Trang chủ / Payback Time – Ngày Đòi Nợ

Đọc sách Payback Time – Ngày Đòi Nợ

Review sách Payback Time - Ngày Đòi Nợ. Tải sách Payback Time - Ngày Đòi Nợ PDF/EPUB hoàn toàn miễn phí.

Dưới đây là nội dung cuốn Payback Time – Ngày Đòi Nợ. Hãy mua cuốn Payback Time – Ngày Đòi Nợ trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Người giàu phất lên nhờ khủng hoảng

Có một điểm rất lạ.

  • Những người thành công thường có xu hướng chia sẽ các kinh nghiệm.
  • Nhưng thay vào đó những người “chưa thành công” một chút xíu gì đó lại chỉ nhìn vào kết quả ngay lập tức.

Trong đầu tư cũng vậy:

  • Nhà đầu tư đại tài nào cũng đều “viết sách” và trong đó cũng là những chia sẽ đầy tâm huyết.
  • Nhưng cách đọc và cảm nhận lại đôi khi quá “ngắn hạn” dẫn đến sách chỉ là vật “trang trí trong nhà”. 

Quá nữa trong danh sách “Tỷ phú” trên thế giới đều tận dụng khủng hoảng ở các thời kỳ khác nhau để “thâu tóm” các Doanh nghiệp giá rẻ. Và trong đó có một người “ai cũng biết” trong giới đầu tư.

Khủng hoảng kinh tế luôn là nỗi lo lắng của hàng triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, đối với các tỷ phú thế giới – những nhà đầu tư tài ba, thì khủng hoảng lại chính là cơ hội để họ kinh doanh và tích lũy thêm tiền vào khối tài sản khổng lồ của mình.

Các tỷ phú đã sử dụng chiến lược vô cùng đơn giản này để gầy dựng tài sản của mình bằng cách mua cổ phiếu của các công ty công nghệ sinh học, các công ty phần mềm, và các công ty tư nhân khác. Và sớm thôi, nếu bạn chú ý và sẵn lòng thực hiện công việc thú vị này, bạn sẽ khám phá rằng chiến lược đầu tư kỳ diệu này cũng có thể là nền tảng cho sự may mắn của chính bạn.

Carlos Slim Helu: “Thiên tài” với các con số

Sách hay khuyên đọc

Năm 2010, vượt lên Bill Gates, Carlos Slim trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng tài sản 53,5 tỷ đô la Mỹ và cũng là người Mỹ la tinh duy nhất trong danh sách top 10 theo xếp hạng của Forbes. Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới khủng khoảng và gặp nhiều khó khăn như vậy, Carlos Slim vẫn có thể tạo ra doanh thu khổng lồ và vươn lên trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới. Với nhiều người, đây quả là một điều phi thường, nhưng với ông, đó đơn thuần là thành quả của những chiến lược đầu tư hợp lý, đúng lúc và đúng chỗ.

Năm 15 tuổi, với số tiền 5.523 peso kiếm được nhờ các khoản tiết kiệm, Slim đã mua được 44 cổ phiếu của Banamex – ngân hàng lớn nhất Mexico. Đến năm 17 tuổi, ông đã tăng được gấp 6 lần số tiền mà mình có. Ông tự nhận mình có khả năng đặc biệt với các con số và quyết toán cực kỳ chính xác. Năm 1987 thời kỳ Mexico khủng hoảng, ông mua khá nhiều cổ phiếu và khi kinh tế phục hồi, giá cổ phiếu tăng và ông bán đi, kiếm lời lớn.

