiểm và thái độ thù địch. Khi trên màn hình máy tính lướt qua từng bức ảnh, người mắc hội chứng có khả năng nhận biết chính xác những khuôn mặt nguy hiểm hơn. Có thể nói rằng, người mắc hội chứng khi đối diện với người khác có mức độ nhạy cảm hơn rất nhiều so với người bình thường, hạch hạnh nhân trong não của họ ở trạng thái hoạt động mãnh mẽ hơn so với người bình thường.

Nguyên nhân gây ra ám ảnh sợ xã hội

Đôi khi, ám ảnh sợ xã hội là hiện tượng di truyền trong gia đình. Tuy nhiên người ta vẫn chưa biết được chắc chắn nguyên nhân vì sao trong gia đình, có người thì bị, có người thì không. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều vùng trong não có liên quan tới sự sợ hãi và lo lắng. Bằng cách nghiên cứu thêm về sự sợ hãi và lo lắng trong não, các nhà khoa học có thể tìm ra cách điều trị tốt hơn. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu xem liệu căng thẳng thần kinh cũng như những yếu tố môi trường có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này không.

Dấu hiệu và triệu chứng của ám ảnh sợ xã hội

Những người bị chứng ám ảnh sợ xã hội thường có những hiện tượng sau:

– Rất lo lắng khi ở cùng người khác và khó nói chuyện với người khác, mặc dầu họ rất muốn làm được điều này.

– Rất để ý đến bản thân trước mặt người khác và luôn cảm thấy bối rối.

– Rất sợ bị người khác đánh giá.

– Lo lắng trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần trước những sự kiện có đông người tham dự.

– Không thích đến đến những nơi có nhiều người.

– Khó kết bạn và khó duy trì quan hệ bạn bè.

– Đỏ mặt, toát mồ hôi hoặc run sợ khi ở chỗ có nhiều người.

– Cảm thấy lo sợ hoặc đau bụng khi ở chỗ đông người.

Những người dễ mắc chứng ám ảnh sợ xã hội

Chứng ám ảnh sợ xã hội ảnh hưởng tới khoảng 15 triệu người Mỹ thành niên. Nữ giới và nam giới đều có nguy cơ bị mắc chứng này như nhau. Thông thường, chứng bệnh này xuất hiện khi còn bé hoặc ở đầu giai đoạn trưởng thành. Có một vài chứng cớ cho thấy chứng này có thể di truyền. Ám ảnh sợ xã hội thường đi kèm theo các hội chứng rối loạn lo lắng hoặc căng thẳng thần kinh khác. Nếu bệnh nhân tự mình mua thuốc uống thì sẽ dễ dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc.

Ám ảnh sợ xã hội thường bắt đầu từ khi còn ít tuổi. Bác sĩ có thể khẳng định một người mắc chứng này nếu người đó có triệu chứng trong vòng ít nhất 6 tháng. Nếu không được điều trị, ám ảnh sợ xã hội có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí là cả đời.

Ám ảnh sợ xã hội có thể chỉ xảy ra trong một tình huống (ví dụ như trò chuyện với người khác, ăn uống hoặc viết trên bảng trước mặt người khác) hoặc cũng có thể xảy ra ở nhiều tình huống hơn (ví dụ như ám ảnh sợ xã hội tổng hợp), trong đó người mắc chứng này hầu như cảm thấy lo sợ trước bất kỳ người nào khác ngoài người thân trong gia đình.

Tâm sự của một người bị ám ảnh sợ xã hội

Bước vào lớp tôi không dám quay sang nhìn ai. Tôi có thể ngồi trong nhà vệ sinh trường suốt giờ ra chơi chỉ để khóc.

Có lẽ bài viết của tôi sẽ bị lạc lõng trong vô số những bài viết về tình yêu, gia đình. Nhưng tôi vẫn muốn tâm sự với mọi người về căn bệnh tâm lý mà tôi đang gặp phải, vì chẳng có ai để chia sẻ và lắng nghe tôi cả. Tôi phát hiện mình mắc căn bệnh này từ khi chuyển lên học cấp 3 tại một trường nổi tiếng của thành phố. Tôi ở nhà trọ một mình, vừa học vừa làm việc nhà.

