Trang chủ / Bắt Đầu Với Câu Hỏi Tại Sao

Đọc sách Bắt Đầu Với Câu Hỏi Tại Sao

Review sách Bắt Đầu Với Câu Hỏi Tại Sao. Tải sách Bắt Đầu Với Câu Hỏi Tại Sao PDF/EPUB/AZW3

Dưới đây là nội dung cuốn Bắt Đầu Với Câu Hỏi Tại Sao. Hãy mua cuốn Bắt Đầu Với Câu Hỏi Tại Sao trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Nếu chẳng ai hỏi Tại sao?

Con người có thói quen phỏng đoán. Đôi khi ta phỏng đoán thê giới quanh mình dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu sót. Vấn đề này rất quan trong bởi hành động của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi những gì chúng ta giả định và cách chúng ta nhận thức sự thật. Chúng ta đưa quyết định dựa trên những gì chúng ta nghĩ là chúng ta biết.

Không lâu trước đâu, hầu hết mọi người đều tin rằng trái đất là mặt phẳng. Có rất ít những khám phá mới. Người ta sợ rằng nếu họ đi quá xa, họ có thể rơi khỏi mép của trái đất. Vì vậy mà hầu hết mọi người chỉ ở nguyên một chỗ, cho tới tận khi một khám phá nhỏ được tiết lộ – trái đất hình tròn. Lúc ấy, trên một bình diện lớn, hành vi của con người đã thay đổi. Từ khám phá này, con người bắt đầu di chuyển trên khắp hành tinh. Nhiều con đường giao thương từ đó được thiết lập, sự giao lưu giữa các nền văn hóa, kinh tế xuất hiện. Như vậy, chỉ một giả định nhỏ được điều chỉnh cũng đã giúp cho toàn nhân loại tiến bước.

Chắc gì bạn đã biết?

Không phải quyết định nào cũng đúng đắn, cho dù chúng ta có thu thập được nhiều thông tin đến đâu đi chăng nữa. Đôi khi hậu quả của những quyết định sai lầm là không đáng kể, và đôi lúc có thể rất nặng nề. Cho dù kết quả như thế nào thế nào thì chúng ta đã ra quyết định dựa trên những nhận thức có thể không hoàn toàn chính xác về thế giới. Bạn đã chắc chắn mình đúng, thậm chí bạn sẵn sàng đánh cược vào nó, nhưng đây chỉ là một hành động dựa trên sự giả định.

Đôi khi những giả định sai lầm có thể dẫn tới những quyết định đúng. Và khi đó chúng ta ngỡ mình đã biết lý do tại sao, nhưng có thực sự như vậy không? Khi kết quả xảy ra theo cách bạn mong đợi không có nghĩa rằng bạn có thể làm lại nhiều lần.

Vậy làm sao chúng ta có thể chắc chắn rằng quyết định của chúng ta có thể cho những kết quả tốt đẹp vì chúng dựa trên những dự liệu mà ta nắm chắc. Logic học cho rằng có thông tin và dữ liệu chính là chìa khóa cho một quyết định đúng đắn. Và đó cũng là cách chúng ta vẫn làm. Chúng ta đọc sách, tham dự hội thảo, nghe tin tức hằng ngày.

Mọi chỉ dẫn chúng ta đưa ra, mọi phương hướng hành động chúng ta thiết lập, mọi kết quả chúng ta mong muốn, đều bắt đầu từ một quyết định. Có những người quyết định điều chỉnh cách cửa để nó được vừa vặn như mong muốn và có những người sử dụng phương pháp khác biệt ngay từ đầu.

Sách hay khuyên đọc

Cho dù cả hai cách này đều mang lại kết quả tương tự trong ngắn hạn, thực ra chỉ có một bên đạt được thành công trong dài hạn. Đó là bên đã hiểu rằng tại sao cánh cửa cần phải được vừa vặn ngay từ khâu thiết kế chứ không phải đợi đến khi nó được khắc phục.

Nơi khởi nguồn của những quyết định

Nguyên tắc vòng tròn vàng không chỉ dừng lại ở một sự giao tiếp thứ bậc. Nguyên lý này được đặt nền vững chắc dựa trên sự phát triển trong hành vi con người. Sức mạnh của lý do TẠI SAO không phải là một quan điểm cá nhân, nó dựa trên căn cứ sinh học. Nếu bạn nhìn vào mặt cắt của não bộ con người từ trên xuống dưới, bạn sẽ thấy các cấp độ của Vòng tròn vàng tương ứng chính xác với ba lớp chính của não bộ.

Khu vực hình thành gần đây nhất của não bộ, hay não người tinh khôn, được gọi là não ngoài, tương ứng với cấp độ CÁI GÌ. Khi chúng ta giao tiếp từ ngoài vào trong, tức là từ NHỮNG GÌ chúng ta làm trước tiên. Nhưng khi chúng ta giao tiếp từ trong ra ngoài, chúng ta đang nói chuyện trực tiếp với vùng não kiểm soát việc ra quyết định, và vùng não chịu trách nhiệm ngôn ngữ cho phép chúng ta hợp lý hóa những quyết định này.