Năm 1990, Nhà nước Mexico quyết định tư nhân hóa công ty điện thoại và viễn thông quốc gia. Chẳng phải là một chuyên gia kỹ thuật – thậm chí ông còn không biết tiếng Anh và cũng không biết dùng máy tính, nhưng Carlos Slim đã gom hết vốn liếng của mình để lao vào đấu thầu. Với 1,7 tỷ USD, Carlos Slim đã mua gần như toàn bộ số cổ phiếu của tập đoàn. Cách nay 14 năm, khi mua 1 cổ phiếu của Telmex, Carlos Slim chỉ bỏ ra có 0,8 cent. Và đến bây giờ, giá cổ phiếu của Telmex trên thị trường chứng khoán là 34 USD. Vào thời điểm hiện tại, giá trị cả tập đoàn được các công ty kiểm toán độc lập định giá là từ 10 cho đến 12 tỷ USD. Kể từ khi nắm trong tay Telmex, công việc kinh doanh của Carlos Slim lên như “diều gặp gió”, ông đã biến Telmex thành “con gà đẻ trứng vàng”.

Đến cuối những năm 90, Carlos Slim dự đoán trước được sự giảm sút của mạng điện thoại dây truyền thống ở Mexico, thay vào đó sẽ là một thời kỳ bùng nổ dữ dội của điện thoại di động. Năm 2000, ông đã kịp thời cho thành lập một công ty con là America Movil để đón đầu nhu cầu mới. Cuối 2003, America Movil đã đạt số khách hàng là 40,4 triệu, xấp xỉ với số khách hàng 40,6 triệu của nhà cung cấp đến từ Tây Ban Nha. Không dừng lại ở đó, America Movil đang tiếp tục mua lại các nhà điều hành mạng điện thoại di động tại châu Mỹ Latin. Cho đến nay, American Movil đã có hơn 200 triệu khách hàng khắp từ Braxin đến Mỹ và trở thành hãng viễn thông không dây lớn thứ 4 thế giới. Ba người con trai của ông hiện đang điều hành tập đoàn tuy nhiên vẫn chịu sự kiểm soát của ông và đóng vai trò như đại diện truyền thông.

Tại Mexico, Carlos Slim được coi như một “ông trùm” sở hữu toàn bộ các đế chế kinh doanh lớn bao gồm các cửa hàng, hãng viễn thông, khách sạn, nhà hàng và cả ngân hàng. Thậm chí người dân Mexico thường nói với nhau rằng khó có thể có ai sống một ngày tại đất nước này mà không trả đồng nào cho Carlos Slim. Đồng thời, ông cũng đang sở hữu cổ phần tại tập đoàn bán lẻ Sak và báo Nytimes.

Larry Ellison – không bao giờ khuất phục trong kinh doanh

Larry Ellison, tỷ phú “không bao giờ khuất phục trong kinh doanh”, người sáng lập ra tập đoàn hùng mạnh Oracle là một trong những doanh nhân khoa trương và trực tính nhất thế kỷ.Trong suốt những năm 1970, Ellison từng làm việc cho Ampex Corporation. Một trong các dự án của ông là xây dựng một cơ sở dữ liệu cho CIA, mà ông đặt tên là “Oracle”. Đến năm 1977, ông mạnh dạn thành lập Oracle, với số vốn ban đầu vỏn vẹn 2.000 USD, số tiền ông dành dụm được sau một thời gian dài tích góp, nhưng dưới tên “Phát triển phần mềm phòng thí nghiệm (Software Development Laboratories – SDL)”.

Oracle của Larry là tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phần mềm quản lý thông tin và cơ sở dữ liệu, đồng thời cũng là một tập đoàn phần mềm độc lập lớn thứ 2 thế giới sau Microsoft. Trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, Larry đang đứng thứ 5 trong bảng danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới theo bình chọn của Forbes với tổng tài sản 43 tỷ USD.

Tỷ phú “vượt lên số phận” Larry Ellison đã có một cuộc sống thiếu thốn tình cảm ruột thịt suốt quãng đời niên thiếu. Ông được trao cho chú dì ở Chicago nuôi dưỡng từ khi 9 tháng tuổi và đến khi ông 48 tuổi, ông mới được gặp lại đấng sinh thành. Người ta cho rằng chính cuộc sống thiếu thốn tình cảm đó đã đưa ông đến với ngành công nghệ thông tin từ thuở thiếu thời.

