Trang chủ / Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi

Đọc sách Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi

Review sách Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi. Tải sách Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi PDF/EPUB

Dưới đây là nội dung cuốn Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi. Hãy mua cuốn Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi trên Shopee để ủng hộ tác giả.

THÓI QUEN THỨ 1

Chấp nhận toàn bộ con người mình

Yêu chính bản thân mình là bắt đầu cho cuộc sông lãng mạn.

Oscar Wilde – Nhà soạn kịch

1. Không phải “khoảng cách” mà là “sự khác biệt”

Nhóm nhạc SMAP của Nhật có một ca khúc nổi tiếng mang tên Bông hoa duy nhất trên thế giới này.

“Và chúng ta đều là những bông hoa duy nhất trên thế giới này, mỗi người đều mang trong mình một hạt giống khác biệt. Bạn cần nổ lực hết mình để bông hoa ấy hé nở.

Dù là bông hoa nhỏ hay bông hoa to, mỗi bông hoa đều là một bông hoa duy nhất và khác biệt. Bởi vậy, bạn không cần phải là No.1, bạn chỉ cần là chính con người khác biệt của bạn, Only one.”

Có lẽ bài hát trở nên nổi tiếng bởi nó ra đời trong bối cảnh mọi người chỉ chăm chăm so sánh bản thân với người khác thay vì là chính mình.

Những người dễ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực cũng chính là những người biết chấp nhận sống của bản thân. Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, bởi vậy khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người.

Tự bản thân mình như thế nào về mình được gọi là “tự đánh giá bản thân”. Khi một người đánh giá thấp bản thân, anh ta sẽ tự giày vò bản thân bởi cảm giác tự ti, chán ghét chính mình và chỉ nhìn mọi chuyện theo hướng tiêu cực. Cũng có nhiều trường hợp so sánh điểm mạnh của người khác với điểm yếu của bản thân, sau đó tự giam mình trong cảm giác tự ti, mặc cảm.

Sách hay khuyên đọc

Ngược lại, nếu một người biết đánh giá bản thân phù hợp, dù gặp thất bại thì người đó vẫn tiếp tục hy vọng vào lần sau, tiếp thu lần thất bại này và học hỏi kinh nghiệm trong đó.

Tôi có một người quen. Anh là một người rất giỏi, học ở đại học Tokyo. Thời đại học, anh đi làm người mẫu. Nhìn bề ngoài, anh hoàn hảo đến mức người ta ghen tị, nhưng thật ra anh ấy lại tự đánh giá thấp bản thân. Ngay từ nhỏ, anh ấy thường bị bố mẹ so sánh với người khác: “Con vẫn đang thua bạn đấy, cố gắng lên”. Anh ấy luôn nghĩ dù ở đâu, lĩnh vực gì, bản thân cũng chỉ là một kẻ nữa vời mà thôi: “Dù vào được đại học Tokyo thì vẫn còn nhiều người giỏi hơn, trong giới người mẫu vẫn có rất nhiều người hơn mình”. Có thể các bạn không tin, nhưng đây thực sự là những gì anh ấy tự đánh giá về mình.

Trong khi đó, anh Hirotada Ototake, tác giả của cuốn sách Không ai hoàn hảo, dù sinh ra với cơ thể không lành lặn, khuyết thiếu cả hai chân, hai tay, nhưng anh vẫn hoạt động rất tích cực với vai trò nhà báo thể thao. Đọc cuốn sách của anh, tôi hiểu rằng anh đã tự đánh giá cao bản thân.

Và tôi cũng cho rằng Hirotada như vậy là do ảnh hưởng rất lớn từ cách giáo dục, lối suy nghĩ của bố mẹ anh. Nghe nói, khi bố mẹ Hirotada sinh ra anh với cơ thể không lành lặn như vậy, họ đã nghĩ: “Con mình từ lúc sinh ra đã là một đứa trẻ khác biệt. Do đó, đương nhiên là lượng sữa, thời gian ngủ cũng khác đối với những đứa trẻ khác. Chúng ta đừng so sánh con mình với con nhà người ta.”

