Tài Năng Khổ Luyện Mà Thành Mới Là Đạo Lí Đích Thực
Trên hành trình đi đến trưởng thành, mỗi người trẻ đều phải trải qua những ngày tháng trầm luân, vất vả.
Những tháng ngày đó có thể là một năm, cũng có thể là ba năm, năm năm.
Xét cho cùng, muốn một đời không khổ nhọc, chúng ta phải chịu khổ nhọc một thời.
Thế Sự Vô Thường Tương Lai Khó Có Thể Giống Như Dự Liệu
Có cô bạn hỏi tôi rằng, cậu sẽ ở lại Bắc Kinh luôn chứ?
Tôi trầm ngâm hồi lâu, thở dài nói:
“Mình cũng chẳng biết nữa”
Có thể hôm nay tôi vẫn ở Bắc Kinh, nhưng ngày mai tôi sẽ rời đi vì lý do nào đó. Aimà biết được? Tương lai khó có thể dữ liệu trước.
Tôi tin rằng không ít người cũng có cảm xúc giống như tôi: quán ăn vừa tháng trước cùng bạn bè ăn cơm ở đó, giờ đã giải tỏa, xây thành nhà ga; tuần trước nơi đây là cửa hàng quần áo, tuần này đã biến thành tiệm ăn vặt; cây ngô đồng cổ thụ trước hiên nhà, bỗng một ngày người ta đào gốc chuyển đi; hôm qua thấy anh ấy vẫn còn khỏe mạnh, hôm nay đã ngậm ngùi vào viện gặp mặt lần cuối… Chúng ta vẫn vừa cảm thán thế sự vô thường, vừa ngay ngày “thấu chi” sức khỏe, “thấu chi” cuộc sống, “thấu chi” thẻ tín dụng… Xung quanh chúng ta, nào là “hội hút hít”, “hội say xỉn”, “hội đua xe” rồi ” hội hết tiền” không phải hiếm gặp. Bọn họ biết rõ rằng hút thuốc, uống rượu không tốt cho sức khỏe, biết rõ đua xe nguy hiểm thế nào, biết rõ phải tiết kiệm, phải nhìn về tương lai lâu dài… nhưng vẫn chẳng làm được.
Tagore từng viết:
Khoảng cách lớn nhất trên thế giới
Là khoảng cách giữa cá và chim
Một thì bay lượn ở trên trời
Một thì tận cùng dưới đáy biển.
*Rabindranath Tagore, hay Rabindranath ThaKur, là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà-la-môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người Châu Á đầu tiên đạt giải Nobel.*
Còn tôi thì cho rằng khoảng cách lớn nhất trên thế gian là khoảng cách của thế sự vô thường. Hôm nay hào hoa phong nhã, ngày mai đã tóc rối đầu bù; hôm nay sự nghiệp thành công, gia đình viên mãn, ngày mai đã nhà tan cửa nát… Không phải tôi cố nói những lời kì quặc để gây sự chú ý, mà tôi biết căn bệnh lớn nhất của con người chính là không có khả năng nhìn nhận sự vô thường
Một lần nọ, Phật Đà dẫn theo vài vị thị giả xuất hành. Khi đó đương lúc giữa trưa, tiết trời oi nóng, Phật Đà thấy khát nước vô cùng bèn dặn thị giả A Nan: “Khi nảy chúng ta vừa đi qua một con suối nhỏ, ngươi hãy quay lại đó múc chút nước về đây.”
A Nan quay lại tìm con suối kia nhưng con suối quả thực quá nhỏ, nước vẩn lên rất nhiều bùn cát, trở nên đục ngầu, không thể uống được. A Nan quay về kể với Phật Đà: “Nước dưới suối rất bẩn, không thể uống được, đệ tử biết có một con sông chỉ cách đây vài dặm, để đệ tử đến đó múc nước về.”
Phật Đà đáp: “Không, ngươi hãy quay lại con suối kia.”
A Nan ngoài mặt thuận theo, nhưng trong lòng không phục, ông cho rằng dòng nước đó làm sao thay đổi được, chỉ lãng phí thời gian, mất công đi lại. Khi quay lại nơi đó, ông phát hiện ra nước đã sạch hơn một chút, nhưng còn vẩn lên rất nhiều bùn cát, vẫn chẳng thể uống được. Thế ông đành quay về, hỏi: “Cớ sao ngài lại kiên trì như vậy?”
