Chủ Nghĩa Khắc Kỷ cho chúng ta về sự phát triển của việc tự kiểm soát bản thân và sự cương nghị như một phẩm chất để vượt qua những cảm xúc mang tính phá hủy; chủ nghĩa này tin rằng việc rèn luyện để suy nghĩ một cách rõ ràng, mạch lạc và bất thiên vị sẽ giúp cho con người hiểu ra bản chất của vũ trụ.
Chủ Nghĩa Khắc Kỷ là gì?
Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno thành Citium sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh triết học về đạo đức con người, thứ được tạo ra bằng logic và cách mà con người nhìn nhận bản chất thế giới.
Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng vì con người là một sinh vật thuộc về xã hội, nên con đường đi tới eudaimonia (hạnh phúc) của chúng ta sẽ được tìm ra thông qua việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra, không cho phép bản thân bị kiểm soát bởi những khao khát được thỏa mãn hoặc sợ hãi trước những đớn đau, thông qua việc sử dụng trí óc của mình để hiểu thế giới này và làm những phần việc mình cần làm để đóng góp cho kế hoạch mà tự nhiên đã vạch ra sẵn, và thông qua việc cùng làm việc, đối xử với những người khác một cách công bằng, bất thiên vị.
Những con người Stoic được biết đến nhiều nhất qua những lời răn dạy rằng “đức hạnh là điều tốt đẹp duy nhất” đối với con người, và rằng những thứ xung quanh ta, ví dụ như sức khỏe, tiền bạc và niềm vui, về bản chất không xấu cũng chẳng tốt (adiaphora), nhưng chúng có giá trị là “điều quan trọng để đức hạnh hành động”. Bên cạnh đạo đức Aristoteles, những nguyên tắc của khắc kỷ cũng đã tạo nên trong những cách tiếp cận nền tảng có giá trị lớn lao tạo nên luân lý luận đức hạnh của phương Tây.
Con người khắc kỷ còn cho rằng những cảm xúc nhất định của chúng ta bị tổn thương là do sai lầm trong việc phán xét các vấn đề, và họ tin rằng con người nên hướng tới việc duy trì ý chí (gọi là prohairesis) sao cho “hòa hợp với tự nhiên”. Chính lý do này, những người theo chủ nghĩa khắc kỷ tin rằng dấu hiệu rõ ràng nhất về triết lý của mỗi cá nhân sẽ được bộc lộ, không phải thông qua lời họ nói, mà thông qua cách họ cư xử.
Để có một cuộc sống tốt đẹp, con người phải hiểu được những quy tắc của trật tự tự nhiên bởi lẽ chủ nghĩa khắc kỷ tin rằng tự nhiên chính là gốc rễ của mọi điều.
Từ khi hình thành, các học thuyết khắc kỷ đã dần trở nên rất phổ biến trong xã hội Hy Lạp và La Mã cho đến thế kỷ thứ 3 Công Nguyên, một trong số những người nổi tiếng nhất theo trường phái này vào lúc đó là hoàng đế Marcus Aurelius. Chủ nghĩa khắc kỷ với vị thế là trường phái triết học riêng biệt dần suy giảm sau khi Kitô giáo trở thành quốc giáo vào thế kỷ 4 CN.
Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản
Bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này? Có thể câu trả lời của bạn là muốn có một người bạn đời biết quan tâm, một công việc tốt và một ngôi nhà đẹp, nhưng chúng thực ra chỉ là một số thứ bạn muốn có trong cuộc sống. Khi hỏi bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này, tôi đang hỏi theo nghĩa rộng nhất.
Tôi không hỏi về những mục tiêu mà bạn đề ra khi thực hiện các hoạt động hằng ngày, mà tôi đang hỏi về mục tiêu lớn lao trong cuộc sống của bạn. Nói cách khác, trong số những thứ bạn có thể theo đuổi trong cuộc sống, thứ nào bạn tin là có giá trị nhất?
