Chương I: Ám thị ý thức, làm chủ bản thân
Ám thị, hay đúng hơn là tự kỷ ám thị, theo một nghĩa nào đó là một chủ đề hoàn toàn mới, nhưng thực ra nó cũng cổ xưa như chính Trái Đất vậy.
Tự kỷ ám thị mới ở chỗ, đến tận bây giờ, nó vẫn chưa được nghiên cứu từ góc nhìn đúng đắn. Hậu quả là tạo ra những kết luận sai lầm. Tự kỉ ám thị cũ vì nó đã xuất hiện từ thời kỳ đầu của loài người trên Trái Đất. Quả thực tự kỷ ám thị là một công cụ chúng ta sẵn có từ lúc sinh ra. Nó mang một sức mạnh phi thường.
Kết quả tốt hay xấu tuỳ thuộc vào từng tình huống, nhưng trước giờ chúng ta thường thực hiện các phép ám thị tiêu cực mà không ý thức được. Có những hiểu biết thích đáng về sức mạnh của tự kỷ ám thị là fchungs ta đã nắm trong tay một công cụ vô cùng hữu dụng cho chính mình. Dù bạn là ai, thầy thuốc, quan toà, luật sư, hay giáo viên, bạn đều có thể ứng dụng thành công phương pháp chữa lành và thúc đẩy tinh thần.
Một người biết cách sự dụng phép tự kỷ ám thị, trước hết, có thể bảo vệ chính mình khỏi các ám thị tiêu cực, mang tính kích động có hại từ những người xung quanh. Hơn nữa, phép ám thị đích thực có thể chữa lành, có thể tái sinh sức khoẻ thể chất và tinh thần của chúng ta. Nó dẫn dắt chúng ta đến con đường đúng đắn, rõ ràng và lạc quan.
Thể ý thức và thể vô thức
Để hiểu rõ các hiện tượng tự kỷ ám thị, chúng ta cần biết rằng tâm trí của chúng ta tồn tại dưới hai dạng thể khác nhau. Chúng ta đều thông minh, nhưng một cái có ý thức, còn một cái không ý thức hay vô thức. Đó là lí do chúng ta không nhận ra sự tồn tại của dạng thứ hai.
Thể ý thức là dạng tâm trí hoạt động mà nhờ đó ta trức tiếp cảm nhận được những trải nghiệm thường ngày của mình, bao gồm cả cảm giác, cảm xúc và kí ức. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong những nguồn lực tâm trí của chúng ta. Thể ý thức tồn tại ở tầng bề mặt, nới chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng và ngay lập tức. Nằm dưới ý thức là những chiều kích thích rất mạnh của vô thức, là cái kho chứa và thôi đẩy những trang thái nhận thức và hành vi của chúng ta.
Sự tồn tại của thể vô thức có thể chứng minh bằng những hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Hãy quan sát và suy nghĩ một chút.
Có lẽ mọi người đều quen với chứng mộng du[1]. Người mộng du thức dậy vào ban đêm và trong trạng thái ý thức thấp, anh rời phòng, có thể đang mặc quần áo hoặc không mặc gì, anh đi xuống nhà, đi dọc hành lang, thực hiện một vài hành động nào đó, sau khi hoàn thành anh ta quay lại giường. Sáng hôm sau, anh vô cùng kinh ngạc, việc anh bỏ dở tối qua giờ đã được hoàn thành. Nhưng anh lại không nhớ gì về những việc mình làm. Thế lực nào đó có thể khiến cơ thể anh tuân lệnh? Phải chăng là một luồng lực không ý thức được – đấy là thể vô thức của anh?
[1] Mộng du (somnambulism hay sleepwalking), còn gọi là ngủ đi rong hoặc chứng miên hành là một chứng rối loạn giấc ngủ. Những người mộng du thường phát sinh từ giai đoạn giấc ngủ sâu trong trạng thái ý thức thấp và thực hiện những hành động mà họ thường làm lúc trạng thái ý thức đầy đủ. Chứng mộng du thường kéo dài ít nhất 30 giây hoặc nhiều nhất 30 phút.
