Điềm Tĩnh Và Nóng Giận là cuốn sách giúp bạn kiểm soát cảm xúc mà vẫn được là chính mình.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường nổi giận vì nhiều nguyên do: công việc không suôn sẻ, chúng ta tức giận; bị người khác hiểu nhầm, chúng ta tức giận; thấy việc chướng tai gai mắt, chúng ta tức giận; không thể chấp nhận được dư luận xã hội, chúng ta tức giận.
Thậm chí, chúng ta bực tức, cáu gắt, hờn dỗi, nhỏ nhen, uất ức vì thời tiết xấu, vì tiền lương thấp, vì nhà cửa bừa bộn, vì thái độ của người khác, vì những chuyện không may mà mình gặp phải. Dường như cuộc đời chúng ta là một chuỗi tức giận không hồi kết. Hãy thử tự hỏi bản thân: sau khi tức giận thì phiền não sẽ tan biến ư?
Dân gian vốn có câu “cả giận mất khôn”, Đức Phật cũng đã dạy “một ngọn lửa sân đốt cháy rừng công đức”. Cơn nóng giận có thể hủy diệt sức khỏe, sự nghiệp, tình cảm và hạnh phúc của chúng ta. Cơn giận khiến đầu óc ta bốc hỏa, kích động và lỗ mãng để rồi phạm phải những sai lầm không thể bù đắp.
Nóng giận là trừng phạt bản thân bằng lỗi lầm của người khác, đánh cược hạnh phúc cả đời bằng một phút thiếu kiềm chế. Hầu hết những bất hạnh trong đời đều từ đó mà ra. Bởi thế, mỗi người chúng ta sống trong xã hội này đều cần rèn giũa cho mình một thái độ sống điềm tĩnh trước mọi điều.
Tiếp nối sự thành công sau cuốn sách “Thuận cho người lợi cho mình”, tác giả Tạ Quốc Kế tái ngộ với chúng ta qua cuốn sách Điềm tĩnh & nóng giận, tiếp tục truyền cảm hứng sống đẹp, sống có ích cho mọi người. Thông qua những câu chuyện cụ thể và thực tế, lời lẽ chân thành và đầy sức thuyết phục, độc giả sẽ có những phút giây đủ tĩnh lặng để nhìn nhận lại cảm xúc của bản thân, hiểu hơn về tác hại của nóng giận và học được cách làm sao để kiểm soát tâm trạng.
Review sách Điềm Tĩnh Và Nóng Giận
Cuốn sách “Điềm tĩnh và nóng giận” đã giúp tớ học cách chấp nhận mọi chuyện và tập bày tỏ cảm xúc theo nhiều cách tích cực hơn như: viết, trò chuyện, ngồi thiền hoặc đơn giản là cho bản thân những khoảng không nhìn về thiên nhiên cây cỏ, bầu trời.
Quan trọng là học cách đối diện với cảm xúc để từ đó biết cách bao dung tha thứ với chính bản thân và với người khác. Cuốn sách thực sự là những câu chuyện, những tình huống rất hay mà tác giả Tạ Quốc Kế (lần đầu mình đọc sách tác giả này và sẽ tìm đọc thêm) đúc rút trong quá trình sống và quan sát nhân sinh.
Quan điểm thấm thía, ngôn từ giản đơn nhưng sắc sảo và mang một chút gì đó của đạo Phật, dễ hiểu và lôi cuốn. Mình rất thích những câu chuyện trong sách này và mong rằng cuốn sách hay bổ ích như vậy sẽ có nhiều người được biết đến hơn. (Bùi Dịu)
Người ta thường nói mỗi ngày là mỗi niềm vui. Thế nhưng tiếc thay rằng vẫn còn rất nhiều người đang tự phá hủy một ngày tươi đẹp của mình bằng sự nóng giận. Chúng ta nổi giận vì điều gì? Có rất nhiều lí do cho việc đó như là công việc không suôn sẻ, thấy việc chướng tai gai mắt, bị người khác hiểu lầm.
Thậm chí chúng ta bực tức, cáu gắt, hờn dỗi, nhỏ nhen uất ức vì làm thì nhiều mà lương thì thấp, vì bị người khác chèn ép chơi xấu, vì người khác coi thường bạn hay chỉ vì nhà cửa dơ bẩn. Chúng ta tức giận vì vô vàn lí do. Có thể nói cuộc đời chúng ta nếu không được kiểm soát đó sẽ là một chuỗi tức giận không hồi kết.
Chỉ một hành động bộc phát từ cơn nóng giận cũng có thể hủy diệt hết cả thảy sự nghiệp, tình yêu, cuộc đời của chúng ta. Nóng giận chính là tự mình trừng phạt mình vì sai lầm của người khác.
Hầu hết những sai lầm không thể vãn hồi đều xuất phát từ 1 phút giây cơn giận kiểm soát lấy ta. Chính vì thế khi chúng ta đã là người trưởng thành các bạn đều phải cần rèn luyện cho mình một thái độ điềm tĩnh trước mọi điều xảy ra.
Sau sự thành công của cuốn sách “Thuận cho người lợi cho mình” tác giả Tạ Quốc Kế lại tiếp tục truyền cảm hứng sống đẹp, sống có ích cho mọi người thông qua tác phẩm mới của ông mang tên “Điềm tĩnh và nóng giận”.
Bằng những câu chuyện thực tế và cụ thể, đầy chân thành và mang tính thuyết phục cao. Đến với “Điềm tĩnh và nóng giận” các bạn sẽ cón hững phút giây đủ tĩnh lặng để nhìn nhận lại bản thân, những cảm xúc của chính mình, hiểu hơn về sự khủng khiếp của nóng giận và từ đó rút ra được bài học riêng cho mình. (Ngọc Tường)