Nhiều người sẽ khó lòng nêu ra được mục tiêu này. Họ biết mình muốn gì trong từng phút một hoặc thậm chí từng thập kỷ một trong suốt cuộc đời mình, nhưng họ chưa bao giờ dành thời gian để suy ngẫm về mục tiêu sống lớn lao của bản thân.
Chuyện này có lẽ cũng dễ hiểu. Nền văn hóa của chúng ta vốn không khuyến khích mọi người nghĩ về những điều như vậy, mà chỉ tạo ra hết xao lãng này đến xao lãng khác, để chúng ta không bao giờ phải bận tâm đến chúng. Nhưng một mục tiêu lớn lao trong đời là thành phần đầu tiên của một triết lý sống. Nếu bạn không có một mục tiêu lớn lao trong đời, tức là bạn không có một triết lý sống chặt chẽ.
Nhưng tại sao có một triết lý sống lại quan trọng? Vì nếu không có nó, bạn sẽ có nguy cơ sống lầm lạc – bất kể bạn đã làm gì, bất kể mọi niềm vui thú mà bạn đã thụ hưởng lúc sinh thời, chung quy bạn vẫn sẽ sống một cuộc đời tồi tệ. Nói cách khác, có nguy cơ là lúc bạn đang nằm hấp hối trên giường, bạn sẽ nhìn lại và nhận ra rằng mình đã uổng phí một cơ hội sống.
Thay vì dành cuộc đời mình để theo đuổi điều gì đó thực sự đáng giá, bạn đã phung phí nó khi mặc cho bản thân bị xao lãng trước vô số thứ phù phiếm mà cuộc đời đưa đến.
Review sách Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
Một cuốn sách mới mẻ về chủ nghĩa đã thất truyền từ lâu. Ta nên đọc cuốn sách để học hỏi, trau dồi và rèn luyện CÁCH SỐNG AN NHIÊN DÙ ĐỜI ĐẦY BÃO TỐ. Nhất là với thời điểm dịch covid đang diễn biến phức tạp, con người càng dễ bị ảnh hưởng về tâm lý, rơi vào stress. (Nguyễn Thuỷ)
Mình đang tìm hiểu về Chủ nghĩa khắc kỷ này xem bản thân mình có bao nhiêu phần liên quan mà quyển sách đề cập đến. Các triết gia khắc kỷ nhấn mạnh rằng trong đời sống có hai mục tiêu đáng để theo đuổi: đó là sự bình thản và đức hạnh. Họ khẳng định tâm trí con người cũng giống như cơ bắp vậy, càng rèn luyện thì càng cứng cáp, thực hành các kỹ thuật khắc kỷ ở tần suất cao sẽ khiến con người có được bản lĩnh và sự tự chủ cao độ, đó là chìa khóa để có được hạnh phúc. Mong các bạn sẽ nhận được những giá trị tích cực từ quyển sách này. (Mr.Quang)
Nhiều bạn review về sách rất hay nên mình mua và đọc. Sách hay như các bạn đã nói, riêng mình thấy hơi dài dòng về phía sau. Tuy nhiên tác giả lẫn người dịch khá hay, làm người đọc không chán mà càng đọc càng dễ hiểu. Sách dành cho mọi lứa tuổi khi bạn bắt đầu ý thức được cuộc sống không đơn giản như thời còn đi học. Bước vào đời, đi làm, lập gia đình thì càng nên đọc nó vì không ai có thể giúp bạn vượt qua áp lực ngoài trừ bản thân của bạn. (Trần Thị Diễm)
Nội dung cuốn sách thì không phải bàn vì đây là cuốn sách nói về tư tưởng triết học giúp con người vượt qua những lo lắng bất ổn trong tâm lý bằng nguyên tắc sống vững vàng và thái độ sống bình thản. Mình đã đọc cuốn sách lần thứ 2 và mua thêm vài quyển để tặng những người bạn. (Quang Minh)