Nghệ Thuật Tập Trung là cuốn cẩm nang vô cùng hữu ích giúp bạn có thể tập trung trong mọi việc, nâng cao hiệu suất giúp hiệu quả được cải thiện một cách rõ rệt.
Ngày còn đi học, bạn quyết tâm học bài xong mới nghỉ ngơi xem tivi, nhưng chỉ cần nhạc hiệu chương trình yêu thích vang lên ngoài phòng khách, bạn đã vội phân tâm, không còn muốn làm bài nữa. Đến lúc đi làm, bạn chỉ tập trung làm việc được 30 phút, sau đó phải lướt web, mua sắm online, đọc báo lá cải xong mới có thể quay lại làm việc tiếp.
Nguyên nhân chỉ có một: mất – tập – trung.
“Nghệ thuật tập trung: nâng cao năng suất, tối ưu thời gian, hiệu quả bất ngờ” giới thiệu tới bạn những phương pháp khoa học giúp tăng cường khả năng tập trung, dựa trên kinh nghiệm thực tế của nhà tâm thần học nổi tiếng xứ sở mặt trời mọc Daigo.
“Nghệ thuật tập trung: nâng cao năng suất, tối ưu thời gian, hiệu quả bất ngờ” dạy bạn cách tập trung vào một hành động và dần biến nó thành thói quen vững chắc. Sau đó, bạn sẽ có được sự tập trung tối thượng, năng suất làm việc cũng cao hơn nhiều người bình thường. Năng lực tập trung bạn sẽ trở thành vũ khí cả đời cho phép bạn kiểm soát toàn bộ cuộc sống của mình như mong muốn.
“Thành công không phải phép màu nhiệm hay trò lừa gạt, nó chỉ đơn giản là học cách tập trung” (Jack Canfield). Tập trung không phải tài năng thiên bẩm mà có thể được tăng cường thông qua quá trình rèn luyện, thực hành. Nếu bạn đang muốn năng cao năng suất, hiệu quả làm việc mà chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tìm đọc cuốn sách này!
Nội dung cuốn sách
Sự tập trung không phải là đặc tính bẩm sinh mà là một khả năng có được thông qua rèn luyện. Khi đầu óc bạn có thể tập trung cao độ, công việc sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ và nhanh chóng hơn. Hai 24 tiếng một ngày là tài sản được trao bình đẳng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi bạn có thể tự do kiểm soát năng lực tập trung của mình, những việc bạn làm được trong 24 tiếng sẽ rất khác biệt.
Trong cuốn sách “Nghệ thuật tập trung”, nhà tâm thần học Daigo đã tiết lộ rằng, bí quyết nằm ở việc biến hoạt động thường ngày thành thói quen vững chắc. Khi tập trung, chúng ta sử dụng phần thùy trán của não bộ, nhưng nếu tập thành thói quen, tiểu não sẽ thay thùy trán đảm nhận việc này.
Sự mệt mỏi của thùy trán giảm đáng kể do không phải xử lý, từ đó bạn có thể kéo dài thời gian tập trung.
Từ đây, bạn có thể lên một danh sách những việc cần làm hàng ngày, điều gì duy trì cố định, nên thực hiện vào khung giờ nào là hiệu quả nhất… Những hành động như ăn uống, ngủ nghỉ cũng cần sắp xếp thời gian cụ thể để bạn chỉ việc làm theo, không phải đắn đo suy nghĩ dẫn đến tiêu hao sức mạnh ý chí.
Ngoài ra, hãy gạt bỏ những thói quen, đồ vật khiến bạn phân tâm trong quá trình làm việc. Chẳng hạn không để điện thoại trước mặt trong khi muốn đọc sách, học tiếng Anh… Đừng để những đồ vật có cơ hội khiến bạn này sinh suy nghĩ khác trước mặt khi muốn dồn toàn bộ sự tập trung cho công việc.
Cuối cùng, đừng quên đưa vào lịch trình hàng ngày những quãng nghỉ hợp lý để vận động nhẹ nhàng, cho mắt nghỉ ngơi, đứng dậy đi lại, ăn nhẹ… để phục hồi sự tập trung sau một thời gian dài làm việc.
