Trang chủ / Tâm Lý Học Tội Phạm

Đọc sách Tâm Lý Học Tội Phạm

Review sách Tâm Lý Học Tội Phạm. Tải sách Tâm Lý Học Tội Phạm PDF/EPUB

Dưới đây là nội dung cuốn Tâm Lý Học Tội Phạm. Hãy mua cuốn Tâm Lý Học Tội Phạm trên Shopee để ủng hộ tác giả.

THẤT BẠI TRONG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỘI PHẠM

Khi bắt đầu công việc của một nhà tâm lý học nghiên cứu lâm sàng, tôi tin rằng mọi người trở thành tội phạm phần lớn là do các yếu tố bên ngoài bản thân họ tác động. Tôi chủ yếu coi tội phạm như những nạn nhân. Khi làm việc với người thầy của mình, Tiến sĩ Yochelson, chúng tôi nhận ra quan điểm này hoàn toàn sai lầm.

Chúng tôi ngày càng nghi ngờ những câu chuyện tự thỏa mãn bản thân, trong đó tội phạm biện minh cho những gì chúng đã làm bằng cách đổ lỗi cho người khác. Khi tiến hành kiểm nghiệm những lời khai của chúng và phỏng vấn những người biết rõ về chúng, chúng càng sẵn sàng hơn. Chúng tôi đã chỉnh sửa một số quan niệm, loại bỏ hoàn toàn những quan niệm khác và khám phá các chủ đề mới.

Những bằng chứng mà chúng tôi đã tích lũy được sau hàng nghìn giờ phỏng vấn những tên tội phạm thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau đã buộc chúng tôi phải đưa những “con bò lý thuyết thiêng liêng” của mình ra đồng cỏ và giết thịt chúng. Chúng tôi tự gọi mình là “những người cải đạo bất đắc dĩ” bởi vì chúng tôi quá do dự khi từ bỏ những học thuyết, niềm tin và những gì chúng tôi học được trong khóa đào tạo chuyên môn về lý do tại sao mọi người lại trở thành tội phạm. Khi chúng tôi không còn coi tội phạm là nạn nhân, một không gian mới đã mở ra. Khi ấy, chúng tôi không còn bị ràng buộc bởi những câu hỏi “tại sao và có thể tập trung tìm hiểu sâu hơn về cách thức tư duy của tội phạm.

Chúng tôi áp dụng cách tiếp cận “vết xước trên bàn”. Bạn không cần phải biết tại sao chiếc bàn bị xước. Thay vì lo lắng về việc nó bị hư hại như thế nào, bạn cần kiểm tra chiếc bàn để xác định nó được làm bằng gì và đánh giá tình trạng xem có thể sửa chữa được hay không. Tên tội phạm đã đưa ra quyết định bằng cách nào? Kỳ vọng của anh ta về bản thân và những người khác là gì? Làm thế nào mà anh ta có thể cầu nguyện trong nhà thờ lúc 10 giờ nhưng hai giờ sau đó lại tiến hành khủng bố một chủ nhà khi đột nhập? Hành vi là sản phẩm của tư duy. Và sau nhiều nỗ lực, chúng tôi đã đặt nền móng cho phương pháp giúp người phạm tội thay đổi suy nghĩ và hành vi bằng cách tập trung vào các phương thức tư duy thay vì nguyên nhân.

Việc tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội chưa có hồi kết và phần nào có thể so sánh với nỗ lực của các nhà khoa học đang tìm hiểu nguyên nhân của bệnh ung thư. Nếu chúng ta phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến thất bại và hoảng sợ, thì bất kể tai họa là gì cũng đều có thể loại trừ. Không giống như ung thư, chúng ta không nên kỳ vọng có thể tìm ra cách chữa trị ngay cả khi xác định được “nguyên nhân gốc rễ” của tội phạm. Thay vì vạch ra các chiến lược hiệu quả để đối phó với tội phạm, việc tập trung tìm kiếm nguyên nhân đã làm xao nhãng việc tìm hiểu những kẻ phạm tội thực sự là người như thế nào.