Niềm tin khởi sinh

Niềm tin không chỉ đơn thuần khởi sinh bởi vì người bán hàng giải thích cho khách hàng tại sao nên mua sản phẩm hay dịch vụ , hay bởi vì một nhà quản lý hứa hẹn những thay đổi. Niềm tin không phải là một danh mục để kiểm tra. Niềm tin là một cảm giác chứ không phải một kinh nghiệm lý trí. Chúng ta tin tưởng ai đó hay một công ty nào đó ngay cả khi mọi thứ diễn ra không như mong đợi, và chúng ta không tin tưởng những người khác cho dù mọi điều đều có vẻ tiến triển tốt đẹp.

Niềm tin tạo ra một cảm giác giá trị – gái trị thực sự, chứ không chỉ đo đếm bằng tiền bạc. Giá trị được định nghĩa như là sự chuyển hóa của niềm tin. Bạn không thể nào thuyết phục ai đó rằng bạn giá trị, và cũng không thể thuyết phục ai đó tin tưởng bạn. Bạn phải thu phục niềm tin bằng các giao tiếp và chứng tỏ rằng bạn có cùng giá trị và niềm tin với họ.

Việc chúng ta tin tưởng những người có cùng hệ giá trị và niềm tin đã được chứng minh một cách sâu sắc. Có những lý do khiến chúng ta không muốn kết bạn với tất cả những người chúng ta gặp. Chúng ta thường làm bạn với những người có cùng quan điểm, niềm tin và cách nhìn nhận về thế giới. Cho dù bề ngoài trông chúng ta có hợp nhau thế nào thì nó vẫn không đủ để đảm bảo cho một mối quan hệ bạn bè.

Niềm tin có tầm quan trọng to lớn. Niềm tin cho phép chúng ta nương dựa vào người khác, để xin lời khuyên cho nhưng quyết định của mình. Niềm tin là cơ sở cho sự tiến bộ của cuộc sống gia đình, công ty, xã hội và nòi giống chúng ta.

Thành tích và thành công

Với một số người, thành công có đôi chút mỉa mai. Nhiều người đạt được thành công vĩ đại không cảm thấy điều đó. Một số người sau khi có được danh tiếng lại nói về nỗi cô đơn. Đó là bởi vì thành tích và thành công là hai thứ khác nhau, nhưng chúng ta lại hay lầm lẫn làm một. Thành tích là điều bạn đạt được, giống như mục tiêu. Đó là thứ hữu hình, dễ xác định và đo lường được. Ngược lại, thành công là một cảm giác hay là một trạng thái.

Chúng ta thường dễ dàng đặt ra kế hoạch để đạt được mục tiêu, trong khi vạch ra kế hoạch để đạt được cảm giác thành công thì mơ hồ hơn. Thành công có được khi chúng ta thức dậy mỗi ngày để tiếp tục theo đuổi lý do tại sao chúng ta làm những gì chúng ta đạt được, và nó có vai trò như cột mốc chứng tỏ rằng chúng ta đang đi đúng đường. “Tiền bạc không mua được hạnh phúc nhưng nó chi trả chi phí cho chiếc du thuyền bạn kéo theo bên cạnh”.

Chiếc du thuyền tượng trưng cho thành tích, nó dễ nhận biết và chỉ cần có kế hoạch đúng đắn thì hoàn toàn có thể đạt được nó. Cái chúng ta kéo theo đại diện cho sự khó định nghĩa của cảm giác thành công. Rõ ràng là nó khó nhìn thấy và đạt được hơn.

Chúng là hai khái niệm khác nhau, đôi khi chúng đi cùng nhau và đôi khi thì không. Quan trọng hơn, có những người theo đuổi thành công lại nhầm tưởng những gì họ đạt được là đích đến cuối cùng. Đây là lý do tại sao họ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn cho dù chiếc du thuyền của họ có lớn tới đâu đi chăng nữa. Chúng ta thường mắc phải một giả định sai lầm đó là nếu càng có được nhiều thứ tì cảm giác thành công sẽ đến với chúng ta. Nhưng hiếm khi nó xảy ra như vậy.

Truyền cảm hứng cho người khác

“Dù bạn tin rằng bạn có thể làm được hay không, bạn đều đúng” – Henry Ford

Có một sự khác biệt lớn giữa việc làm bằng cả trái tim với đôi mắt mở to, và làm bằng cả trái tim với đôi mắt nhắm chặt. Có đam mê, nhiệt huyết nhưng thiếu đi sự định hướng và tập trung, chúng ta cũng khó có thể thành công.

Bạn cũng sẽ thích

Trước khi trở thành nhà lãnh đạo hãy hành động như một nhà lãnh đạo trước đã. Lãnh đạo không liên quan đến uy thế hay quyền lực, nó liên quan nhiều hơn tới con người. Để trở thành người lãnh đạo, chúng ta cần có những người ủng hộ, những người cùng chí hướng và thế giới quan với bạn.

Nhà lãnh đạo không phải là người có mọi ý tưởng, họ là người hỗ trợ cho những ai muốn cống hiến. Họ bắt đầu với câu hỏi TẠI SAO chúng ta lại làm việc, và truyền cảm hứng để hành động.

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Bắt Đầu Với Câu Hỏi Tại Sao với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.