Nếu một người không biết giữ miệng, nói mà không suy nghĩ, nghĩ gì nói nấy, tất nhiên rất dễ khiến người khác chán ghét. Đó là lý do mà cuốn sách Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ được ra đời để giúp bạn trở nên thông minh hơn trong cuộc sống.
Đôi nét về tác giả
Trương Tiếu Hằng là một tác giả đồng thời là một nhà sản xuất. Ông từng là một nhân viên bình thường, từng làm bán hàng rồi tự mở công ty, ông đã đi nhiều nơi, đọc sách, sáng tác, tìm hiểu về cuộc sống.
Vốn sống phong phú, bút pháp tinh tế cùng lối viết đi thẳng vào trọng tâm luôn mang lại cho độc giả cảm giác sảng khoái khi đọc tác phẩm của ông. Một số tác phẩm của ông đã được xuất bản như “Khoa triết học Đại học Bắc Kinh”, “EQ cao chính là biết cách nói chuyện”.
Nội dung cuốn sách
Tuân Tử nói: “Nói năng hợp lý, đó gọi là hiểu biết; im lặng đúng lúc, đó cũng là hiểu biết”. Ngôn ngữ là thứ có thể thể hiện rõ nhất mức độ tu dưỡng của một người, nói năng hợp lý là một loại trí tuệ, mà im lặng đúng lúc cũng là một loại trí tuệ.
Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ xoay quanh hai vấn đề đó là “biết cách nói chuyện” và “biết giữ miệng”, thông qua 12 chương sách nói rõ cách nói chuyện với những người khác nhau, cách nói chuyện trong những trường hợp khác nhau, làm thế nào để nắm vững những kỹ năng và chừng mực để nói chuyện cho khôn khéo, những người không giỏi ăn nói làm cách nào mới có thể nói được những lời thích hợp với đúng người và đúng thời điểm, để có thể ứng phó với những trường hợp khác nhau trong giao tiếp.
Người biết nói chuyện, ẩn sau con người họ là lòng tốt đã khắc sâu vào xương tủy, là sự tôn trọng đến từ việc đặt mình vào vị trí của người khác, là trí tuệ sâu sắc, độc đáo và lòng kiên nhẫn không ngại phiền hà. Họ chưa hẳn là những người giỏi ăn nói, nhưng mỗi khi nói đều làm người khác như được tắm trong gió xuân, vừa mở miệng là đã toát lên khí chất hơn người.
Người biết giữ miệng, bất kể trong trường hợp nào, họ đều có thể lập tức nhìn thấu cảm xúc của người khác, quan tâm đến cảm giác của đối phương, nói năng có chừng mực, làm gì cũng chừa lại đường lui cho mình và người khác. Vừa mở miệng là có thể làm yên lòng người khác, tự nhiên đi tới đâu cũng sẽ được chào đón.
Biết giữ im lặng thì cuộc sống sẽ dễ chịu hơn, học cách giữ miệng thì cuộc đời này sẽ không còn điều gì phải hối hận. Điều không nên nói thì không nói, điều không nên hỏi thì không hỏi, hiểu ý mà không vạch trần, nhìn thấu mà không nói ra, đó là bậc đại trí.
Sách gồm 12 chương ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, giúp bạn học được:
- Cách nói chuyện đúng mực với những người khác nhau.
- Cách nói chuyện phù hợp với những tình huống khác nhau.
- Kỹ năng nói chuyện khôn khéo
- Chừng mực nói chuyện không ngoan
- Nếu không giỏi ăn nói, bạn làm thế nào để nói chuyện thích hợp, đúng người, đúng hoàn cảnh?
- Những trường hợp giao tiếp khác nhau thì nên nói cái gì, nói thế nào.
Phàm là con người nhất định phải có tu dưỡng và đạo hạnh cho chính mình. Dù không lưu danh sử sách nhưng cũng cúi đầu ngẩng đầu không thẹn với lòng. Đạo hạnh trước tiên, hãy biết nói chuyện – giữ miệng và lặng im! Bởi “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Review sách Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ
Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ. Vậy nên, bạn à! Việc chi phải sân si quá nhiều? Trong cuộc đời vốn dĩ mọi người chỉ là “bèo nước hợp tan”. Giữ lại một chút trí tuệ, thâm tình, cũng là đường lui tốt đẹp đầy hoa, cho người mà cũng là cho chính mình. (Thái Vũ)
Mình là một người kém giao tiếp, không thích nói chuyện với người lạ, đây là cuốn sách nói về kĩ năng giao tiếp hay sau Đắc nhân tâm mà mình đọc. (Đinh Ngọc)