Một quan điểm đã tồn tại trong hơn một thế kỷ qua cho rằng tội phạm là nạn nhân của các yếu tố xã hội học, tâm lý học hoặc sinh học mà họ gần như không thể hoặc không kiểm soát được. Một số nhà xã hội học cho rằng, tội phạm là một sự phản ứng có thể lý giải nhằm thích nghi và thậm chí là bình thường trước hoàn cảnh nghèo đói khắc nghiệt đã tước đi cơ hội và hy vọng của con người. Họ cũng chỉ ra cuộc sống căng thẳng và đầy cạnh tranh ở vùng ngoại ô cũng góp phần tạo nên tội phạm. Một số người quy kết tội phạm là do những giá trị trong xã hội bị đặt nhầm chỗ khiến công dân xa lánh cộng đồng, nơi làm việc và chính quyền.

Sách hay khuyên đọc

Các nhà tâm lý học nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm ban đầu trong gia đình và chỉ ra những khiếm khuyết của cha mẹ là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Giả thuyết này được đưa ra vào thế kỷ 19 và cho rằng tội phạm mắc chứng “rối loạn nhân cách chống đối xã hội” từ khi sinh ra. Hiện tại ở thế kỷ 21, các nhà khoa học đang quay trở lại với ý tưởng đó khi các phát hiện nghiên cứu chỉ ra cơ sở sinh học cho hành vi phạm tội.

Trong vở nhạc kịch West Side Story (tạm dịch: Câu chuyện phía Tây) năm 1957, Stephen Sondheim đã nhại lại những suy nghĩ hiện tại về nguyên nhân trẻ vị thành niên phạm pháp trong bài hát Gee, Officer Krupke. Trong bài hát đó, những kẻ phạm pháp đã bị hiểu lầm chứ không phải là không có gì tốt đẹp.

Họ mắc phải một “căn bệnh xã hội” và xã hội đã “chơi [cho] một vố đau đớn”. Lời bài hát này thể hiện quan điểm rằng tội ác của họ là triệu chứng của bệnh lý tâm thần sâu sắc hoặc thiếu thốn điều kiện kinh tế xã hội. Trong một bài báo năm 1964, nhà tâm lý học nổi tiếng O. Hobart Moorer đã đặt câu hỏi liệu phân tâm học có thực sự khuyến khích “bệnh xã hội” (hiện nay chính thức được gọi là “rối loạn nhân cách chống xã hội”) bằng cách đưa ra thêm lý do cho tội phạm hay không[2]. Ông đưa ra vấn đề này trong một bài ca dân gian về tâm thần như sau:

Lúc ba tuổi, tôi không chắc về những cảm nhận với anh em của mình

Và thế là tự nhiên tôi đầu độc tất cả những người yêu thương tôi

Và bây giờ tôi cảm thấy hạnh phúc khi học được bài học từ điều đó:

Rằng mọi thứ tôi làm sai đều là lỗi của người khác.

Hoạt động tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm bị châm biếm trong những năm 1950 và 1960 vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Các tiêu đề mới xuất hiện trên các tạp chí hay các phương tiện truyền thông mỗi ngày đều chỉ ra một nguyên nhân khác bị cáo buộc gây ra tội phạm:

* Thanh niên bất mãn đồng cảm với Kẻ bỉ ổi?[3] Hội chứng nô lệ gây ra trong Boy’s Death[4] Trò chơi bạo lực gây ra Bạo lực[5]

* Sự liên quan giữa tức giận bộc phát với tổn thương trên cơ thể[6]

+ Rối loạn giấc ngủ có thể tạo tiền đề dẫn đến hung hăng[7]

* Sự liên quan giữa soda với các vấn đề hành vi ở trẻ nhỏ?[8]

* Tội phạm đang già hóa ở Nhật Bản… Cô đơn chính là thủ phạm[9]

+ Kẹo gây ra bạo lực khi trưởng thành[10]

* Tội phạm bạo lực và cholesterol[11]