Chính vì vậy, việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng. Nó giúp ta hài lòng với cuộc sống của mình.

Phương pháp Nâng cao đánh giá về bản thân

a. Hình thành thói quen nhìn nhận ưu điểm của bản thân

Những người tự đánh giá thấp bản thân thường có xu hướng phóng đại mặt kém và đánh giá quá thấp mặt tốt của bản thân. Bạn hãy nhớ lại những lời khen của mọi người dành cho mình từ trước đến nay.

b. Thử tìm sự ” khác biệt” khi so sánh với người khác

Ví dụ, trong các bữa nhậu, có những người rất hoạt náo khiến bầu không khí trở nên sôi động. Khi bạn thấy mình không thể làm được như vậy, bạn sẽ cảm thấy có “khoảng cách” với người khác. Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải làm cho tất cả mọi người thấy hứng khởi. Người sôi nổi hay người biết lặng lẽ quan tâm đều giỏi gọi đồ ăn ngon cho mọi người mà.

c. Coi thất bại là do hành động

Khi vấp phải một thất bại nào đó trong công việc, những người tự đánh giá thấp bản thân thường tự dằn vặt mình quá mức bằng các suy nghĩ tiêu cực: Sao mình cứ là đứa hỏng việc thế này. Khi đó, bạn hãy thử nghĩ rằng chỉ có phương pháp hay hành động đã thất bại mà thôi.

Khi so sánh bản thân với người khác, hãy nghe bài hát “Bông hoa duy nhất trên thế giới này”!

– Những lời khen bạn từng được nhận là gì?

– Khi bạn so sánh bản thân với người khác và nghĩ về “điểm yếu” của mình, bạn có thể nhận ra điều “khác biệt” nào?

2. Bao dung với bản thân

Konosuke Matsushita, nhà sáng lập công ty Matsushita Electric Industrial (nay là Panasonic), người được mệnh danh là ông tổ của ngành kinh doanh Nhật Bản, đã nói như sau: “Tôi cho rằng ta không thể chỉ vui với sở trường, buồn vì sở đoản của bản thân mà điều quan trọng là phải để tâm trạng thoải mái, cố gắng phát huy hết con người mình.”

Có thể nhìn nhận cả sở trường và sở đoản, không phủ nhận những khuyết điểm của bản thân, tìm cách phát huy hết phẩm chất con người mình là điều thật đáng quý.

Ví dụ như “quý ông khổng lồ” Shigeo Nagashima, ông là một trong những cầu thủ bóng chày nổi tiếng trong lịch sử. Ông nổi tiếng cả về những kỉ lục lẫn trí nhớ của bản thân. Người ta biết đến ông với lối chơi đẹp đồng thời ông cũng nổi tiếng với những câu chuyện dở khóc dở cười như để quên con trai Kazushige ở sân bóng, khi đi thì đi bằng xe ô tô, khi về thì quên mất xe và về bằng tàu điện ngầm hay chỉ đạo đội bóng chày bằng từ tượng thanh khó hiểu … Bình thường những điều này đều bị cho là khuyết điểm, nhưng Shigeo Nagashima vẫn luôn chấp nhận những bản tính trời sinh ấy của mình và ông luôn được các fan yêu thích bởi đó mới chính là Mr.Nagashima. Có lẽ quá hoàn hảo đôi khi cũng không tạo nên sự hấp dẫn.

Ngoài ra, các cầu thủ như Ichiro hay Hidetoshi Nakata cũng nổi tiếng về cách trả lời bộc trực trong các buổi phỏng vấn. Điều này tùy theo mỗi người mà ta có thể coi đó là cá tính hay khuyết điểm.

Ngay cả với những điều nhìn qua là khuyết điểm thì có thể trở thành cá tính đặc trưng của một con người. Đừng cố lấp liếm khuyết điểm, chúng đôi khi lại giúp chúng ta thực sự dễ dàng được mọi người chấp thuận. Người quá hoàn hảo, không khuyết điểm có thể lại khiến mọi người khó chấp nhận.

