Chiến lược Adidas
Adidas là một hãng nổi tiếng chuyên sản xuất quần áo thể thao và các phụ kiện, nhưng sản phẩm nổi bật nhất của họ là những đôi giày. Cái tên “Adidas” chính là sự kết hợp giữa chữ cái đầu tiên và chữ cái cuối cùng của người thành lập côn ty – Adolf Dassler.
Ngay từ những năm tháng đầu tiên của công ty, họ đã rất chú trọng vào vấn đề marketing và biến chữ Adidas cùng ba đường kẻ sọc đã gần như trở thành biểu tượng đặc trưng của mình. Đến tận ngày nay, mặc dù đã thay đổi logo khá nhiều lần, nhưng mỗi khách hàng khi nhìn thấy ba đường kẻ sọc, họ đều liên tưởng ngay đến Adidas.
Đó quả thực là một thành công lớn với Adidas. Ba đường kẻ sọc nguyên bản của Adidas tạo nên hình tam giác trông như một ngọn núi, tượng trưng cho những thách thức và mục tiêu mà tất cả những vận động viên phải đối mặt và vượt qua.
Apple: Tạo ra tin đồn
Từ lâu Apple đã không phải chi quá nhiều tiền cho việc quảng bá sản phẩm mới với các chiến lược marketing nổi tiếng của mình. Họ đã dựa vào chiến lược tạo ra tin đồn hay còn gọi là marketing truyền miệng khiến cho người dùng sốt sắng và mong chờ sản phẩm mới của Apple.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, kể từ chiếc điện thoại iPhone thế hệ đầu tiên ra đời vào năm 2007, báo chí truyền thông đã đặc biệt yêu mến các sản phẩm của Apple. Không cần công ty phải quảng cáo, giới truyền thông cũng đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới.
Các thời điểm sau đó và những đời sản phẩm cao cấp hơn của Apple, báo chí và social media cũng ra sức khai thác thông tin về chiếc Iphone mới. Dù cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho chiếc Iphone nào sắp ra mắt cũng trở thành một “siêu phẩm”. Apple tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và tâm lý “ăn theo” (social proof) cho khách hàng.
Chiến lược này là một trong các chiến lược marketing nổi tiếng đã được sử dụng từ năm 1984 trong mẩu quảng cáo “Big Brother”. Một thông điệp đã được truyền tải tới cả một thế hệ: “Throw off your shackles. Break the status quo. Think different”.
Bên cạnh đó, Apple cũng dựa dẫm khá nhiều vào phim ảnh và các chương trình truyền hình, phim điện ảnh để tăng nhận diện thương hiệu trước người dùng. Bởi trong tay những ngôi sao luôn là chiếc Iphone đời mới cộng với tiếng chuông đặc trưng khiến người tiêu dùng rất dễ nhận dạng.
Biti’s Hunter – AIDA
Chắc hẳn mọi người đã biết đến cú lội ngược dòng của thương hiệu Biti’s trong năm 2017 thông qua những sự kiện, chiến dịch truyền thông và những viral video nổi bật của thương hiệu thời trang nổi tiếng này khiến cho doanh thu của Biti’s thực sự bùng nổ, tạo bước tiến vang dội trên thị trường giày Việt. Để có được thành công này, Biti’s đã áp dụng công thức truyền thông AIDA một cách bài bản và hấp dẫn trong các chiến lược marketing nổi tiếng của mình.
Awareness: Gây chú ý
Biti’s Hunter đã nhắm vào việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm mới thông qua Viral video và influencer marketing. MV Lạc Trôi của Sơn Tùng MTP và MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn cũng gắn liền với chiến dịch này và gây sốt cho cộng động mạng, fans trong suốt thời gian dài.
Interest: Gây thích thú đối với thương hiệu, sản phẩm
Biti’s đã rất nhanh nhạy khi sử dụng kênh KOL để truyền thông cho chiến dịch tiếp theo, kích thích sự yêu thích, yêu mến của khách hàng đối với sản phẩm.