Khởi nghiệp với vô vàn khó khăn, thành lập Oracle năm 1977 với số vốn ban đầu vỏn vẹn 2000 USD, đến nay Larry đã sở hữu một gia tài khổng lồ, một tập đoàn kinh doanh hết sức thành đạt với những sản phẩm ngay từ khi chưa xuất kho đã bán hết. Larry cùng với “đứa con cưng” của mình là Oracle đã đạt được đến đỉnh cao của sự thành đạt. Đến nay, tỷ phú giàu giàu thứ 5 này thế giới đã bỏ thêm 7 tỷ USD vào năm 2012, khi cổ phiếu Orcale tăng 20%, nâng tổng tài sản lên 43 tỷ USD. Năm 2012, ông đã tậu thêm rất nhiều bất động sản tại Malibu và 98% đảo Lanai ở Hawaii (Mỹ) với giá 500 triệu USD.

Với tốc độ tăng trưởng kinh doanh nhanh đến chóng mặt, Larry không muốn dừng lại ở đó, ông đã từng tuyên bố rằng : “Nhiệm vụ của tôi ở Oracle, công ty phần mềm lớn thứ 2 trên thế giới, là đưa nó lên vị trí số 1. Tôi sẽ phải phát triển tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh và bán những sản phẩm chất lượng cao nhất ra thị trường. Cuối cùng, tôi sẽ tiến tới thay thế Microsoft và chuyển từ vị trí số 2 lên số 1”.

Sheldon Adelson – ông trùm sòng bạc số 1 thế giới Las Vegas

Sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo, bố làm nghề lái taxi, mẹ ở nhà dệt len, tuổi thơ của Sheldon vất vả hơn rất nhiều so với bạn bè cùng trang lứa, học hành dở dang. Hơn 10 tuổi, cậu bé nghèo chọn nghề bán báo dạo làm kế sinh nhai. Ngoài ra, cậu còn nhận làm đủ mọi nghề khác nhau để kiếm sống: khi thì bán bánh kẹo, khi thì phát tờ rơi…

Shelden Adelson hiện là CEO của tập đoàn Las Vegas Sands. Ông khởi nghiệp là một nhà môi giới thế chấp và tư vấn tài chính. Năm 1989, Adelson mua lại khách sạn sòng bạc Sands tại Las Vegas và phát triển thành tập đoàn Sands Corporation.

Sheldon Adelson là ông trùm sòng bạc, nhưng cả một thời gian dài không ai biết ông có bao nhiêu tiền. Chỉ đến tháng 12/2004, khi Sheldon Adelson bán 10% cổ phiếu của tập đoàn Las Vegas Sands Corp., thu về gần 1,5 tỉ USD, người ta mới biết số tài sản khổng lồ của ông. Năm 2005, ông là người giàu thứ 15 thế giới, với 16,5 tỉ USD.

Hơn 70 tuổi, tỷ phú Las Vegas Sands quyết định tấn công vào thị trường cờ bạc châu Á mà điểm khởi đầu là Macau – kinh đô của casino. Ông vua sòng bài nước Mỹ tới đây, dốc hơn 2,4 tỷ USD để biến một khu đầm lầy thành khu phức hợp với sòng bạc lớn nhất thế giới – Venetian Macau. Việc khai trương Venetian Macau cũng là một lời tuyên chiến của Sheldon Adelson với Stanley Chỉ sau vài năm, Sheldon Adelson tiếp tục đầu tư 5,5 tỷ USD để xây dựng khu phức hợp sòng bài khổng lồ hình chiếc thuyền ở trên cao – Marina Bay Sands tại Singapore. Khu nghỉ dưỡng sòng bài này góp phần quan trọng đưa lượng du khách giàu có tới Singapore tăng 41% trong vòng 24 tháng.

Tiếp đó, tỷ phú này đổ thêm hơn 5 tỷ USD vào Macau để xây đựng khu phức hợp nghỉ dưỡng mới Sands Cotai Central cùng một sòng bạc khổng lồ bên trong, được khai trương đầu năm 2012. Quần thể này kết hợp với Venetian Macau tạo ra thành phố nghỉ dưỡng lớn nhất thế giới. Tính tới năm 2012, tập đoàn sở hữu chuỗi nhiều khách sạn sòng bạc tại Mỹ, châu Á và đang có kế hoạch mở rộng sang châu Âu với “EuroVegas” tại Madrid, Tây Ban Nha.