Nhà tâm lý học Linville đã từng xây dựng một lý thuyết gọi là “Lý thuyết về sự tự phức tạp”. Nói một cách đơn giản, lý thuyết này chỉ ra rằng những người bắt ép bản thân, cứng nhắc thường rất yếu đuối trước những thất bại, ngược lại những người có thể nhìn nhận bản thân trên nhiều phương diện lại rất mạnh mẽ trong những trường hợp tương tự.

Ví dụ, những người luôn ép buộc bản thân một cách cứng nhắc như: “mình là người mạnh mẽ nên không được khóc”, “mình không bao giờ được từ bỏ nổ lực”… sẽ là những người luôn phủ định bản thân. Lý do chính là luôn có những lúc chúng ta muốn khóc, chúng ta muốn lười biếng.

Trong khi đó, có những người lại nhìn nhận bản thân trên nhiều khía cạnh như mình cũng có lúc lười biếng nhưng cũng có lúc rất chăm chỉ, mình là người hướng nội, nhưng cũng có khi rất hướng ngoại… Họ biết bao dung, tha thứ cho bản thân mình.

Việc bao dung cho những mặt khác nhau trong con người mình, việc chấp nhận toàn bộ con người mình đôi khi cũng gặp phải những ý kiến phản luận như sau:

– Chính vì không hài lòng với con người hiện tại của mình mới sinh ra động lực muốn thay đổi bản thân.

– Coi những khuyết điểm là đặc trung cho con người mình liệu có khiến bản thân trở nên kiêu căng hay không?

Những ý kiến này đều là sai lầm. Việc bao dung với những mặt khác nhau trong con người mình, chấp nhận toàn bộ con người mình không làm mất đi những động lực, khát khao hoàn thiện bản thân. Nếu bạn chấp nhận toàn bộ con người mình, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bỏ qua cả những khuyết điểm và cũng không tự đánh giá bản thân quá thấp. Những người tự mãn mới dễ cáu bẳn và hay chỉ trích đối phương khi bị chỉ ra khuyết điểm.

Nói tóm lại, khi bạn bắt đầu tiếp nhận toàn bộ con người mình chính là lúc bạn đang đứng trên vạch xuất phát cho những thay đổi để tốt hơn.

Ngoài ra, việc yêu tất cả các mặt của bản thân cũng là điều quan trọng, khiến cho cuộc sống phong phú hơn.

Phương pháp Bao dung bản thân

a. Viết ra những mặt đa dạng trong con người bạn

Lúc như thế này, lúc như thế kia mới chính là con người. Bạn đừng coi đây là mâu thuẫn mà hãy cứ chấp nhận tất cả những phần đó.

Về cơ bản, tôi là người có tính hướng nội, nhưng khi đào tạo, huấn luyện … tôi lại chuyển dang chế độ hướng ngoại. Có lúc tôi cảm thấy rất cô đơn nhưng có lúc lại thích ở một mình. Người ta nói tôi là người luôn bình tĩnh, nhưng thực ra tôi lại rất hay lo lắng. Đó chính là tôi.

b. Chấp nhận bản chất con người mình

Hãy tạm thời bỏ qua tiếng nói muốn thay đổi, muốn cải thiện trong đầu. Thay vào đó, bạn hãy chấp nhận suy nghĩ bao dung rằng “đó cũng là con người của mình mà”, bản thân mình cũng được tạo nên từ nhiều yếu tố khác biệt và đa dạng.

Hãy chấp nhận rằng bản thân có nhiều đặc tính khác nhau!

– Những điều bạn cho là mâu thuẫn trong con người bạn là gì?

– Những điều bạn có thể chấp nhận ở bản thân là gì?