Nhiệm vụ xác định nguyên nhân của tội phạm trong môi trường vẫn còn đó. Tờ St. Louis PostDispatch số ra ngày 10 tháng 6 năm 2008, viết rằng, “Tội phạm có thể đã giảm trong những năm 1990 vì chì đã được loại bỏ khỏi xăng 20 năm trước đó”.[12] Trên tờ USA Today, một bài báo số ra ngày 17 tháng 7 năm 2009 có tiêu đề “10 tên em bé xấu nhất”.[13] Và một bài báo trên Science Neos ngày 2 tháng 8 năm 2013 đã trích dẫn những thay đổi trong biến đổi khí hậu có liên quan chặt chẽ đến các hành vi bạo lực trên toàn cầu.[14]

Mặc dù có vô số khía cạnh thuộc về môi trường được xác định khiến con người có hành vi phạm tội, nhưng một trong những khía cạnh tiếp tục thu hút sự chú ý của công chúng là mối liên hệ được viện dẫn giữa sự tiếp xúc với bạo lực trong giải trí[15] và hành vi bạo lực. Mối liên kết này không phải là mới. Bốn mươi hai năm trước, trong cuốn sách Seduction of the Innocent (tạm dịch: Sự quyến rũ của kẻ ngây thơ), Frederic Wertham đã mô tả truyện tranh như là “cuốn sách vỡ lòng cho tội phạm”. Phim bạo lực, chương trình truyền hình bạo lực và trò chơi điện tử bạo lực đều có liên quan đến hành vi bạo lực. Các nhà phê bình truyền thông đã đề nghị chỉnh sửa nội dung tờ báo để tránh tạo động lực cho việc thực hiện hành vi “bắt chước những vụ giết người”.

Hàng triệu người xem hành động bạo lực trong các bộ phim và chương trình truyền hình. Trong hơn 50 năm qua, khán giả yêu thích những bộ phim về James Bond đã bão hòa với bạo lực. Hàng triệu trẻ em và người lớn chơi những trò chơi điện tử bạo lực. Những người có trách nhiệm không bị biến thành kẻ giết người bởi vì những gì họ xem hoặc chơi chỉ nhằm giải trí.

Số liệu thống kê chỉ ra rằng, tội phạm bạo lực ở thanh thiếu niên đã giảm khi doanh số trò chơi điện tử tăng vọt. Tạp chí Harvard Mental Health Letter vào tháng 10 năm 2010 trích dẫn nghiên cứu chỉ ra rằng “việc sử dụng các trò chơi điện tử bạo lực có thể là một phần của sự phát triển bình thường, đặc biệt là ở các bé trai – và cũng là một cách giải trí hợp pháp”.[16] Và khi Tòa án Tối cao ra phán quyết vào tháng 6 năm 2011 rằng các trò chơi điện tử cần có sự bảo vệ của quyền tự do ngôn luận, Tòa cũng lưu ý, nghiên cứu tâm lý về trò chơi điện tử bạo lực vẫn có những thiếu sót về phương pháp luận.[17]

Bắt chước hành vi phạm tội đã thực sự xảy ra. Ngày 25 tháng 1 năm 2014, một người đàn ông giết chết hai người và làm bị thương một người khác tại một trung tâm mua sắm ở Columbia, Maryland. Tờ Baltimore Sun đưa tin, “trận giết chóc” được “lấy cảm hứng từ vụ xả súng ở trường trung học Columbine năm 1999” ở Colorado.[18] Kẻ xả súng đã chờ đến chính xác thời điểm diễn ra vụ thảm sát ở Columbine để nổ súng. Hắn ta bắt chước một trong những kẻ giết người ở Columbine đặt súng vào miệng và bóp cò. Vụ xả súng khét tiếng ở Colorado vẫn còn lưu lại trong tâm trí hàng triệu người.

