Trang chủ / Homo Deus: Lược Sử Tương Lai

Đọc sách Homo Deus: Lược Sử Tương Lai

Review sách Homo Deus: Lược Sử Tương Lai. Tải sách Homo Deus: Lược Sử Tương Lai PDF/EPUB/AZW3

Dưới đây là nội dung cuốn Homo Deus: Lược Sử Tương Lai. Hãy mua cuốn Homo Deus: Lược Sử Tương Lai trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Chương 1: Những vấn đề mới cần giải quyết của loài người

Vào buổi bình minh của thiên niên kỷ thứ 3, con người thức dậy, duỗi tứ chi và dụi mắt. Tàn dư của một cơn ác mộng kinh hoàng nào đó vẫn còn trôi qua tâm trí. Có cái gì đó với dây thép gai và những đám mây hình nấm khổng lồ. Ôi dào, một cơn ác mộng thôi mà.

Bước vào nhà tắm, con người để rửa mặt, xem xét các nếp nhăn của mình trong gương, pha một cốc cà phê và mở nhật ký. Để xem danh sách các vấn đề cần giải quyết hôm nay có gì nào.

Suốt mấy nghìn năm câu trả lời cho câu hỏi này không hề thay đổi. Ba vấn đề giống nhau lẩn quẩn trong tâm trí dân Trung Hoa thế kỷ 20, dân Ấn Độ trung đại và những Ai Cập cổ đại: nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh lúc nào cũng đứng đầu bảng. Thế hệ này đến thế hệ khác, loài người đã khẩn cầu mọi Thánh thần, đã phát minh vô số công cụ thể chế và hệ thế thống xã hội nhưng hàng triệu người vẫn chết vì đói kém, bệnh tật và bạo lực.

Rất nhiều nhà tư tưởng và nhà tiên tri đã kết luận rằng: nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh hẳn phải là một phần không thể tách rời trong kế hoạch vũ trụ vĩ đại của Chúa trời hoặc trong bản chất bất toàn của chính chúng ta và chỉ có tận thế mới giải thoát ta khỏi ba tai ương ấy.

Thế nhưng vào buổi bình minh của thiên niên kỷ thứ ba, con người thức dậy bắt đầu nhận ra một thực tế đáng kinh ngạc: phần lớn mọi người ít khi nghĩ về điều đó. Nhưng trong vài thập niên trở lại đây, chúng ta đã ghìm cương được nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh. Dĩ nhiên các vấn đề này chưa được giải quyết triệt để. Nhưng chúng đã biến từ những thế lực tự nhiên khó hiểu và không thể chế ngự nổi thành các thử thách có thể kiểm soát được.

Chúng ta không cần phải cầu xin bất kỳ thánh thần nào đến giải cứu. Chúng ta biết khá rõ cần phải làm gì để phòng ngừa nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh. Và chúng ta thường thành công.

Sách hay khuyên đọc

Đúng, vẫn có những thất bại rành rành. Nhưng khi đối diện với những thất bại đó, chúng ta không còn nhún vai mà nói: ừ, trong thế giới bất toàn này thì chuyện đời là thế hay đó là ý chúa được thực thi. Thay vào đó, khi nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh vượt ngoài tầm kiểm soát, chúng ta cảm thấy là ai đó hẳn đã mắc lỗi. Rồi tới lập Ủy ban điều tra, tự hứa là lần sau sẽ làm tốt hơn. Và giải pháp này thực sự có hiệu quả.

Những thảm họa như thế diễn ra ngày một thưa thớt hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiều người hiện nay chết vì ăn quá nhiều hơn là ăn quá ít, nhiều người chết vì tuổi già hơn vì các bệnh truyền nhiễm và nhiều người tự tử hơn là bị giết bởi quần lính, những kẻ khủng bố và tội phạm cộng lại.