3. Nhìn lại quy tắc của bản thân

Quy tắc của bản thân là những mệnh lệnh đưa ra một cách vô thức như “mình phải là người như thế này” hay “mình phải làm như thế kia” … Bộ não của chúng ta thường có xu hướng đặt ra quy tắc cho bản thân.

Trong lĩnh vực phân tích giao dịch (Transactional Analysis) của tâm lý học có “5 lệnh điều khiển” tiêu biểu. Các lệnh điều khiển này sẽ sẽ điều khiển bản thân, bắt bản thân phải làm theo mệnh lệnh nào đó.

· Hãy hoàn hảo. (Tôi phải luôn hướng đến sự hoàn hảo)

· Hãy làm vui lòng người khác (Tôi phải làm vui lòng người khác, làm cho họ hạnh phúc và không được để họ thất vọng)

· Hãy nổ lực hơn nữa (Tôi phải nổ lực hơn nữa, không được lười biếng)

· Nhanh lên (Tôi phải làm nhanh hơn nữa)

· Mạnh mẽ lên (Tôi phải mạnh mẽ hơn nữa)

Ngoài ra chúng ta phải kể đến các quy tắc khác như “đàn ông không được khóc” , “điều sếp nói luôn đúng”, “làm kinh doanh không được nói Không”, “làm bố không được chiều con”…

Những quy tắc này thường chi phối suy nghĩ, hành động của chúng ta một cách vô thức. Và các quy tắc này phần nhiều được tạo ra dựa trên những lời dạy của bố mẹ hay môi trường sống thời thơ ấu (giai đoạn đến khoảng 7 tuổi).

Các quy tắc “mình phải trở thành thế này”, “mình phải làm thế kia”… nhìn qua chúng ta sẽ thấy đó là biểu hiện của một con người có kỷ luật. Việc này thực ra cũng có mặt tốt nhưng chúng ta không thể khẳng định rằng những người không đặt ra những người không đặt ra những nguyên tắc cho mình là những người vô kỉ luật.

Mặt khác, khi có quá nhiều quy tắc, hay ép bản thân theo các nguyên tắc một cách quá mức thì chính chúng ta lại tự tạo ra căng thẳng cho bản thân và cảm thấy căm ghét chính mình.

Lý do là chúng ta đặt trách nhiệm lên bản thân quá nhiều khi không tuân thủ nguyên tắc hay khi có hành động được cho là không tốt.

Kết quả là, chính bạn sẽ tự gắn cho mình cái mác “mình lúc nào cũng vô dụng”, “mình chẳng cố gắng gì cả”, “mình là kẻ nửa vời”…

Những người tự đánh giá thấp bản thân thường có nhiều quy tắc cực đoan, khiến cuộc sống mất đi tự do.

Có thể nói, những người có nguyên tắc nghiêm ngặt thì chính họ cũng là những người nghiêm khắc. Nới lỏng các quy tắc của bản thân, khoan dung với chính mình cũng giống như khoan dung với người khác.

Phương pháp Nhìn lại các quy tắc của bản thân

a. Gắn trị số cho 5 quy tắc của bản thân

Hãy tính điểm cho 5 quy tắc vừa kể trên với thang điểm 10. Từ đó bạn có thể thấy quy tắc nào đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới bạn.

b. Tìm ra những quy tắc khác

Bạn hãy thử viết ra tất cả những quy tắc mà mình có thể nghĩ với vai trò là nhân viên, bố mẹ, con cái, … Ví dụ “tôi phải là một…”, “tôi phải…”…

Trong số những quy tắc ấy, hãy chọn ra những quy tắc khiến bạn căng thẳng nhất.

c. Thay đổi các quy tắc của bản thân

Thay những quy tắc của bản thân bạn bằng những quy tắc mới. Trước hết, bạn hãy làm roc xem nên đổi thành các từ ngữ như thế nào. Ví dụ, với quy tắc “tôi phải biết lắng nghe” , bạn có thể đổi sang các từ ngữ nhẹ nhàng hơn như “mình nên lắng nghe trong công việc”, “mình sẽ cố gắng để lắng nghe”…

Sau đó bạn viết điều này vào sổ mỗi ngày, sau một tháng bạn sẽ thấy có kết quả. Các quy tắc nghiêm khắc mà bạn đặt ra cho bản thân sẽ dần được nới lỏng.