Điều này cũng xảy ra với các vụ xả súng hàng loạt sau đó tại rạp chiếu phim Aurora, Colorado; tại Trường Tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut; và tại Navy Yard ở Washington, DC. Hàng triệu người biết về những sự kiện khủng khiếp này thông qua các phương tiện truyền thông sẽ không bao giờ nghĩ đến việc bắt chước những tội ác như vậy. Điều quan trọng không phải là những gì trên phim ảnh hay màn hình ti vi, trên báo chí hay trong trò chơi điện tử, mà là cấu tạo tâm lý của những người xem các chương trình truyền hình, xem phim, hoặc chơi các trò chơi đó.

Trong giới khoa học, các cuộc thảo luận về nguyên nhân của tội phạm ngày càng phức tạp hơn, trong đó hiếm có một yếu tố cụ thể nào được coi là “nguyên nhân” của tội phạm. Thay vào đó, các nhà khoa học xã hội đưa mọi thứ vào thành một mớ hỗn độn và đề cập đến “các yếu tố nguy cơ” và tội phạm như là một hiện tượng “xã hội – tâm lý – sinh học”.

Tại sao lại có sự tập trung liên tục vào nguyên nhân của tội phạm? Kevin Dowling, nhà điều tra tội phạm và thành viên của cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ, đưa ra bình luận về quan điểm thiếu độ tin cậy khi cho rằng các chu kỳ của mặt trăng gây ra “tác động có thể định lượng được” đối với tỷ lệ bạo lực gia đình.[19] Ông giải thích rằng quan niệm như vậy xuất phát từ nhu cầu sâu xa của con người cần phải tìm kiếm các phương thức có thể nhận biết được trong trải nghiệm của chúng ta và kiểm soát mọi thứ trong một thế giới hỗn loạn khác. Nói cách khác, nếu nghĩ rằng bản thân biết nguyên nhân của những rắc rối, chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn ngay cả khi chúng ta không thể tác động nhiều đến nó.

Không có yếu tố đơn lẻ hoặc bộ điều kiện nào giải thích đầy đủ nguyên nhân của hành vi phạm tội. Trong cuốn sách về hành vi phạm pháp ở lứa tuổi vị thành niên, nhà xã hội học Robert Morrison MacIver tuyên bố: “Việc hỏi tại sao hành vi phạm pháp lại xảy ra cũng giống như hỏi tại sao bản chất con người là như vậy”[20]. Câu nói này được đưa ra năm 1966 và được áp dụng nhiều ngày nay. Mặc dù lĩnh vực “tội phạm thần kinh” đang nổi lên có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của tội phạm, nhưng có lẽ chúng ta vẫn chưa thể giải thích đầy đủ về nguyên nhân như những thập kỷ trước.

Môi trường không gây ra tội phạm

Tuyên bố sớm nhất thể hiện mối liên hệ nhân quả giữa nghèo đói và tội phạm được cho là của hoàng đế La Mã và nhà triết học Marcus Aurelius (121-180), khi cho rằng, “Nghèo đói là mẹ đẻ của tội ác”. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Ramsey Clark tuyên bố, “Nghèo đói là nguồn gốc của tội ác”. Trong lời nhận xét đưa ra ngày 18 tháng 9 năm 1968 trước Ủy ban Quốc gia về Nguyên nhân và Phòng chống bạo lực, ông Clark đã mở rộng danh sách các nguyên nhân gây ra tội phạm, với lý do “có mối liên hệ rõ ràng giữa tội phạm và nghèo đói, bệnh tật, nhà nghèo nàn, thiếu cơ hội, phân biệt đối xử, bất bình đẳng, [và] sự tuyệt vọng” [21] Ông khẳng định, “Nước Mỹ cần phải được khuyến khích để hiểu về bản chất và nguyên nhân của tội phạm… và mạnh dạn giải quyết chúng”. Tiếp sau đó là hàng loạt các chương trình của chính phủ giúp nâng cao cơ hội cho những người phải chịu đựng những điều kiện tồi tệ mà ông Clark mô tả. Chắc chắn nhiều người đã được hưởng lợi từ những nỗ lực đó và cải thiện đáng kể cuộc sống. Tuy nhiên, tội phạm vẫn là một vấn đề nan giải trong xã hội và quan niệm nghèo đói gây ra tội ác vẫn còn đó.