Đầu thế kỷ 21, người ta thường dễ chết vì bội thực đồ ăn McDonald hơn là hạn hán, virus Ebola hay một cuộc tấn công của Ankeda. Thế nên dẫu khủng hoảng kinh tế và xung đột vũ trang vẫn chiếm trọn lịch làm việc của các tổng thống, CEO và tướng lĩnh, xét trình diện viện lịch sử rộng lớn thì nhân loại đã có thể ngước mắt hướng tới những chân trời mới. Nếu quả thực chúng ta đã kiểm soát được nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh thì điều gì sẽ thay thế chúng đứng đầu danh sách ưu tiên giải quyết của loài người?

Như những người lính cứu hỏa trong một thế giới không có hỏa hoạn, nhân loại trong thế kỷ 21 từng tự hỏi mình một câu hỏi chưa từng có tiền lệ: chúng ta sẽ làm gì với
bản thân mình đây? Trong một thế giới khỏe mạnh, giàu có và hòa bình, điều gì sẽ chiếm lĩnh sự chú ý và tài khéo léo của chúng ta? Câu hỏi này trở nên bội phần cấp thiết bởi công nghệ sinh học và công nghệ thông tin đang trang bị cho chúng ta những năng lực mới vô cùng lớn. Chúng ta sẽ làm gì với tất cả những năng lực đó?

Trước khi trả lời câu hỏi này, ta cần nói thêm vài lời về nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh. Nhiều người có thể sẽ cho rằng tuyên bố chúng ta đang kiềm chế được chúng là phi lý, cực kỳ ngây thơ hay thậm chí tàn nhẫn. Thế còn hàng tỷ người đang vật lộn để kiếm sống với thu nhập dưới 2 đôla mỗi ngày thì sao? Thế còn cuộc khủng hoảng AIDS đang diễn ra ở Châu Phi hay những cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt ở Syria và Iraq?

Để giải đáp những băn khoăn này, chúng ta hãy cùng nhìn lại kỹ hơn thế giới ở đầu thế kỷ 21 trước khi khám phá những vấn đề con người phải đối mặt trong những thập kỷ tiếp theo.

Ngưỡng nghèo sinh học

Hãy bắt đầu với nạn đói, cái thù ghê gớm nhất của loài người hàng nghìn năm qua. Cho đến gần đây, phần lớn loài người sống ở sát ngưỡng nghèo sinh học mà dưới ngưỡng đó thì con người bị suy dinh dưỡng và đói ăn. Một lưỡi lầm nhỏ hoặc một chút xui xẻo cũng có thể dễ dàng trở thành án tử cho cả gia đình hay cả làng. Nếu người lớn phá hoại vụ lúa mì, hay kẻ cướp nẫng mất đàn dê, bạn và người thân của bạn rất có thể sẽ chết đói. Xui xẻo hay ngu dốt trên diện rộng có thể dẫn đến nạn đói lan tràn.

Khi hạn hán nghiêm trọng thấp xuống Ai Cập cổ đại hay Ấn Độ trung đại, không có gì lạ khi 5 hay 10 phần trăm dân số bỏ mạng. Lương thực trở nên thiếu thốn, dịch vụ vận tải quá chậm chạp và đắt đỏ nên không thể nhập đủ thực phẩm. Còn chính quyền thì quá yếu kém, không có khả năng cứu trợ.

Mở bất cứ quyển sách lịch sử nào, bạn cũng dễ dàng bắt gặp những hình ảnh kinh hoàng về những vùng dân cư thiếu ăn phát rồ vì đói. Vào tháng tư năm 1694, một viên thuyết pháp ở thị trấn Bulves mô tả tác động của nạn đói và giá lương thực tăng vọt. Nói rằng các quận của ông ta giờ la liệt những con người thê thảm lả đi vì đói và chết mòn vì thiếu thốn. Bởi chẳng có công ăn việc làm nào cả, nên họ không có tiền mua bánh mì, tìm cách kéo dài sự sống thêm chút nữa và để phần nào làm dịu cơn đói.