Phật Đà không giải thích, chỉ nói: “Hãy quay lại thêm lần nữa.”A Nan bất đắc dĩ nghe theo.
Khi ông đến nơi, quả tình con số trở lại trong sạch như lúc mọi người mới đi qua, bùn cát đã lắng hẳn xuống đáy. A Nan bật cười sung sướng, nhanh chóng gánh nước trở về, quỳ bái dưới chân Phật Đà nói: “Ngài đã dạy đồ đệ một bài học vĩ đại, cho dù con suối nhỏ trong rừng hay dòng sông trong cuộc đời, sẽ chẳng có gì là mãi mãi”
Nước suối bị bẩn chỉ là nhất thời, cùng với dòng chảy của thời gian, nó sẽ gột sạch bùn cát, một lần nữa trở lại trong sạch như vốn có. Nếu chỉ nhìn vào sự thay đổi nhỏ nhoi diễn ra trước mắt, chúng ta sẽ không thể nắm bắt được toàn cảnh. Thế nên, dõi mắt theo tổng thể và ứng biến tùy giai đoạn mới là sách lược tốt nhất.
Cuộc đời vô thường. Rất nhiều người ngây thơ cho rằng: “Được ngày nào hay ngày đó, có gì mà không tốt?”, “Chắc tai bay vạ gió sẽ trừ mình ra”, “Nghĩ nhiều vậy làm gì, chẳng phải khó khăn vẫn chưa đến hay sao?”… Họ đã quên mất một điều: Thãy những chuyện tốt xấu đều không xảy ra một cách chậm rãi, có quy luật như chúng ta tưởng.
Lão Tử từng nói: “Họa là chổ dựa của phúc, phúc là chổ nấp của họa”. Trên thế gian không có cái họa tuyệt đối, cũng chẳng có cái phúc tuyệt đối. Hai thứ đó nương dựa lẫn nhau, cùng nhau chuyển hóa. Nói cách khác, việc xấu đang diễn ra trước mắt chúng ta có thể mang lại kết quả tốt, và chuyện tốt cũng thể có thể diễn tiến thành kết quả xấu. Trang Tử từng nói: “An nguy tương dị, phúc họa tương sinh.” Có nghĩa là: An định và nguy nan có thể thay nhau chuyển hóa, tai họa và hạnh phúc cũng có thể trở thành nhân quả của nhau.
Asse – kĩ sư người Anh ban đầu dự tính sẽ đáp một chuyến bay của hãng hàng không Pháp, nhưng do đã kín chổ nên đành mua vé chuyến bay AF447, nào ngờ AF447 lại trở thành chuyến bay tử thần, Asse không bao giờ trở về nữa. Còn Stephan – người Hà Lan vốn định về nước trên chuyến bay AF447, nên vì bạn bè ngăn cản, nên cuối cùng anh đã không đáp chuyến bay đó…
Có lẽ ai đó sẽ cảm thán rằng đây chẳng phải là ý trời hay sao? Không! Đây chính là thế sự vô thường. Ai dám đảm bảo bầu trời sẽ trong xanh vời vợi? Ai dám đảm bảo máy bay sẽ không xuất hiện bất cứ sự cố nhỏ nào? Chẳng ai dám đảm bảo! Cũng đạo lí tương tự, chẳng ai có thể đảm rằng cuộc đời của bạn, chổ dựa của bạn sẽ mãi mãi thuộc về bạn.
Tô Đông Pha(1) từng nói: “Người có bi, quan, li, hợp. Trăng thì sáng, tỏ, khuyết, tròn.” Đây chính là quy luật của vô thường. Nhà văn Tam Mao (2) cũng từng nói: “Hợp rồi tan của đời người cũng chỉ trong một ý niệm, cái chết chỉ để dẫn bước vào một tầng khác của sinh mệnh, hợp tan vô thường cũng là một hiện tượng tự nhiên, chúng ta không cần quá đau buồn.”
