Trang chủ / Một Cuốn Sách Về Chủ Nghĩa Tối Giản

Đọc sách Một Cuốn Sách Về Chủ Nghĩa Tối Giản

Review sách Một Cuốn Sách Về Chủ Nghĩa Tối Giản. Tải sách Một Cuốn Sách Về Chủ Nghĩa Tối Giản PDF/EPUB/AZW3

Dưới đây là nội dung cuốn Một Cuốn Sách Về Chủ Nghĩa Tối Giản. Hãy mua cuốn Một Cuốn Sách Về Chủ Nghĩa Tối Giản trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Bạn có hiểu đúng về chủ nghĩa tối giản?

Từ triết lý sống cơ bản của người Nhật, Marie Kondo có công lớn khi biến “Minimalism” – chủ nghĩa tối giản trở thành một hiện tượng, một kiểu phong cách sống ngày càng được áp dụng và yêu thích. Nhưng cũng giống với bất cứ kiểu chủ nghĩa nào, minimalism không đơn thuần chỉ là việc vứt bỏ đồ đạc mà thay vào đó là cảm giác hạnh phúc.

“Kẻ thù của chủ nghĩa tiêu thụ” là cách nhiều người nhìn nhận chủ nghĩa tối giản, khi cuộc sống hiện đại và những tiện lợi vật chất có thể khiến nhiều người lãng quên những giá trị nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc, một tâm trí an nhiên và một đời sống đủ đầy.

Marie Kondo và cuốn sách vài trăm trang của cô chỉ dẫn cho chúng ta một điều cơ bản và cốt yếu nhất: hãy vứt bỏ những món đồ không khiến bạn vui. Nói rộng hơn, hãy chỉ sống với những vật dụng cơ bản nhất: từ quần áo, đồ dùng trong nhà cho đến thành phần mỹ phẩm, bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể được tiếp cận bằng cái nhìn tối giản hơn.

Thậm chí vượt khỏi giới hạn những món đồ vật chất, chủ nghĩa tối giản “tấn công” những nền tảng mạng xã hội như Instagram như một vẻ đẹp thẩm mỹ mới, nơi những tấm ảnh thiết kế nội thất và lối sống đơn giản, gần với tự nhiên ngày càng được quan tâm. Câu hỏi đặt ra là liệu việc chỉ vứt bỏ những món đồ có khiến bạn thực hành đúng chủ nghĩa tối giản hay không? Và còn bao nhiêu hiểu lầm thông thường về khái niệm “minimalism” chúng ta thường gặp phải?

Không phải trào lưu tức thời

Trái với nhiều người hình dung, chủ nghĩa tối giản là một triết lý được áp dụng cả trong xã hội và nghệ thuật, và đã được áp dụng thậm chí trước khi có một định nghĩa cụ thể về nó. Sau Thế chiến II, chủ nghĩa tối giản là quan niệm thẩm mỹ rất được ưa chuộng bởi phong cách vừa siêu thực lại cũng vừa dễ cảm thụ.

Sau đó, vào thập niên 1970, ý tưởng về lối sống đơn giản bắt đầu thành hình khi nhiều người nhận ra không thể dựa dẫm vào chủ nghĩa tiêu thụ. Không khó để nhận ra hiện tượng xã hội cũng giống với thời trang ở việc nó luôn quay vòng, và sự nguy hiểm của chủ nghĩa tiêu thụ trong bối cảnh kinh tế biến động và những cuộc khủng hoảng kinh tế cách đây một thập kỷ là yếu tố căn bản thúc đẩy người ta tìm đến một lối sống bền vững hơn, ít lệ thuộc vật chất hơn.

Sách hay khuyên đọc

Cùng với sức lan tỏa của mạng xã hội, chủ nghĩa đơn giản đã tìm được cách thức truyền thông hoàn hảo để chạm đến những thế hệ millennial hay gen Z.