Hãy giảm nhẹ các quy tắc dành cho bản thân!

– Quy tắc khiến bạn căng thẳng là gì?

– Nếu đổi quy tắc ấy thành những từ ngữ như thế nào thì bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn?

4. Xác định rõ phương hướng của bản thân

Nữ vận động viên Shizuka Arakawa giành huy chương vàng tại Thế vận hội mùa đông Turin 2006 được cho là rất ghét việc cạnh tranh với người khác. Trong khi đó, giới trượt băng nghệ thuật lại vốn cạnh tranh rất khốc liệt.

Trong một buổi phỏng vấn, cô Arakawa đã trả lời như sau:

“Với tôi, điều quan trọng không phải là thứ bậc hay huy chương mà tôi đã trưởng thành hơn trong giây phút vô địch hay chưa. Nếu tôi chỉ thi đấu với sức mạnh, kỹ thuật thì chiến thắng này cũng chỉ là “một kết quả đáng thất vọng”. Với những gì tôi đã làm được một lần, nếu lần sau tôi không nâng được độ khó của nó lên thì tôi không thể hài lòng với chính mình được. Tôi không muốn thua chính mình trong quá khứ. Chính vì thế tôi luôn thử thách bản thân mình. Tôi là người rất ghét thua cuộc.”

Ngay cả một vận động viên như cô ấy cũng có những lúc mâu thuẫn với chính bản thân mình: “Cũng đã có lúc tôi cho rằng ‘nếu không hướng đến Turin thì không cần ép bản thân như thế, nhưng…”. Khi tôi mạnh mẽ, tôi sẽ luôn hướng về phía trước, nhưng khi tôi mệt mỏi, bản thân tôi lại bới móc những chuyện xưa cũ mà dù nhắc đến cũng chẳng có ý nghĩa gì.” Một vận động viên hàng đầu cũng có những mâu thuẫn và rất hay dao động về bản thân.

Những lúc như vậy, Arakawa biết cách xốc lại tinh thần, quyết chiến thắng mình trong quá khứ. Và cô ấy đã “so sánh với chính bản thân trong quá khứ chứ không phải với ai khác”.

Những người tự đánh giá thấp bản thân thường so sánh bản thân với người khác. Bởi chỉ khi so sánh với người khác, họ mới khẳng định được sự tồn tại của mình. Họ an tâm bằng cách dựa trên sự đánh giá bởi các tiêu chuẩn xã hội hoặc quan điểm của người khác.

Tuy nhiên, càng so sánh họ lại càng chìm trong cảm giác tự ti mặc cảm khi nhận thấy người khác thật tuyệt vời còn bản thân thật vô dụng.

Mặc dù chúng ta không thể hoàn toàn tránh được việc bị so sánh với người khác theo các giá trị hay các tiêu chuẩn xã hội đề ra, nhưng nếu chúng ta chỉ có thể tự đánh giá bản thân bằng cách so sánh với người khác thì ngay cả sống với đúng con người mình chúng ta cũng không thể làm được.

Vậy chúng ta nên làm thế nào?

Có một cách chúng ta có thể thực hiện là xác định rõ phương hướng của bản thân. Bạn hãy xác định rõ “bạn muốn làm người như thế nào”, “bạn muốn làm gì”, “bạn có giá trị quan như thế nào”.

Sau đó, giống như cách mà vận động viên Arakawa đã làm, bạn hãy so sánh bản thân với chính mình trong quá khứ, từng bước trưởng thành hơn, từng bước tiến gần tới con người mà bạn mong muốn. Qua đó, bạn cũng sẽ yêu quý bản thân mình hơn.