*(1): Tô Thức (1037-1101), tự Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Trung Quốc thời Tống.
*(2): Bút danh của nữ tác giả người Đài Loan, tên thật Trần Bình.
Liz Murray sinh ra trong một khu ổ chuột ở New York, từ nhỏ đã phải sống trong một môi trường khác nghiệt với thuốc phiện, AIDS và đói khát. Cho dù cha mẹ không thể “gần bùn mà chẳng hôi tanh bùi bùn” nên cũng bị nghiện, nhưng Liz vẫn rất yêu thương họ. Do gia cảnh khốn khó, Liz luôn trong bộ dạng rách rưới, bẩn thỉu, đầu tóc lúc nào cũng đầy chấy, sự phải chịu đựng sự chê cười và bắt nạt của các bạn. Năm 15 tuổi, cô đã dốc sức để duy trì sự tồn tại cho ngôi nhà vốn đã mục nát của mình. Cô bắt đầu lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, lang thang nhặt rác kiếm sống, cả đêm ngồi trên tàu điện ngầm bởi chỉ khi ngồi trên tàu điện ngầm, cô mới có được những giấc mơ ấm áp.
Không lâu sau, mẹ của Liz qua đời vì AIDS, cô thực sự đau buồn. Cô quyết định mình phải thay đổi vận mệnh, nắm bắt mọi cơ hội! Không lâu sau, Liz quay lại trường học. Do không có một giả cảnh tốt nên cô chỉ có thể học tập và ngủ bù trên tàu điện ngầm hoặc hành lang. Với sự nỗ lực phi thường của mình, Liz chỉ mất hai năm để hoàn thành giáo trình bốn năm, nhận được học bổng của Thời báo New York và được nhận vào Đại học Harvard với thành tích xuất sắc.
Ngay cả bà hoàng talkshow nước Mĩ – Oprah Winfrey cũng vô cùng cảm động trước sự điềm tĩnh và nghị lực vượt lên số phận của Liz, và đã trao giải thưởng “Fearless” (không biết sợ hãi) cho cô.Trong cuốn sách Homeless to Harvard ( từ không nhà đến Harvard), Liz nói: “Tại sao tôi phải cảm thấy tủi thân? Đây chính là cuộc sống của tôi. Tôi thậm chí phải cảm ơn nó, bởi nó khiến cho tôi trong bất cứ tình huống nào cũng phải tiến về phía trước. Tôi không có đường lùi, tôi chỉ có thể không ngừng nổ lực, bước về phía trước.”
Lời Liz nói rất có lí, không có một gia cảnh tốt, cũng không có môi trường học tập đầy đủ, nhưng như vậy cũng không phải là lí do khiến bản thân cô chán nản, từ bỏ. Chính vì phải trải qua vô vàn khó khăn trong cuộc sống, nên mới khắc phục được những khó khắn đó, tiến về phía trước. Giống như Pavel Korchagin(3) từng nói rằng: “Với con người, điều quý giá nhất là cuộc sống. Mỗi người chỉ có một cuộc sống mà thôi. Vậy chúng ta phải trải qua cuộc sống vốn chỉ có một lần duy nhất này thế nào đây?” Đúng vậy, ai cũng biết sự quý báu của cuộc sống, nhưng có bao nhiêu người thực sự trân trọng sinh mệnh, trân trọng cuộc sống?
*(3): Pavel Korchagin là nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy của nhà văn hiện thực Xô-Viết Nikolai A.Ostrovsky.
Đối với vấn đề này này nhà văn người Pháp – Albert Camus(4) có những kiến giải như sau: “Nếu như có tội, không phải bởi vì bạn cảm thấy tuyệt vọng với cuộc sống, mà là vì bạn kí thác hi vọng vào kiếp sau, từ bỏ những điều tốt đẹp vô giá trong kiếp này.”
*(4): Albert Camus là một nhà văn, triết gia thủ môn bóng đá, viết kịch, lí luận người Pháp nổi tiếng. Cùng với Jean-Paul Sartre, Albert Camus là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh.