Desire: Kích thích, mong muốn, nhu cầu của khách hàng
Hàng loạt bài PR đã được Biti’s tung ra để kích thích nhu cầu và mong muốn sử dụng sản phẩm. Đặc biệt, những bài PR trên các site báo lớn còn đánh vào lòng trung thành của người Việt với thương hiệu Việt
Action: Kêu gọi hành động
Để tiếp thêm động lực cho những khách hàng đang băn khoăn hoặc đã có nhu cầu mua hàng nhưng chưa hành động. Biti’s Hunter đã thúc đẩy họ bằng những động thái giảm giá, kết hợp với các website Thương mại điện tử để tung các mã giảm giá tại khung giờ nhất định
Bắt đầu bằng sự tình cờ
Red Bull xuất hiện lần đầu trên thị trường vào năm 1987, sau khi anh chàng tiếp thị kem đánh răng người Áo – Dietrich Mateschitz đến Thái Lan công tác và có cơ hội thưởng thức chai nước “bổ sung năng lượng” từ Chaleo Yoovidhya.
Rất phổ biến với dân lao động tại Thái và dân văn phòng ở Nhật, nhưng thị trường đáng giá nhất thế giới – Âu Mỹ lại chưa có một sản phẩm tương tự nào. Chính vì thế, Dietrich quyết định nghỉ việc để theo đuổi cơ hội “có một không hai” này.
Nhưng kết quả kinh doanh tệ hại trong ba năm đầu tại thị trường Áo khiến cả Dietrich và Chaleo chùn chân: “Nhu cầu thị trường gần như bằng không, chẳng ai muốn tiêu thụ sản phẩm mới lạ này.”
Nhưng họ đã nhầm.
Sau khi chuyển mọi nguồn lực còn lại sang thị trường Mỹ với chiến thuật “marketing du kích” đặc trưng, Red Bull tự tin mở ra một kỷ nguyên nước tăng lực và vẫn dẫn đầu với hơn 43% thị phần cho đến ngày nay.
Tính đến năm 2017, Red Bull đã mang về gần 7,4 tỷ USD doanh thu và mở rộng đội ngũ nhân viên lên tới 11.886 người. Nhưng quan trọng hơn hết là Red Bull vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cái khó ló cái khôn
Khi Red Bull lần đầu xuất hiện trên thị trường, “thương hiệu lạ” này phải đối mặt với hai thử thách lớn nếu muốn tồn tại: Thứ nhất là khái niệm “nước uống tăng lực” hoàn toàn xa lạ với người tiêu dùng, và thứ hai là chi phí truyền thông “cao chót vót” vào thời điểm đó.
Để giành được cơ hội tồn tại, Red Bull quyết định thực hiện một chiến lược marketing “vô tiền khoáng hậu”: Đánh thẳng vào người tiêu dùng.
Từ những chiếc xe với mô hình lon Red Bull khổng lồ, tới đội ngũ người mẫu với balo chứa đầy những lon Red Bull mát lạnh, Red Bull liên tục xuất hiện tại các bữa tiệc, quán ăn, thư viện, bar … tất cả những nơi mà khách hàng mục tiêu (nam giới 18 đến 35 tuổi) thường xuyên lui tới.
Các nhân viên tiếp thị còn cố tình để những lon Red Bull rỗng trên nắp thùng rác và trong toilet nằm tạo ấn tượng với những người xung quanh.
Bằng cách đem thẳng sản phẩm tới tay người dùng, Red Bull nay lập tức trở thành một chủ đề được bàn tán xôn xao, nhanh chóng lan truyền trong nhóm đối tượng mục tiêu ban đầu.
Chiến dịch “du kích” này thành công đến mức Red Bull vẫn còn áp dụng nó khi đã trở thành một trong những ông hoàng giải khát với giá trị nhiều tỷ USD.
Dù là lễ hội ca nhạc hay sự kiện thể thao mạo hiểm, tay nghề tổ chức của Red Bull có thể sánh ngang với các tập đoàn sự kiện lừng lẫy nhất.
Nhiều chuyên gia còn nói đùa rằng Red Bull không khác gì một tập đoàn truyền thông bán kèm nước tăng lực, bày tỏ sự ngưỡng mộ khả năng tổ chức đỉnh cao của hương hiệu này.
Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Marketing Giỏi Phải Kiếm Được Tiền với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.