Không phải một chuẩn mực đạo đức

Chủ nghĩa đơn giản bị lầm tưởng là một chuẩn mực đạo đức, rằng những người theo chủ nghĩa tối giản thường sẽ là những người tôn vinh giá trị đạo đức cao hơn số còn lại, điều này đồng nghĩa với những tranh cãi về lối sống, như thế nào mới là tối giản? Liệu dọn sạch tủ đồ để có chỗ cho những món đồ mới đắt tiền hơn có gọi là tối giản không? Steve Jobs khi còn sống luôn chỉ xuất hiện với một kiểu trang phục: chiếc áo cổ lọ đen và quần jean, bộ trang phục này trên thực tế không thể hiện ông là người theo chủ nghĩa tối giản, nhưng lựa chọn không bận tâm nhiều về những kiểu trang phục khác nhau của ông lại là một kiểu suy nghĩ tối giản.

Hiểu về chủ nghĩa tối giản, bạn sẽ thấy nó thể hiện ở rất nhiều mặt, và người ta có thể áp dụng bất cứ khía cạnh nào phù hợp với quan niệm và môi trường sống của mình.

Không có nghĩa bạn phải ngừng mua sắm mãi mãi

Mà là cách bạn mua sắm. Chủ nghĩa tối giản khuyên bạn hãy vứt bỏ những món đồ bạn không dùng đến, hay không khiến bạn cảm thấy vui để giải phóng không gian, điều này dễ dàng dẫn đến lầm tưởng để theo chủ nghĩa tối giản, bạn tuyệt đối không nên mua sắm bất cứ món đồ nào nữa. Tiêu thụ hay tối giản không nhất thiết phải là hai phạm trù đối nghịch, trong quá trình lược giản hóa cuộc sống, bạn sẽ thấy bản chất của việc sống tối giản là lệ thuộc ít hơn và sử dụng những vật dụng một cách có ý nghĩa hơn.

Ví dụ khi quyết định mua chiếc áo mới, bạn sẽ dành thời gian nhiều hơn để suy nghĩ liệu nó có phù hợp với các dịp khác nhau, có thể kết hợp với nhiều hơn một thứ trang phục bạn đang sở hữu, liệu nó có xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra… Điểm tích cực của chủ nghĩa tối giản nằm ở chỗ khiến bạn chú tâm hơn và kiểm soát tốt hơn thói quen tiêu thụ của mình.

Không thể áp dụng trong một sớm một chiều

Quyết định sống tối giản có thể khiến nhiều người choáng ngợp khi không biết bắt đầu từ đâu, với những món đồ gì, nên vứt bỏ thứ gì và giữ lại thứ gì, nhiều người trên thực tế đã bỏ cuộc cũng vì lý do này. Khi bắt đầu thực hành chủ nghĩa tối giản, việc bạn nên làm đầu tiên là lên danh sách những hạng mục mình muốn loại bỏ dần, và dành cho nó khoảng thời gian phù hợp, có thể sẽ cần 1 tuần, 2 tuần, thậm chí một tháng, nhưng đó cũng là trọng tâm của chủ nghĩa tối giản.

Nhanh chóng vứt bỏ món đồ này, hoang mang với không gian kia sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy rối tung hơn, điều này cũng cho phép bạn có thêm thời gian tìm cách mang lại cuộc đời thứ hai cho những món đồ của mình: quyên góp, đem tặng, hay vứt bỏ hoàn toàn.

Bạn cũng sẽ thích

Không chỉ không gian mới cần tối giản

Sự dư thừa không chỉ gói gọn ở không gian, đồ đạc, vật chất. Nó thể hiện trong ổ cứng máy tính, album ảnh trong điện thoại, danh sách người theo dõi trên mạng xã hội, và những mối quan hệ xã hội vu vơ không có ý nghĩa gì với bạn… Bạn sẽ chỉ sống đơn giản hơn và sống với khoảnh khắc hơn khi tất cả các không gian cả hữu hình lẫn không gian ảo được dọn dẹp, lọc thải và loại bỏ nếu cần thiết.

Lúc này, lời khuyên của Marie Kondo vẫn rất có ích: hãy loại bỏ những thứ, những giao diện không thường được bạn dùng đến, những người sẽ chỉ khiến bạn khó chịu hay bận tâm khi thấy họ trên mạng xã hội, những hòm mail nặng trĩu thư rác…

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Một Cuốn Sách Về Chủ Nghĩa Tối Giản với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.