Cuộc sống vốn dĩ tự thân nó đã có vô số những điều được-mất, nếu chỉ nhìn vào điều mà bản thân đã đánh mất, không để tâm tới những điều đáng để tìm kiếm trong tương lai, thì cho dù cuộc sống của bạn vẫn chưa đi tới đoạn kết, thực chất nó đã hoàn toàn khô kiệt, vô vọng ngay từ lúc này. Cuộc sống vô thường, nhưng tư tưởng của chúng ta có thể linh hoạt cùng thời gian. Chỉ cần dám tiến một bước về phía trước, bạn sẽ thấy những sự thay đổi bất ngờ. Kì thực, chúng ta phải cảm tạ sự vô thường.
Chính về những biến hóa khôn lường trong cuộc sống, chúng ta mới có thể sống ở hiện tại, tận dụng từng phút từng giây để quyết định và thay đổi, làm cuộc đời mình phong phú và thêm phần ý nghĩa.
Tại Sao Bạn Luôn Tràn Đầy Năng Lượng Tiêu Cực?
Nhìn bảng tin trên Facebook, nhiều khi chúng ta thấy năng lượng tiêu cực xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nào là môi trường làm việc không ổn. Nhiều chuyện bất công quá đỗi. Điều kiện kinh tế không được sung túc. Có những điều kì vọng để rồi lại thất vọng. Có tâm chưa chắc đã hái được quả ngọt. Bị oan uổng, bị phê bình… Những nguồn năng lượng tiêu cực này hoặc là trực tiếp, hoặc là ẩn giấu. Trên thực tế khoảng cách giữa tiêu cực và tích cực rất mong manh, nghĩ không thấu là bởi chúng ta thường nhìn nhận sự việc một cách quá nặng nề, cực đoan.
Trong công nhi viện nọ có một đôi bạn rất thân, không lâu sau cả hai đều được những gia đình giàu có nhận nuôi. Hai đứa trẻ đều được học ở những ngôi trường danh giá, nhưng sau đó hoàn cảnh của chúng dần dần đổi khác: một người ở tuổi 40 trở thành một thương nhân thành công, hoàn toàn có thể nghỉ hưu hưởng thụ cuộc sống thanh thản, an nhàn; người còn lại làm giáo viên, thu nhập thấp nên luôn cảm thấy bản thân thật kém cỏi, thất bại.
Một ngày nọ, họ tình cờ gặp lại nhau khi đi cầu phúc ở một ngôi chùa. Sau khi tay bắt mặt mừng, họ bắt đầu kể lại những trải nghiệm của bản thân suốt những năm qua. Vị thương nhân nọ đã đi rất nhiều nơi, ông thao thao bất tuyệt kể những câu chuyện thú vị khi chu du thế giới, còn người thầy giáo thì chỉ kể toàn những câu chuyện bất hạnh của bản thân: ông là một đứa trẻ châu Á mồ côi đáng thương, phải theo gia đình cha mẹ nuôi sang tận Thụy Sĩ xa xôi, cảm thấy cô độc đến thế nào,v.v… Nỗi oán thoán của ông ta ngày càng nặng nề, vị thương nhân cuối cùng phải ngăn lại: “Đủ rồi! Anh đã nói xong chư?! Anh nãy giờ toàn kể bản thân đã bất hạnh thế nào, anh đã từng nghĩ xem nếu như trong hàng trăm hàng ngàn đứa trẻ năm đó, cha mẹ nuôi của anh lựa chọn đứa khác thì bây giờ anh sẽ ra sao?”
Người thầy giáo nói giọng tủi thân: “Anh không biết đấy thôi, nguyên do khiến tôi không vui là bởi…” Sau đó, ông ta lại bắt đầu kể lại tất cảnhững sự đối xử bất công mà người đời đã dành cho mình.
