Trang chủ / Điềm Tĩnh Và Nóng Giận

Đọc sách Điềm Tĩnh Và Nóng Giận

Review sách Điềm Tĩnh Và Nóng Giận - Tạ Quốc Kế. Tải sách Điềm Tĩnh Và Nóng Giận PDF/EPUB/AZW3

Dưới đây là nội dung cuốn Điềm Tĩnh Và Nóng Giận. Hãy mua cuốn Điềm Tĩnh Và Nóng Giận trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Cuộc sống bộn bề với những áp lực dồn nén có dễ làm cho con người nổi giận. Khi tức giận, con người sẽ khó kiểm soát được những lời nói và hành vi bằng lí trí khách quan, vì vậy mà ta dễ làm cho mọi chuyện trở nên nghiêm trọng, thậm chí là gây rạn nứt những mối quan hệ. Tức giận là trạng thái tâm lí thông thường mà bất cứ ai cũng có nhưng hãy học cách kiểm soát những cơn tức giận để những cảm xúc cực không phá hỏng những cố gắng và cả những mối quan hệ của chúng ta. Có ai đó từng nói rằng “Trong cuộc sống, con người cần biết kiềm chế sự tức giận”.

Tức giận là những cảm xúc tiêu cực được hình thành khi con người bị xúc phạm, lừa dối hay thất bại…. Tức giận không chỉ mang đến sự bức bối, khó chịu mà còn làm con người mất kiểm soát trong lời nói, hành vi. Đây là trạng thái cảm xúc quen thuộc trong thế giới tình cảm của con người, ai cũng từng tức giận nhưng đứng trước cơn tức giận bùng phát thì mỗi người lại có cách xử sự khác nhau.

Thông thường, khi tức giận con người thường sẽ cảm thấy khó chịu, bức bối tột độ mà đánh mất đi sự kiểm soát khách quan đối với những lời nói, hành vi của mình. Khi ấy ta có thể nói hay có những hành vi mà chính bản thân mình cũng không nghĩ đến, đó là những lời nói, hành vi bị điều khiển bởi cơn tức giận nên rất nặng nề, nghiêm trọng. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp vì tức giận mà gây ra những hậu quả khôn lường, đó là những người vì tức giận khi bị phản bội mà phỏng hỏa, giết người, cũng có người vì những lời chê bai, chế giễu mà giết bạn bằng những hành vi tàn nhẫn nhất.

Những cơn tức giận có thể làm rạn nứt những mối quan hệ, gây đổ vỡ mọi chuyện tốt đẹp, đánh mất những thời cơ. Khi tức giận mà không kiểm soát được sự tức giận thì con người sẽ không thể nhìn thấy gì khác ngoài cơn tức giận và nhu cầu trút giận của mình. Khi tức giận kiểm soát sẽ làm cho con người đánh mất khả năng đánh giá khách quan, khi ấy bạn cũng có thể đánh mất cơ hội để học hỏi những điều tốt đẹp, bạn cũng không thể đưa ra những cách giải quyết thấu đáo, hợp lí nhất bởi bạn chỉ có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo khi bạn bình tĩnh, hạnh phúc.

Tức giận mang đến những bức bối khủng khiếp nhưng đừng để một phút mất bình tĩnh mà đánh mất chính mình. Những lời nói nặng nề, những hành vi không kiểm soát có thể khiến chúng ta mãi mãi mất đi những mối quan hệ tốt đẹp, để vụt mất những thời cơ phát triển. Đôi khi sự việc không giống như những gì chúng ta chứng kiến được, vì vậy hãy học cách kiềm chế cơn tức giận, bình tĩnh để đánh giá và xử lí vấn đề.

Chúng ta sẽ không thể giải quyết bất cứ việc gì khi tức giận, bởi mọi quyết định khi ấy sẽ mang tính chủ quan, cảm tính. Trong những lúc tức giận, nếu không thể dập tắt ngay cơn giận dữ thì bạn hãy im lặng để mình bình tĩnh lại, mọi việc sẽ được giải quyết ổn thỏa khi chúng ta đã bình tĩnh và có sự thấu đáo trong suy nghĩ.

Sách hay khuyên đọc

Khi biết kiểm soát cơn tức giận chúng ta không chỉ làm chủ được cảm xúc của bản thân mà còn là cách chúng ta rèn luyện bản lĩnh để trưởng thành hơn.