Trong vài năm gần đây, dù khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên toàn cầu, ông vua casino nước Mỹ vẫn tiếp tục hành trình mở rộng “vương quốc” của mình với việc tìm kiếm cơ hội mới ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Bí mật của chiến lược mua tích trữ không chút rủi ro là hiểu rằng giá cả khác giá trị

Vâng, dĩ nhiên chiến lược mua tích trữ cổ phiếu còn nhiều thứ để bàn chứ không đơn giản chỉ là việc mua cổ phiếu và cầu cho giá của chúng giảm. Những gì Warrent Buffet và rất nhiều tỷ phú đô là khác biết chính là giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng thể hiện đúng giá trị của một doanh nghiệp. Nói cách khác, bạn phải học cách nhìn xa hơn việc chỉ nhìn vào giá cổ phiếu hàng ngày trên thị trường, bạn phải nhìn vào giá trị của một doanh nghiệp.

Bí mật duy nhất của mua tích trữ cổ phiếu là đảm bảo rằng giá trị của một doanh nghiệp phải thực sự cao hơn cái giá trên thị trường mà bạn bỏ ra để mua nó. Tôi thề rằng tất cả bí mật chỉ có vậy Nếu bạn thực hiện đúng điều này, bạn chỉ có thể giàu lên mà thôi. Số đông các nhà đầu tư mắc sai lầm khi nghĩ rằng cái giá mà họ bỏ ra để mua cổ phiếu nhất định phải có mối liên hệ mật thiết nào đó với giá trị thực của công ty mà họ mua. Tôi không hiểu tại sao các nhà đầu tư chứng khoán lại nghĩ vậy trong khi rõ ràng họ chẳng vấp phải sai lầm này bao giờ trong những thương vụ khác.

Ắt hẳn họ đã mua xe cũ một vài lần trong đời. Họ không hề mơ hồ giữa giá tiền của chiếc xe với giá trị của chiếc xe đó đúng chứ? Người bán chào giá 5.000 đô la cho chiếc Toyota cũ của anh ta không có nghĩa rằng nó thực sự đáng giá 5.000 đô la. Nếu bạn đủ thông minh bạn sẽ xem xét chiếc xe kĩ càng, bạn cần biết chắc động cơ của chiếc xe còn hoạt động và thân xe không phải thảm hoạ. Bạn sẽ hỏi dò những chiếc xe cùng mẫu được bán với giá bao nhiêu và dùng nó làm tham chiếu về giá cả, và bạn chỉ mua khi mức giá chào bán là hợp lý.

Tại sao các nhà đầu tư lại không làm điều tương tự khi họ mua cổ phiếu. Bởi vì họ không biết cách tính toán giá trị của một công ty giống như họ có thể làm đối với một chiếc xe hơi. Chà, vậy thì trong quyển sách này, chúng ta sẽ khắc phục và học cách tính giá trị của công ty.

Bạn cũng sẽ thích

Tôi sẽ chỉ bạn cách tính giá trị và bảo đảm rằng nó cao hơn giá mua trong chương bốn, còn bây giờ, bạn chỉ cần hiểu rằng: giá Chỉ là số tiền mà bạn bỏ ra; chỉ có vậy thôi. Nó chẳng có ý nghĩa quái nào khác ngoài điều đó. Nếu bạn muốn biết giá trị của thứ bạn đã mua, chà, đó là một câu hỏi hoàn toàn khác.

Giá là cái bạn bỏ ra, nhưng giá trị là cái bạn thu được. Hai từ đó có thể, và thường, khá là khác nhau. Chúng ta sẽ bắt đầu bài học về cách thức mua tích trữ các công ty bị đánh giá thấp hơn giá trị thực và kiếm bộn tiền bằng câu thần chú: giá cả không đồng nhất với giá trị.

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Payback Time – Ngày Đòi Nợ với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.