Phương pháp Xác định rõ phương hướng của bản thân

a. Đặt mục tiêu mà bạn muốn hướng đến

Điều quan trọng khi xác định mục tiêu hay con người mà bạn hướng đến chính là phải bỏ qua suy nghĩ “mình có làm được không”.

Trong cuốn sách của tôi mang tên Ba thói quen để tìm ra việc bạn muốn làm, tôi đã viết về suy nghĩ điều mình muốn làm ở cấp độ một ngày, một năm, một đời và các bạn có thể tham khảo cuốn sách này. Thông thường, để xác định được phương hướng của bản thân, chúng ta phải xác định mục tiêu của chính mình.

Nếu các bạn có thần tượng, hãy làm rõ bạn muốn những điều gì ở họ. Ví dụ, ước mơ của tôi là được như cô Makiko Esumi ở điểm “có tuổi rồi mà vẫn xinh đẹp”, “phong cách”, “có thể nói lên ý kiến của bản thân” … Đó chính là những điều mà bạn muốn đạt được. Hãy nhớ, điều quan trọng là bạn muốn trở nên như thế nào.

b. Làm rõ nhu cầu của bản thân

Nhu cầu của bản thân chính là “bản thân minh mong muốn điều gì”. Bạn nên liệt kê danh sách những điều gì bạn thấy hào hứng và tìm hiểu kỹ xem lý do gì thôi thúc bạn luốn nghĩ đến điều ấy.

Có rất nhiều nhu cầu của bản thân bạn đang ngủ quên như “mạo hiểm”, “sáng tạo”, “dạy học”, “sưu tập”, “học tập”, “tự do”, “thay đổi”… Biết được những nhu cầu của mình một cách chính xác , bạn sẽ làm rõ được bản thân mình muốn làm gì. Về nhu cầu của bản thân, tôi cũng đã giới thiệu kỹ trong cuốn sách tôi vừa nêu, các bạn có thể tham khảo thêm nếu muốn có những gợi ý cụ thể hơn.

Hãy quyết chiến với chính mình trong quá khứ!

– Mục tiêu hoặc con người mà bạn hướng đến là gì?

– Bạn thấy háo hức với điều gì?

5. Hạnh phúc với chính bản thân đang trưởng thành

“Cuộc đời chỉ có thành công và trưởng thành”

Đây là câu nói của thầy Fukushima Masanobu, một nhà diễn thuyết, một nhà khởi nghiệp tài ba.

Thầy Fukushima nói cứ tiếp tục làm, rồi sẽ có một ngày bạn thành công, học tập từ thất bại chính là trưởng thành. Chính vì vậy, cuộc đời con người chỉ toàn là thành công và trưởng thành mà thôi. Và quả thực đúng là như vậy.

Thông điệp của thầy Fukushima rất có sức thuyết phục. Phần lớn những người tham gia buổi diễn thuyết của thầy Fukushima đều cảm thấy rất tự tin, có tinh thần làm việc và có cảm giác bản thân có thể làm được điều gì đó. Ngoài ra, thầy còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “cảm thấy hạnh phúc với sự trưởng thành hơn là thành tựu của con người.

Nếu bạn tập trung cho quá trình trưởng thành thì bạn có thể vừa đạt được kết quả vừa hạnh phúc trong quá trình tạo ra kết quả ấy.

Trong tâm lý học, có một thuyết gọi là thuyết ERG của học giả Clayton Alderfer. Theo Alderfer, ba nhu cầu lớn của con người là nhu cầu quan hệ và nhu cầu phát triển.

Tóm lại, bất cứ ai cũng đều muốn được phát triển, trưởng thành. Đó chính là nhu cầu cơ bản của con người. Lấy bằng cấp, học ngoại ngữ, nghiên cứu… tất cả đều để thỏa mãn nhu cầu.

Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải cảm nhận được bản thân đang trưởng thành nhưng lại không cảm nhận được điều đó thì cũng không thể thỏa mãn được nhu cầu của bản thân. “Cảm giác trưởng thành” mới là điều bản thân cần coi trọng.