Vị thương nhau lắc đầu buồn bã: “Thật không thể tưởng tượng được là anh vẫn nghĩ như vậy! Khi 25 tuổi, tôi không thể chịu đựng thế giới xung quanh được nữa, tôi căm hận tất cả mọi thứ, tôi căm hẳn tất cả mà mọi người, cảm giác như tất cả mọi người đều đang chống lại mình. Khi đó tôi tôi luôn cảm thấy đau lòng, bất lực và cũng cũng rất mệt mỏi. Khi đó suy nghĩ của tôi cũng giống như anh bây giờ, chúng ta có đủ lí do để oán trách.” Ông cảm khoái: ” Tôi khuyên anh chớ nên đối xử với bản thân như vậy nữa. Anh không cần phải sống trong tâm thế như một đứa trẻ mồ côi khi đã trải qua một cuộc sống bi thảm thực thụ. Trên thực tế anh đã có được điều kiện giáo dục vô cùng tốt. Anh đang gánh trên vai trách nhiệm giúp đỡ những người khác thoát li cảnh nghèo khổ, chứ không phải tìm những cái cớ than thân trách phận để từ bủa vây chính mình. Sau khi thực sự thoát khỏi cảm giác thương hại bản thân, đồng thời ý thức được mình đã may mắn biết bao, tôi mới đạt được thành công như ngày hôm nay!”
Nghe xong những lời cảm khái, lay động tâm can của vị thương nhân, người thầy giáo cảm động vô cùng. Đây là lần đầu tiên có người gạt bỏ được những suy nghĩ của ông, cắt đứt những hồi ức khốn khổ của ông. Vậy mà tất thảy những hồi ức đó đã từng dễ dàng nhận được sự thương hại của biết bao người.
Người bạn thương nhân đã giải thích một cách rõ ràng, hai người họ đều phải trải qua một hoàn cảnh giống nhau, nhưng đều khác biệt là thông qua việc tự mình lựa chọn một cách sáng suốt, vì thương nhân đã nhìn thấy được mặt hữu ích cho bản thân, còn người thầy giáo lại chỉ nhìn thấy những ảnh hưởng bất lợi đối với mình.
Có câu châm ngôn rằng: “Phàm là tường thì đều có cửa.” Cho dù bức tường trước mặt hoàn toàn kín mít, bạn vẫn có thể coi nó là một con đường để thoát ra.
“Cuộc sống không phải là sự ganh đua, hạnh phúc khởi nguồn từ sự trân trọng.” Nếu có thể điều tiết trọng tâm sự chú ý của mình một cách có ý thức, bạn sẽ lấy lại sự cân bằng mới mẻ cho tâm lí lệch lạc của mình trước kia. Sự cân bằng này chắc chắn sẽ ổn định cảm xúc và tình cảmcủa bạn. Cái gọi là “ma đạo” từ tâm trí mà ra, thiên đường và địa ngục chỉ cách nhau một ý niệm. Chỉ khi thường xuyên gột rửa và cảnh tỉnh tâm trí của mình, bạn mới có thể đảm bảo không bị “tâm ma” khống chế, từ đó tránh được những tai họa vô cùng, không đi đến bước hại mình hại người.
Tư tưởng khác nhau thì đánh giá đối với sự việc xảy ra cũng hoàn toàn khác nhau, tất nhiên nó sẽ ảnh hưởng tới thái độ xử lí vấn đề, cũng ảnh hưởng đến đường đời của chúng ta sau này. Xét cho cùng, sống trên đời cần phải có trí tuệ. Nếu không đủ sáng suốt, vậy chí ít bạn phải có một tư tưởng khoáng đạt. Dùng tư tưởng bi quan hẹp hòi, hà khắc để nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ thấy thế giới này toàn một màu u ám. Dùng tư tưởng lạc quan khoáng đạt và thấu hiểu để nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ nhận ra được mặt tốt đẹp của sự vật.
Có hai tù nhân cũng bị nhốt trong một nhà lao, họ phải nhìn cảnh vật bên ngoài qua một ô cửa sắt bé tí. Một người nhìn thấy bầu trời đầy sao vô cùng huyền bí, đẹp đẽ. Người còn lại chỉ thấy dưới đất toàn là rác rưởi và bùn lầy. Đây chính là sự khác biệt.
Khi nghỉ một cách thấu suốt, chúng ta mới có thể thấy được hạnh phúc của chính mình. Sinh ra nơi trần thế, mỗi người đều phải trải qua phong ba, khổ nạn .
Đối diện với gian nan khốn khổ không thể tránh khỏi, nghĩ thấu chính là thiên đường, nghỉ quẩn chính là địa ngục.
Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Đừng Lựa Chọn An Nhàn Khi Còn Trẻ với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.