Trang chủ / Làm Bạn Với Bầu Trời

Đọc sách Làm Bạn Với Bầu Trời

Review sách Làm Bạn Với Bầu Trời. Tải sách Làm Bạn Với Bầu Trời PDF/EPUB/AZW3

Dưới đây là nội dung cuốn Làm Bạn Với Bầu Trời. Hãy mua cuốn Làm Bạn Với Bầu Trời trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Bạn thân của tôi năm lớp năm là thằng Nghị. Dĩ nhiên thời đó tôi còn những người bạn khác nhưng Nghị chơi thân với tôi nhất. Có lẽ do nhà tôi ở kế bên nhà nó, đến lớp nó lại ngồi cạnh tôi. Chơi với nhau trên trường chưa chán, về nhà hễ học bài xong là tôi lại chạy qua nhà nó. Nó học bài xong cũng tót qua nhà tôi. Nhiều khi hai đứa gặp nhau giữa đường, phải oẳn tù tì đề quyết định xem đứa nào chạy qua nhà đứa nào.

Trong một lần gặp nhau giữa đường gần đây, tôi ngạc nhiên thấy thằng Nghị không đòi chơi oản tù tì như mọi hôm. Nó chộp vai tôi láu táu hỏi:

– Này Lam, mày xem phim lần đầu năm mấy tuổi mày còn nhớ không?

– 3 tuổi. Tôi đáp. Không rõ làm sao nó lại hỏi tôi như vậy.

– Xạo đi mày! Những chuyện xảy ra lúc 3 tuổi làm sao mày nhớ được!

Phớt lờ vẻ nghi ngờ của Nghị, tôi bình thản đáp:

Sách hay khuyên đọc

– Đó là bộ phim chiếu về thợ lặn. Người ta bỏ thợ lặn trong một chiếc lồng sắt rồi thả xuống biển.

– Rồi sao nữa?

– Rỗi người ta kéo người thợ lặn lên.

– Rồi sau đó?

– Thì sau đó người ta lại thả người thợ lặn xuống!

Nhị nhếch môi:

– Rồi chốc sau lại kéo lên!

– Ủa! Sao mày biết? Tôi nói như reo:

– Mày xem phim này rồi hả?

– Phim dở ẹc, ai mà xem. Phim gì mà toàn thả xuống rồi kéo lên. Thế thì xuống biển, người thợ lặn không làm gì sao?

Tôi đưa tay gãi cằm, bẽn lẽn trả lời:

– Chắc là người thợ lặn có làm gì đó, nhưng tao không nhớ!

Đúng là tôi chỉ có nhớ được đến thế. Tôi nghĩ rằng Nghị sẽ tiếp tục bảo tôi xạo. Nhưng trái với lo lắng của tôi, Nghị bặm môi vè đăm chiêu:

– Mày giỏi thật đấy, tao chẳng nhớ gì lúc tao ba tuổi cả!

– Lúc đó xem chiếu phim lưu động về chiếu phim ở sân trường tiểu học, cả thị trấn kéo nhau đi xem, chắc có mày trong đó nhưng mày không nhớ ra đấy thôi!

– Ờ chắc vậy! Tao dạo này cứ nhớ nhớ quên quên thế nào ấy mày ạ! Chắc tao già rồi!

Nghị làm tôi phì cười:

– Mày mới có 10 tuổi.

– À nhưng so với hồi 3 tuổi thì tao đã già đi 7 tuổi rồi. Nghị tặc lưỡi:

– Không biết bao giờ mép ta có ria như chú Vị.

Tôi chẳng buồn tranh luận với Nghị về chuyện tuổi tác. Tôi đập tay lên tay nó:

– Tại sao mài lại hỏi tao chuyện này?

– Tại em tao hỏi tao. Tao không nhớ tao xem phim lần đầu khi nào nên mới chạy qua hỏi mày!

Tôi biết Nghị không có em, câu trả lời của nó làm tôi há hốc miệng:

– Cha mẹ mày xin em cho mày hồi nào vậy?

– Thằng này là em họ nó vừa đến ở nhà tao!

Em họ Nghị là thằng Tèo. Hai mẹ con tèo vừa mới quê lên. Mẹ thằng Tèo là em của mẹ Nghị. Nghị kêu bả bằng gì. Tèo năm nay 8 tuổi nhỏ hơn tôi và Nghị 2 tuổi. Đó là một thằng nhóc mặt mày sáng sủa trông không có vẻ gì là đứa trẻ nhà quê, dù từ bé tới lớn nó chỉ sống ở nông thôn.