Những cư dân tội nghiệp này ăn những thứ bẩn thỉu như lũ mèo hay thịt của những con ngựa bị lột da và vứt vào đống phân. Số khác liếm láp phần máu chảy từ những con bò bị giết thịt và những bộ lòng mà các đầu bếp ném ra đường. Những con người tội nghiệp khác ăn cây tầm ma và cỏ dại hay rễ cây và lá lũ lụt. Những cảnh tương tự diễn ra trên khắp nước Pháp. Thời tiết xấu phá hoại mùa màng trong 2 năm trước, thế nên đến mùa xuân năm 1694, các kho lương thựcđã hoàn toàn trống rỗng.

Giới nhà giàu tính giá cắt cổ cho bất cứ loại thực phẩm nào họ tích trữ được. Còn người nghèo chết cả đám. Khoảng 2,8 triệu người Pháp (15 phần trăm dân số) chết đói từ năm 1692 đến năm 1694 trong lúc Vua Lewis 14 vẫn đang hú hí với các tình nhân trong điện Versailles. Năm tiếp theo 1695, nạn đói tấn công Estonia, giết chết một phần năm dân cư. Năm 1696 đến lượt Phần Lan mất khoảng 1/4 đến 1/3 số dân. Scotland chịu nạn đói trầm trọng từ năm 1695 đến 1698, một số quận chết đến 20% dân cư.

Phần lớn những người đọc sách này chắc cũng biết cảm giác khi lỡ bữa trưa khi nhịn ăn trong ngày lễ của một tôn giáo nào đó, hay khi sống vài ngày bằng sinh tố rau để giảm cân theo một chế độ ăn kiêng mới lạ. Nhưng bạn sẽ cảm thấy thế nào khi ròng rã mấy ngày không được ăn và chẳng biết lúc nào mới kiếm được mẩu thức ăn tiếp theo? Hầu hết người dân thời nay chưa bao giờ trải qua sự hành hạ tàn bạo này. Tổ tiên của chúng ta, hỡi ôi lại biết điều này quá rõ. Khi họ kêu trời: hãy cứu vớt chúng con khỏi cơn đói! thì đây chính là điều ở trong tâm trí họ.

Trong vài năm trở lại đây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế và chính trị đã tạo ra một tấm lưới an toàn ngày càng chắc chắn ngăn cách nhân loại khỏi ngưỡng nghèo sinh học. Những nạn đói trên diện rộng vẫn tấn công một số vùng lúc này lúc khác, nhưng chúng là ngoại lệ và thường thì chúng đều bắt nguồn từ nguyên do chính trị chứ không phải thảm họa tự nhiên.

Bạn cũng sẽ thích

Trên trái đất không còn có nạn đói do tự nhiên nữa, mà chỉ có nạn đói do chính trị. Nếu dân cư ở Syria, Sudan hay Somalia chết đói thì đó là do có một chính trị gia nào đó muốn họ chết đói. Ở hầu khắp các vùng trên hành tinh này, ngay cả khi người nào đó bị mất việc và toàn bộ tài sản thì anh ta cũng khó mà chết đói. Các gói bảo hiểm cá nhân, các cơ quan Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ NGO quốc tế có thể không giúp được anh ta thoát nghèo, nhưng họ sẽ cấp cho anh ta đủ lượng calo hàng ngày để tồn tại.

Trên diện rộng, hệ thống giao thương quốc tế biến hạn hán và lũ lụt thành các cơ hội buôn bán khiến tình trạng thiếu lương thực có thể danh chóng được giải quyết và không tốn kém. Ngay cả khi chiến tranh, động đất hay sóng thần phá hủy cả đất nước, các nỗ lực quốc tế vẫn thường ngăn chặn thành công nạn đói. Mặc dù hàng trăm triệu người vẫn bị đói mỗi ngày nhưng hầu khắp các nước rất ít người thật sự chết vì đói.

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Homo Deus: Lược Sử Tương Lai với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.