Tội phạm không giới hạn ở một nhóm kinh tế, dân tộc, chủng tộc hoặc bất kỳ nhóm nhân khẩu học cụ thể nào. Hầu hết những người nghèo không phải là tội phạm, trong khi nhiều người giàu có lại như vậy. Theo thống kê của Bộ Tư pháp từ năm 2010, hành vi trộm cắp của sinh viên xuất thân từ các hộ gia đình có thu nhập từ 75.000 đô la trở lên gấp gần ba lần tỷ lệ trộm cắp của sinh viên ở các hộ gia đình có thu nhập dưới 15.000 đô la.[22] Cái gọi là tội phạm cổ cồn trắng không phải là mới. Chúng bắt đầu nhận được sự chú ý rộng rãi của giới truyền thông vào cuối thế kỷ XX và tiếp tục cho đến ngày nay. Mặc dù các vụ án giật gân nhận được sự quan tâm nhiều nhất, nhưng xã hội của chúng ta từ lâu đã có những kẻ tham ô và lừa đảo luôn săn đuổi những công dân dễ bị tổn thương, bao gồm cả gia đình của họ. Họ hành xử như vậy không phải vì họ nghèo hoặc thiếu cơ hội, mà vì tin rằng họ là độc nhất và có thể bỏ qua các quy tắc áp dụng cho người khác.

Tuy nhiên, quan niệm thông thường coi nghèo đói như một nguyên nhân gây ra tội phạm đã tồn tại trong những năm 1950, 1960, 1970, 1980 và hiện vẫn còn đó. Năm 2005, Đại hội đồng Liên hợp quốc trích dẫn “bẫy tội phạm và nghèo đói” là một trong những nguyên nhân dễ tác động đến một số khu vực nhất định trên thế giới.[23] Và trong một ấn phẩm năm 2006, Joseph Donnermeyer và các đồng nghiệp chỉ ra rằng “sự vô tổ chức xã hội” tạo điều kiện cho tội phạm diễn ra ở cả khu vực nông thôn và thành thị.[24]

Trưởng thành trong những điều kiện giàu có cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tội phạm.

Ngày 15 tháng 6 năm 2013, một thiếu niên tại bang Texas đã giết chết bốn người đi bộ khi lái xe trong tình trạng say rượu. Luật sư của cậu ta nói với thẩm phán rằng anh ta bị mắc chứng “affluenza”[25] (tình trạng không bao giờ thấy thỏa mãn của những người giàu có). Luật sư giải thích rằng cha mẹ giàu có và buông thả của cậu ta quá bận tâm đến những vấn đề của riêng mình nên đã không đặt ra giới hạn cho con trai. Do đó, cậu thiếu niên không hiểu được việc gây ra những hành vi sai trái sẽ phải gánh chịu hậu quả. Tất nhiên, “affluenza” không được coi là chẩn đoán tâm lý hợp pháp và đã bị phản đối kịch liệt ở nhiều khu vực như là “một triệu chứng tâm lý vô nghĩa”. Tuy nhiên, hoạt động bào chữa vẫn có tác dụng giúp cậu thanh niên này không phải ngồi tù nhưng phải chịu mười năm án treo.

Trong suốt hai thập kỷ qua đã có một sự thay đổi nhỏ từ tìm hiểu “nguyên nhân gốc rễ” của tội phạm sang xác định cái gọi là các yếu tố nguy cơ. Với tư cách là chuyên gia chương trình khoa học xã hội của Bộ Tư pháp Mỹ, Michael Shader, người đã dành nhiều thời gian và công sức để cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của hành vi phạm pháp lưu ý rằng, sau nhiều nỗ lực, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận “không có con đường đơn lẻ nào dẫn đến phạm pháp”.[26] Thay vào đó, họ đang áp dụng những gì được coi là mô hình thành công cho у học vào lĩnh vực tội phạm, trong đó xác định rõ các yếu tố khiến mọi người có nguy cơ phát triển các bệnh như ung thư hoặc tim mạch.