Khi tôi theo thẳng nghị về nhà nó, Tèo vẫn nằm trên giường. Nó mặc chiếc áo tay ngắn màu đỏ đã nhà màu gạch cua và một chiếc quần cộc màu xám dài tới gối. Tèo kê hai đầu trên chiếc gối xếp chồng lên nhau, ánh mắt lơ đãng nhìn qua cửa sổ.  Nghị giới thiệu:

– Anh Lam là bạn tao. Ảnh tới thăm mày đó Tèo.

Thằng Tèo nằm yên tại chỗ gật đầu chào tôi. Trông mặt thì nó có vẻ vui mừng khi có người đến thăm nhưng nó lại không thể ngồi dậy khiến tôi bực mình:

– Mày có biết lịch sự là gì không hả Tèo?

– Em.. em tao không ngồi lên được! Nghị vội vàng giải thích.

Hóa ra cách đây 4 tháng, Tèo bị ngã từ trên cầu xuống suối. Cầu thôn quê lắp bằng những mảnh ván cập kềnh, trẻ con bước không khéo ngã như chơi. Lúc Tèo trật chân, con suối đang vào mùa khô, lòng suối cạn lởm chởm những đá. Tèo đập người vào đá bất tỉnh nhân sự.  Khi người làng vớt nó lên, chở tới trạm xá, mắt nó nhắm nghiền, ngực thoi thóp thở. Ai cũng tưởng nó chết. Thế nhưng Tèo đã vượt qua được y như có phép màu. Tất nhiên nếu đầu nó chẳng may va phải đá, chẳng phép màu nào cứu nổi Tèo.

Không chết nhưng cột sống bị tổn thương nặng. Từ hôm đó nó nằm một chỗ. Đó là lời Nghị kể tôi nghe. Có lúc tôi nhắm thằng Tèo và tự hỏi tại sao một thằng bé trông đáng yêu thế này lại phải gặp số phận thế này. Tèo không hề hé môi về tai nạn của mình. Giả như thằng Tèo muốn kể, nó cũng không có cơ hội.

Vừa giới thiệu tôi với thằng Tèo xong, Nghị đã bô bô giành nói:

– A, tao nhớ ra rồi nghe Tèo.

– Nhớ ra chuyện gì vậy anh?

– Chuyện ta xem phim lần đầu đó. Lúc đó tao mới 3 tuổi. Đó là một bộ phim chiếu cảnh thợ lặn.

– Thợ lặn hả anh?

– Ờ.. thợ lặn. Người ta bỏ thời lặn vào trong một chiếc lồng rồi thả xuống biển.

– Người ta thả thợ lặn xuống biển để làm gì?

Nghị khịt mũi, vừa nói nó vừa liếc tôi:

– Tao cũng chẳng nhớ. Chỉ nhớ một lúc sau người ta kéo thợ lặn lên. Kéo thợ lặn lên xong, người ta lại thả xuống. Một lúc sau người ta lại kéo lên.

– Em biết rồi. Người ta chơi trò chơi đó anh! Hồi trước em cũng hay chơi trò đó. Em buộc một chiếc giầy cũ rồi thả xuống ao, rồi lại kéo lên, rồi lại thả xuống.

– Đầu mày làm sao vậy Tèo? Mồi câu mà khiếp vậy cá nào mà ăn?

– Cá không ăn, nhưng chúng sẽ chui vào chiếc giầy và ngủ. Nó tưởng chiếc giầy là nhà của nó.

– Mày điên quá rồi Tèo. Rốt cuộc mày có câu được con cá nào không? Tôi chen ngang.

– Không có, em không câu được cá. Nhưng lại câu được môt con diều!

Trước cặp mắt tò mò của tôi và Nghị, thằng Tèo giải thích:

– Con diều giấy của anh Tí bị đứ dây á anh. Con diều bay là là rồi rớt xuống chiếc giầy của em.

Từ hôm đó, ngày nào tôi cũng chạy qua nhà thằng Nghị chơi với Tèo. Càng ngày tôi càng thấy nó là một thằng thú vị. Tuy nằm một chỗ không thể chạy nhảy nô đùa như bọn tôi được, những việc ăn uống, tắm rửa hay đi vệ sinh đều do một tay mẹ nó chăm lo. Tèo bỗng trở thành một thằng béo vui tươi và sinh động. Đặc biệt nó rất thích chơi trò đố nhau. Có lần, nó đố tôi:

– Đố anh, đôi chân chúng ta dùng để làm gì?