Tôi cứ ngỡ rằng cuộc sống ở thành phố sẽ mở ra một trang mới nhưng không, vừa bước vào lớp tôi đã không thể bắt chuyện được với ai, cảm thấy họ quá khác mình. Tôi chẳng biết nên nói những gì với họ. Mọi chuyện cứ kéo dài ngày này qua ngày khác, bước vào lớp tôi chỉ ngồi một mình, không dám quay sang nhìn ai cả. Tôi cũng rất sợ giờ ra chơi vì không có ai nói chuyện cùng. Tôi có thể ngồi trong nhà vệ sinh trường suốt giờ ra chơi chỉ để khóc. Tôi muốn tâm sự với bố mẹ ở quê nhưng họ cứ bảo tôi nhất thời chưa quen với cuộc sống mới nên vậy thôi, rồi họ lờ đi những gì tôi kể.

Tôi nhút nhát, sợ mọi thứ. Mỗi lần ra đường tôi lại lo lắng không biết mình trông có ngớ ngẩn không, mình béo quá có nên vào shop này mua quần áo không, tôi sợ mọi người đánh giá về mình. Mỗi khi ai đó nhìn, tôi lại nghĩ họ đang đánh giá mình về điều gì đó, kể cả ăn ở nơi công cộng tôi cũng rất ngại.

Có thể mọi người nghĩ những nỗi sợ đó rất ngớ ngẩn nhưng với một người bị bệnh này nó là những nỗi ám ảnh nhỏ, chồng chất lên từng ngày và rồi trở nên thật đáng sợ. Với hầu hết mọi người, bị chỉ trích chỉ là một phần không vui vẻ, thỉnh thoảng xảy ra trong cuộc sống, nhưng những người mắc hội chứng ám ảnh, sợ xã hội, họ lại tin rằng bản thân sẽ bị phê phán và hắt hủi mỗi lần ở gần người khác. Họ cũng tin rằng sẽ có tổn thất cá nhân lớn khi bị chỉ trích.

Có một lần vào hè lớp 10 tôi đăng ký khóa học bơi, sau khi đã đấu tranh tư tưởng quyết liệt nhưng cũng phải bỏ ngang vì thầy bỏ bê không quan tâm tới, với lại tôi thấy rất ngại khi mặc đồ bơi (tôi béo, lùn). Hay có lần tôi liều đi tham gia một hoạt động ngoại khóa của trường, sau đó cũng bị cho ra rìa vì nói chuyện quá nhạt nhẽo. Còn rất nhiều những trải nghiệm xấu hổ khác mà tôi đã trải qua.

Một thời gian dài tôi chỉ đi học rồi về nhà đặt thức ăn trên mạng, không gặp gỡ ai (mà có lẽ không ai nhớ tới tôi). Tôi chỉ biết khóc rồi hành hạ bản thân. Đã nhiều lần tôi tự nhủ phải mạnh mẽ, ra ngoài tiếp xúc với mọi người nhưng không lần nào làm được. Tôi cũng có một vài người bạn rất thân nhưng họ cũng bận, có công việc riêng, không ai có đủ kiên nhẫn để nghe tôi than vãn cả ngày.

Bạn cũng sẽ thích

Bây giờ đã 2 năm trôi qua, tôi đang học lớp 11 nhưng tôi vẫn như một đứa con nít, mỗi khi cần mua gì đều nhờ cô hàng xóm mua hộ. Tôi cũng không tự sử dụng phương tiện giao thông được. Bố mẹ gửi một chị giúp việc lên chăm sóc nhưng tôi cũng không cảm thấy khá hơn, còn thấy khó chịu và chỉ muốn một mình.

Mấy tháng gần đây tôi lại thêm nhiều nỗi sợ khác, đặc biệt là nỗi sợ chết. Tôi cảm thấy mình thật vô dụng, thời gian sống có hạn mà tới giờ vẫn chưa làm được gì, còn làm gánh nặng cho bố mẹ. Tôi ước mình là một vật gì đó vô tri vô giác, không sống cũng không chết để không phải đối mặt với những nỗi sợ ấy. Tối nào tôi cũng suy nghĩ về cái chết rồi sợ hãi và tự hoảng loạn.

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội – Chạy Trốn Hay Đối Mặt với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.