Năm 2011, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố danh sách “Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên”[27], trong đó trích dẫn 11 “yếu tố nguy cơ cá nhân”, 8 “yếu tố nguy cơ gia đình”, 6 “yếu t nguy cơ xã hội/bạn bè”, và 6 “yếu tố nguy cơ cộng đồng”. CDC cảnh báo, “Các yếu tố nguy cơ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực thanh thiếu niên”. Trong danh sách tổng hợp 31 yếu tố nguy cơ, CDC xác định hầu hết mọi nghịch cảnh xã hội hoặc gia đình mà người ta có thể nghĩ đến.

Một số “yếu tố” xác định các điều kiện trong cuộc sống mà một người không kiểm soát được, chẳng hạn như “lạm dụng chất kích thích của cha mẹ” hoặc “tập trung đông người dân nghèo”. Một số yếu tố nguy cơ đáng lẽ không nên được coi là “yếu tố nguy cơ vì chúng thực sự chỉ mô tả những kết quả”. “Mối quan hệ với những người bạn phạm pháp” không phải là một yếu tố nguy cơ. Đó là kết quả của sự lựa chọn từ một người và đặc điểm của những người chưa thành niên phạm tội. “Niềm tin và thái độ chống xã hội” không đặt một người vào nhóm có nguy cơ cao. Việc sử dụng từ “nguy cơ” là không cần thiết bởi vì suy nghĩ chống đối xã hội gần như đảm bảo người đó sẽ hành xử gây tổn thương người khác. “Tham gia vào một băng đảng” đòi hỏi việc tham gia vào hoạt động tội phạm. Đây là những gì các băng nhóm thực hiện, do đó không phải là một yếu tố nguy cơ.

Sau khi xác định các yếu tố nguy cơ, CDC liệt kê “các yếu tố bảo vệ” để “bảo vệ giới trẻ khỏi nguy cơ trở nên bạo lực”. Về bản chất, đây là những liều thuốc giải độc cho các yếu tố nguy cơ. Rất khó để nhận ra những gì được làm sáng tỏ từ danh sách yếu tố bảo vệ của CDC, bao gồm các mục như “điểm trung bình cao”, “định hướng xã hội tích cực”, và “cam kết với trường học”. Không cần đến một nhà khoa học xã hội thì chúng ta cũng hiểu rằng hầu hết trẻ em học tốt ở trường, kết giao với các bạn đồng trang lứa có trách nhiệm và chia sẻ các hoạt động với cha mẹ sẽ không có khả năng tham gia vào hoạt động tội phạm.

Một người có thể biểu lộ nhiều yếu tố nguy cơ nhưng vẫn tuân thủ luật pháp. Ngược lại, một cá nhân sở hữu nhiều hoặc thậm chí tất cả các yếu tố bảo vệ vẫn có thể phạm tội. Tôi đã phỏng vấn những người trưởng thành và người tuổi vị thành niên thể hiện “những yếu tố bảo vệ” sau đây nhưng vẫn có hành vi phạm pháp: “IQ cao, điểm trung bình cao”, “tinh thần mộ đạo”, và “tham gia các hoạt động xã hội”.

Yếu tố nguy cơ phạm tội có thể là động cơ thúc đẩy sự tự hoàn thiện và làm việc chăm chỉ. Điều vẫn khiến tôi ấn tượng trong nhiều năm qua không phải là hoàn cảnh và các yếu tố nguy cơ mọi người gặp phải, mà là cách họ lựa chọn để đối phó với mọi vấn đề trong cuộc sống. Tôi đã phỏng vấn nhiều tội phạm lớn lên trong đói nghèo ở những ngôi nhà lộn xộn, sống trong những khu dân cư có thể dễ dàng kiếm được những khẩu súng ngắn và ma túy như thuốc lá vậy. Chắc chắn họ và gia đình phải đối mặt với những trở ngại mà những công dân với xuất thân được hưởng nhiều đặc quyền hơn không phải đương đầu. Trong hầu hết mọi trường hợp, những cá nhân này đều có anh chị em gặp phải các yếu tố nguy cơ và thách thức tương tự khi sống trong cùng một môi trường, nhưng họ không chọn đi theo con đường phạm tội. Chứng kiến cảnh cha mẹ hoặc anh chị em hủy hoại cuộc sống của mình khi tham gia vào hoạt động tội phạm đã truyền cảm hứng cho nhiều người nắm lấy cơ hội sống có trách nhiệm.