Giờ hãy xem xét tình trạng cuồng sảng rượu cấp của những người nghiện rượu nặng. Trong cơn điên bộc phát, anh ta cầm lấy bất cứ thứ vũ khí nào vừa tay, một con dao, cái búa hay cái rìu. Anh ta điên cuồng ràng vào những người xung quanh. Cơn điên qua đi, ý thức trở lại, cảnh tượng thật kinh hoàng. Anh ta không thể tin rằng mình đã làm như thế. Chẳng phải phần vô thức đã dẫn dắt những hành động của kẻ bất hạnh tội nghiệp sao?
Có nhiều ác cảm, nhiều điều xấu ác chúng ta tạo ra bằng ám thị tiêu cực mà chúng ta thường khó nhận thấy. Thay vì chính sửa những ám thị vô thức tiêu cực, chúng ta hãy sử dụng những ám thị ý thức tích cực, để chấm dứt sự chịu đựng không cần thiết.
Quay trở lại, chúng ta rất dễ dàng tin tường ý thức của bản thân. Ý thức này thông qua các tri giác và nó có tính tức thời. Nhưng nếu tập trung suy nghĩ vào ý thức của mình, bạn sẽ sớm nhận ra rằng những trải nghiệm ý thức của chúng ta biến đổi liên tục và ký ức là không đáng tin cậy. Ví du, khi bạn đọc một cuốn sách, những trải nghiệm quá khứ ùa về hoặc những cảm xúc khó chịu ở hiện tại xem vào có thể ngắt quãng sự tập trung của bạn.
Khi đó luồng suy nghĩ, sự ý thức của bạn đã thay đổi rồi.
Nhưng thể vô thức thì ngược lại, nó có khả năng ghi nhớ tất cả những sự kiện diễn ra mà không sai sót.
Vô thức luu chứa một bức tranh rộng lớn hơn rất nhiều những mảnh ghép có trong ý thức
Hơn nữa thể vô thức rất vô tư và tiếp nhận tất cả, không cần lý do. Vô thức hùng mạnh đến nỗi, dù con người có ý thức được hay không, nó vẫn cứ diễn ra và điều khiển hành vi của con người. Vô thức kiểm soát và thôi đẩy hoạt động của chúng ta qua phương tiện trung gian là não bộ. Một ý nghĩ xuất sinh trong đầu chúng ta, dù được hiện thực hoá hay chưa, vô thức cũng ghi nhận đấy là một dạng hiện thựctrong tâm trí. Vì rõ ràng, ý nghĩ đó đã tồn tại trong đầu chúng ta đúng chứ?
Thể vô thức không chỉ làm một kho lưu trữ moij ký ức, suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta, nó cũng âm thầm điều khiển ý nghĩ và hành động của chúng ta, bất kể đó là gì.
Thể vô thức là cái chúng ta thường gọi là trí tưởng tượng. Chúng ta vẫn tin rằng ý thức thôi thúc hành động của chúng ta. Nhưng sự thức thì ngược lại. Vô thức mới chính là cái thôi đẩy chúng ta hành động, đôi khi đi ngược lại với ý chí của chúng ta.
Vô thức và ý thức là hai lực hượng luôn luôn đối đầu nhau
Ý chí và trí tưởng tượng
Khi chúng ta mở một cuốn từ điển và tìm nghĩa của từ ý chí, ta thấy một định nghĩa như sau: Ý chí là khả năng tự do quyết định mọi hành động của chúng ta. Chúng ta chấp nhận định nghĩa này là đúng và không bàn cãi. Tôi nghĩ nó đúng, nhưng chưa đủ. Ý chí mà chúng ta tự hào quả quyết luôn dẫn lối đến trí tưởng tượng. Chắc chắn là không có ngoại lệ.
Bạn nói. Báng bổ! Ngược đời!
Tôi trả lời. Không hề. Đó là chân lý! Chân lý tuyệt đối.
Hãy nhìn xung quanh và nhận thức cho thấu đáo những gì bạn thấy. Rồi bạn sẽ hiểu rằng điều mà tôi quả quyết không phải là một lý thuyết rỗng tuếch nảy sinh từ một bộ não rối loạn, đó là một diễn đạt đơn giản và thẳng thắn về một thực tế.
Giả sử chúng ta đặt trên sàn một tấm ván dài 30 feet rộng 10 inch. Rõ ràng là mọi người có thể đi dọc theo tấm ván từ đầu này đến đầu kia mà không bước ra ngoài.