Review sách Nghệ Thuật Tập Trung
Sau 3 ngày đọc thì mình cảm thấy khá vui. Vui vì đây không hẳn là một cuốn sách self-help, cá nhân mình cảm nhận nó như là công cụ, một “trick” “tips” thì đúng hơn. Nó không dùng lời văn quá đại trà vô nghĩa mà thay vào đó từ ngữ được sử dụng trong sách khá gần gũi (điều này một phần cũng nhờ dịch giả). Có hình minh họa nhẹ nhẹ, khá sát với thực tiễn, nhiều mẹo dễ áp dụng… nói chung là khá thích. (Quang Thanh)
Sách viết hay và nhiều nội dung bổ ích. Ngay từ ban đầu tác giả đã khẳng định “Tập trung không phải tài năng thiên bẩm”. Thực tế là với chính tác giả ngay từ nhỏ đã làm gia đình lo lắng vì có thể mắc phải hội chứng LLD (Khuyết tật học tập), với thành tích 224/227. T
uy nhiên đến hiện nay có thể đọc được 10 đến 20 cuốn sách mỗi ngày – Thật là kỳ tích đối với người Việt. Tác giả đưa ra 3 quy tắc kiểm soát năng lực tập trung; 7 động cơ tạo sự tập trung cao độ; 3 phương pháp phục hồi để reset trạng thái mệt mỏi; 5 kỹ thuật thời gian biểu để tự động tạo ra sự tập trung…
Tác giả nghiên cứu, sưu tầm và đúc kết được nhiều bài học quý, đôi khi còn được chứng minh bằng những dẫn chứng khoa học. Đối với tôi tâm đắc nhất phần kỹ thuật Pomodoro do nhà văn Francesco Cirilo đề xướng – Áp dụng được kỹ thuật này người đọc sẽ thấy hiệu quả đáng kể trong học tập cũng như làm việc hằng ngày. (Duy Thành)
Quyển này cũng là một trong những quyển dễ áp dụng và trình bày rất logic mạch lạc. Thường mấy sách của tác giả Nhật mà mình đọc học thường có lối tư duy và trình bày rất mạch lạc, dễ hiểu kèm nhiều hình hoạt hình dễ thương. Các bạn sẽ được giới thiệu nhiều cách thức để giúp công việc hiệu quả hơn. Phải nói chính xác là nghệ thuật giúp công việc hiệu quả cao nhất. (Lê Anh)
Chúng ta đều luôn nhận thức được rằng khả năng tập trung vào một vấn đề là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống. Nó quyết định rất nhiều đến hiệu suất và kết quả công việc. Tuy nhiên làm cách nào để duy trì tập trung cao độ luôn là một bài toán khó đối với nhiều người. Chúng ta rất dễ bị các tác động ngoại cảnh làm cho xao nhãng, không thể tập trung và luôn bứt rứt bồn chồn, đang làm việc này nhảy sang làm việc khác dẫn đến không có công việc nào hoàn thành cả.
Tuy nhiên, khả năng tập trung không phải là một đức tính bẩm sinh trời cho để phân loại tính cách con người như trước nay chúng ta vẫn lầm tưởng. Sự tập trung có thể được rèn luyện mỗi ngày và là một bộ môn nghệ thuật.
Theo nhà tâm thần học Daigo tác giả cuốn sách “Nghệ thuật tập trung” ông khẳng định “Sai lầm lớn nhất về khả năng tập trung là tin tưởng rằng đó là phẩm chất tự nhiên. Sự khác biệt duy nhất giữa những người tập trung và những người không tập trung là họ có biết cơ chế hoạt động và có được rèn luyện, đào tạo hay không”
Nói cách khác nếu như biết cách tạo được sự tập trung thì bạn hoàn toàn có thể chiếm lĩnh được nó.
Đồng thời cũng theo Daigo ông chia sẻ các phương pháp để kiểm soát khả năng tập trung rất đa dạng và khoa học bao gồm: Không gian, tư thế, cách ăn uống, phân bổ thời gian, lựa chọn màu sắc, mùi hương… Nghĩa rằng sự tập trung là tổng hòa của nhiều yếu tố kết hợp mang đến hiệu quả cao nhất.
Khả năng tập trung luôn luôn quan trọng, khi chúng ta chiếm lĩnh được, tự khắc ta chiếm lĩnh được thời gian. (Linh Nguyễn)