Các khái niệm về yếu tố nguy cơ và bảo vệ có thể áp dụng cho bệnh tim hoặc ung thư. Nhưng xét trên khía cạnh tội phạm thì đây chỉ là vấn đề “rượu cũ bình mới”. Những gì được coi là “yếu tố nguy cơ” đưa chúng ta trở lại ngay với suy nghĩ đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, một cách hiểu thông thường đã chứng minh sự không hiệu quả.

Nếu nghèo đói gây ra tội phạm thì một sự gia tăng tội phạm trong cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài đến năm 2011 có lẽ đã diễn ra. Trên thực tế, tỷ lệ giết người trên khắp nước Mỹ đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ năm 1964, điều này khiến các nhà tội phạm học, kinh tế học và các chính trị gia vô cùng ngạc nhiên và không thể lý giải. (Điều đáng chú ý là sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, tỷ lệ tội phạm cũng giảm đáng kể.) Các vụ trộm cướp cũng giảm mạnh. Nhà bình luận Richard Cohen của tờ Washington Post kết luận, “Các thống kê tội phạm mới nhất cho thấy rõ rằng thời điểm tồi tệ không hẳn sẽ tạo nên những con người tồi tệ. Nhưng tính cách xấu sẽ tạo nên những người như vậy”.[28]

Trong các tài liệu chuyên môn, gần đây đã xuất hiện một khía cạnh mới trong mối quan hệ nhận thức giữa nghèo đói và tội phạm, đó là tội phạm gây ra nghèo đói. Ví dụ, nếu nhà của một người bị xâm nhập, cướp mất tài sản có giá trị, và anh ta bị hành hung và thương tật nặng nề, thì tác động kinh tế có thể sẽ rất nghiêm trọng. Bên cạnh việc mất tài sản, chủ sở hữu ngôi nhà có thể phải nghỉ việc hàng tuần hoặc hàng tháng, phải trả tiền chăm sóc y tế tốn kém, sau đó phân bổ nguồn quỹ gia đình vốn khan hiếm để lắp đặt các thiết bị an ninh nhằm bảo vệ họ trong tương lai.

Bạn cũng sẽ thích

Thay đổi trong một môi trường cụ thể có thể làm giảm cơ hội tấn công của tội phạm. Một bài báo trên tờ Washington Post từ tháng 3 năm 2013 đã chỉ ra rằng, trong thời tiết lạnh giá, mọi người thường không để mắt đến những chiếc xe ô tô của mình khi làm nóng động cơ.[29] Một cảnh sát quan sát thấy rằng việc để lại chìa khóa trong ổ cắm là “cơ hội tốt nhất để ai đó đi ngang qua và nhảy vào”. Các kiến trúc sư, nhà quy hoạch và nhà xây dựng có thể tạo ra môi trường an toàn hơn bằng các biện pháp phòng ngừa như lắp đặt đèn an ninh, lắp chốt khóa và xác định những không gian chung mà mọi người quan sát được toàn cảnh. Khi hệ thống tàu điện ngầm ở Washington, DC. được xây dựng, các nhà quy hoạch đã tránh xây dựng các cột trụ và hốc tường mà phạm nhân có thể ẩn nấp ở đó.

Tội phạm sẽ thăm dò những nơi có nhiều cơ hội, bất kể anh ta ở đâu, thậm chí là trong tù. Nếu các điều kiện trong một môi trường cụ thể khiến anh ta khó phạm pháp, anh ta sẽ đi nơi khác. Nhưng nỗ lực thay đổi tội phạm bằng cách thay đổi môi trường vẫn gặp phải thất bại.

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Tâm Lý Học Tội Phạm với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.