Giờ hãy thay đổi các điều kiện của thí nghiệm này. Ta nâng tấm ván lên cao gần bằng các toà tháp của một nhà thờ lớn.
Ai có đủ khả năng đi, dù chỉ một feet trên tấm ván được đưa lên cao cả trăm mét?
Bạn sẽ làm được điều đó chứ?
Chắc chắn không. Bạn sẽ run rẩy và không bước nổi hai bước. Dù có toàn bộ nỗ lực từ sức mạnh ý chí của mình, bạn chắc chắn sẽ ngã nhào xuống đất.
Tại sao bạn lại không ngã khi tấm ván đặt dưới đất?
Và làm thế nào bạn lại ngã khi nó được nâng lên một độ cao nhất định?
Đơn giản vì trong tình huống đầu tiên, bạn tưởng rằng chẳng khó khăn gì để bước đi trên tấm ván đó. Còn trong tình huống thứ hai, bạn tưởng rằng mình không thể bước nổi.
Bạn có thể dùng ý chí để đi hết tấm ván, nhiều chừng nào bạn muốn. Nhưng nếu bạn tưởng tượng rằng bạn không thể, vậy thì bạn tuyệt đối không thể làm điều đấy.
Hiện tượng hoa mắt chóng mặt xuất hiện do hình ảnh hình thành trong tâm trí chúng ta rằng ta sắp ngã. Hình ảnh này biến đổi thành hành động, bất kể mọi nỗ lực của ý chí chúng ta. Thậm chí nó biến đổi càng nhanh hơn khi ý chí của ta càng mãnh liệt theo hướng ngược lại.
Chúng ta hãy quan sát một người chịu ảnh hưởng của chứng mất ngủ. Nếu anh ta không cố gắng ngủ, hẳn anh ta sẽ có một giấc ngủ ngon lành. Ngược lại, nếu anh ta muốn ngủ, càng cố gắng ngủ anh ta càng trằn trọc không yên.
Bạn đã từng để ý thấy điều này chưa: Bạn càng cố nhớ tên một người, thì chỉ một lúc sau bạn quên biến mất, và để nhớ lại cái tên đố thì càng khó khăn hơn. Đến khi bạn ngưng cái suy nghĩ “Mình quên mất nó rồi” và nghĩ rằng “Thôi kệ nó đi”, thì cái tên tự nhiên lại bật lên trong đầu bạn mà bạn không cần chút nỗ lực nào.
Những người đi xe đạp hẳn còn nhớ những nỗ lực đầu tiên khi học cách giữ thăng bằng. Đang nắ chặt tay lái vì sợ ngã, đột nhiên bạn thấy một viên đá nhỏ hay là một con ngựa ở giữa đường. Bạn không muốn tránh những chướng ngại vật đó, nhưng càng cố gắng tránh, bạn càng có xu hướng đâm thẳng vào nó.
Ai đã từng một lần bật cười trong vô thức, sẽ thấy, càng nỗ lực kìm nén, bạn càng mất kiểm soát với thân thể mình.
Trạng thái tâm trí của chúng ta trong những ví dụ này là gì?
“Tôi không muốn ngã, nhưng tôi không thể không ngã.”
“Tôi muốn ngủ, nhưng tôi không thể ngủ.”
“Tôi muốn nhớ tên cô A nhưng tôi chẳng thể nhớ ra.”
“Tôi muôn tránh chướng ngại vataj đó, nhưng tôi không thể.”
“Tôi muốn kiềm chế nụ cười đó, nhưng tôi không thể.”
Điều đó cho thấy, dù trong những tình huống khác nhau, nhưng luôn là trí tưởng tượng đã mang ý chí đi xa.
Bạn cũng sẽ thích
- 10 Nghịch Lý Cuộc Sống
- Chúng Ta Rồi Sẽ Hạnh Phúc, Theo Những Cách Khác Nhau
- Tiếp Thị 5.0: Công Nghệ Vị Nhân Sinh
Tương tự, chúng ta thấy một viên sĩ quan đang xông lên, đi đầu đoàn quân của mình. Tấm gương dũng cảm của anh ta tạo cảm hứng cho đoàn quân của anh ta làm theo. Nhưng một tiếng hét lớn: “Hãy cứu lấy mình” gây nên một sự rút lui hỗn loạn và chết người. Tại sao?
Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Bí Mật Và Thực Tế Về Tự Kỷ Ám Thị với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.