Nếu chúng ta cảm thấy được sự trưởng thành của bản thân, chúng ta sẽ đặt hy vọng vào bản thân trong tương lai và có thể chấp nhận con người hiên tại của mình.

Ngay cả với khách hàng của tôi, những người “không tự tin vào bản thân”, tôi cũng yêu cầu họ suy nghĩ và kể lại ba điều mà họ đã học được, đã trưởng thành hơn qua mỗi ngày. Suốt một tháng như vậy, họ sẽ cảm thấy bản thân luôn trưởng thành và tự đánh giá bản thân cao hơn.

Nhiều người nói với tôi rằng họ thấy vui khi mỗi ngày trôi qua lại thấy hy vọng hơn vào bản thân trong tương lai.

Nếu bạn không làm như vậy, bạn sẽ sa vào việc đổ lỗi cho bản thân rằng “sao lại phải mắc lỗi như vậy”, “lần sau cũng thất bại như thế thôi”, “mình lúc nào cũng vô dụng”…

Ngay cả với công việc quen thuộc, việc tìm kiếm những điểm mà mình đã trưởng thành hơn cũng là cách tốt nhất để cảm nhận cảm giác trưởng thành.

Chính vì chúng ta chưa hoàn thiện nên chúng ta vẫn còn có thể phát triển hơn nữa. Khi bạn có thể đặt kì vọng vào con người không ngừng trưởng thành của chính mình, bạn biết yêu bản thân mình hơn. Và nếu bạn có thể tập trung vào sự trưởng thành của bản thân, bạn sẽ thôi so sánh mình với người khác và chỉ sống với những tiêu chuẩn của chính mình.

Phương pháp Để hạnh phúc với chính bản thân đang trưởng thành

a. Một ngày trôi qua với cái nhìn tích cực

Mỗi ngày, bạn hãy ghi lại những điều mình đã học được, đã làm được, đã phát huy được, đã trưởng thành hơn. Điều đầu tiên bạn cần làm không phải là phản tỉnh chính mình mà là tạo cho mình một thói quen nhìn nhận lại một ngày của bản thân với cái nhìn tích cực. Ban đầu bạn có thể không quen nhưng dần dần, bạn sẽ làm được.

b. Suy nghĩ về những hành động giúp mình trưởng thành hơn

Tất nhiên, việc phản tỉnh bản thân cũng là một điều rất quan trọng nhưng khi nhìn lại một ngày, bạn cần đặt câu hỏi để tìm ra giải pháp, phương hướng hành động cho các vấn đề nảy sinh.

Ví dụ: Làm thế nào để mình có thể làm tốt hơn nữa? Nếu làm việc này sai một lần nữa thì mình cần chú ý vào điều gì?

Đây đều là những câu hỏi hết sức bình thường, nhưng chúng lại có ảnh hưởng đến việc tự đánh giá bản thân vủa bạn.

Việc tự đánh giá bản thân không thể thay đổi một sớm một chiều, tuy nhiên việc nhìn nhận lại chính bản thân và cảm nhận sự trưởng thành trong chính con người mình sẽ dần nâng cao sự tự đánh giá ấy.

Chính vì thế, các bạn đừng vội vã mà hãy cứ kiên trì tiếp tục thói quen này nhé.

Tập trung cho tương lai trưởng thành hơn là chỉ biết hoàn thiện ở hiện tại!

– Hôm nay bạn đã học được điều gì?

– Bạn cần làm gì để tỏa sáng hơn nữa?

Thói quen thứ nhất:

Chấp nhận toàn bộ con người mình

1) Khi bạn so sánh bản thân với người khác, hãy nghe bài “Bông hoa duy nhất trên thế giới”

2) Bao dung với bản thân

3) Giảm bớt những quy tắc của bản thân

Bạn cũng sẽ thích

4) Hãy quyết chiến với chính mình trong quá khứ

5) Tập trung cho sự trưởng thành trong tương lai hơn là sự hoàn thiện ở hiện tại

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.