– Dĩ nhiên, chân dùng để đi.

– Để làm gì nữa?

Tôi nhíu mày suy nghĩ:

– Chân còn để chay, để nhảy.

– Rồi làm gì nữa?

– Để leo trèo! Tôi cắn môi.

– Hết chưa anh?

– Chưa, chưa hết! Tôi nghĩ đến những trận bóng đá. Chân còn dùng để đá bóng, đá cầu!

– Thế chân còn dùng để làm gì nữa không?

Tôi ngập ngừng:

– Chắc là hết rồi!

Tèo cười:

– Chân còn dùng để khều!

Từ hồi chưa bị tai nạn em vẫn còn thỏ chân vào gầm giường gầm tủ khèu cây viết chì, trái cầu lông, khều đồng xu và những thứ khác. Khi mình lấy chân khều vật gì đó, chân mình là cái cù móc. Hết chân đến tay.

– Còn tay để làm gì?

Lần này tôi cảnh giác:

– Tay làm được nhiều thứ lắm! Những hình ảnh trong đầu tôi bắt đầu chạy đua:

– Tay dùng để cầm, để đánh, để đóng đinh, để quét nhà, để giặt quần áo, để viết và vẽ, để kỳ cọ, vuốt tóc. Ôi tao không thể kể hết được đâu!

Chợt nhớ đến câu đố vừa rồi của nó, tôi lật đật bổ sung:

– À tay còn dùng để khều, tay còn dùng để khóc nữa!

– Làm sao tay có thể khóc được?

Tôi mở to mắt, suýt sờ tay lên trán thằng bé để xem nó có bị làm sao không.

– Khi mình khóc, mình lấy tay lau nước mắt. Lúc đó, tay mình cũng khóc. Nó cũng đầy nước mắt mà anh!

Tôi nhìn thằng Tèo, à một tiếng:

– Ra vậy! Thế thì mày đã khóc chưa?

– Có chứ anh! Những ngày đầu nằm liệt một chỗ, tay em lúc nào cũng khóc!

Tự nhiên tôi hối hận vì đã hỏi thằng Tèo câu đó. Rất may là Tèo đã nói tiếp:

– Nhưng càng ngày nó càng ít khóc hơn! Đến bây giờ thì nó không khóc nữa. Nó đã biết cầm cây viết vào cuốn sách, cầm đồ chơi và nhiều thứ khác.

Tôi đã nhìn thấy những cuốn sách có tranh bìa sặc sỡ mẹ thằng Tèo đặt bên cạnh gối nó. Cả cuốn tập và cây viết bút chì để nó vẽ vời qua những phút giây buồn tẻ. Nhưng tay của thằng Tèo chỉ làm được những việc đơn giản thế thôi. Nó không giống như tôi liệt kê. Nó không thể đóng đinh, giặt quần áo, quét nhà hay chơi trò đánh nhau. Nó không thể làm tỉ những thứ khác. Một nỗi buồn nhú lên trong lòng và nhanh chóng lấp đầy tôi. Tôi kịp nhận ra khi đố tôi như vậy, có lẽ thằng Tèo đang tiếc nuối quãng thời gian nó còn thỏa thích rong chơi như những đứa trẻ bình thường. Chắc nó nhớ những ngày tháng đó lắm.

Thằng Tèo nhận ra ngay về mặt khác lạ của tôi:

– Anh buồn gì hả anh?

Tôi quay mặt đi phía khác.

– Ờ thì hôm qua tao làm bài tập Toán chỉ có được 2 điểm. Bà tao là tao quá trời!

Tèo không biết nói dối. Nó an ủi tôi bằng giọng chân thành:

– Hôm nào gặp bài toán khó anh đem qua đây em giải dùm cho.

Tèo xưng em và kêu tôi bằng anh. Nhưng nó nói với tôi như thể anh nói với em. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên lại làm ở chỗ khác.

Bạn cũng sẽ thích

– Mày học lớp mấy mà đòi giải toán giùm tao hả Tèo? Sao mày ưa bốc phét giống anh Nghị mày quá vậy?

 

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Làm Bạn Với Bầu Trời với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.