Tức giận hay giận dữ là một phản ứng cảm xúc liên quan đến việc phản ứng tâm lý của một người đang bị đe dọa. Giận dữ thường biểu hiện bằng những phản ứng tiêu cực (tâm lí và hành động) và thường để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bởi thế, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, mỗi con người cần phải biết kiểm soát cơn giận dữ của mình.

Kiểm soát giận dữ là ý thức được những cảm xúc và nhu cầu trong lòng, tìm cách kiểm soát một cách lành mạnh; thay vì đè nén tức giận, mục tiêu hướng đến là biểu lộ sự tức giận với tinh thần xây dựng. Mất kiểm soát giận dữ là sự phủ định của những điều trên.

Nếu đánh mất đi khả năng kiểm soát cảm xúc bôt phát của bản thân sẽ khiến cơ thể bị tổn hại, thường xuyên căng thẳng ở mức cao khiến sức khỏe tiêu hao. Không kiểm soát được cơn giận của mình gây tổn thương tâm trí, mệt mỏi tinh thần, cơ thể rệu rã. Thường xuyên tức giận sẽ làm tiêu hao nhiều năng lượng của trí não và làm lu mờ suy nghĩ.

Cảm xúc bột phát thường gây tổn hại mối quan hệ, nó gây ra những vết sẹo dài với những người mình yêu thương nhất, len lỏi vào tình bạn. Hành động trong lúc giận dữ đó thực là một hành động ngu ngốc của người thiếu bản lĩnh. Bởi thế, ai có thể kiểm soát được cơn giận dữ của mình thường thành công hơn trong cuộc sống.

Các trạng thái cảm xúc vui, buồn, phẫn nộ trong ta vẫn diễn ra hằng ngày nhưng quan trọng là ta phải biết cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân. Theo tôi, trước khi thể hiện sự phẫn nộ, hãy thử hỏi sự tức giận của bạn liệu có giải quyết được vấn đề hay chỉ làm mọi việc tệ thêm?

Người ta nói “Giận quá mất không” quả không sai bởi lẽ, tức giận quá mức không chỉ khiến tổn thương tâm trí, mệt mỏi tinh thần mà còn gây tổn hại mối quan hệ của bạn. Trái lại, người kiểm soát được cơn giận dữ của mình sẽ làm chủ được tình hình, tránh tạo nên những xung đột không đáng có và thường thành công hơn trong cuộc sống.

Nếu mỗi người chúng ta đều là những tấm gương sáng về kiềm chế cơn tức giận, ta sẽ có được một xã hội văn minh, tốt đẹp. Vì thế, khi phải đối mặt với cơn giận dữ, thay vì nổi nóng, hãy tìm cách kiềm chế nó, chia sẻ nó với những người yêu thương để giải tỏa. Nên nhớ, cách nhìn tích cực sẽ cải thiện được những ý nghĩ và hành động tiêu cực.

Thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực

Đôi khi chúng ta bị mắc kẹt, ám ảnh bởi những suy nghĩ về mọi thứ tồi tệ đã xảy ra hoặc có thể xảy ra. Thông thường, đó là những chu kỳ suy nghĩ thúc đẩy cảm xúc, không phải sự kiện thực tế. Vì vậy, để kiểm soát dạng cảm xúc tiêu cực này, bạn chỉ cần ngăn chặn những suy nghĩ đang tạo ra chúng. Bạn có thể thực hiện một cách đơn giản sau đây: đặt tên cho các đối tượng khác nhau mà bạn nhìn thấy xung quanh căn phòng. Việc này có tác dụng chuyển hướng suy nghĩ, để cảm xúc được nghỉ ngơi và bắt đầu bình tĩnh.

Một cách khác giúp chuyển hướng suy nghĩ là thay đổi môi trường xung quanh. Ví dụ, bạn có thể đi vào nhà vệ sinh hoặc nếu tình huống cho phép, hãy đi bộ một đoạn ngắn. Cách này cung cấp cho bạn một chút thời gian để thiết lập lại và đưa suy nghĩ của mình theo một hướng mới.

Hít thở sâu

Có vẻ như đây là một kỹ năng sống vô cùng đơn giản, nhưng nó thực sự kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, giúp làm dịu những cảm xúc tiêu cực đang bị kích thích cao độ như lo lắng hoặc tức giận. Bộ não gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định hợp lý, đúng đắn khi cảm xúc đang lấn át mọi thứ. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ sáng suốt hơn nếu hít thở sâu trước. Vì vậy, lần tới, nếu cảm thấy mình sắp “quá tải”, bạn hãy sử dụng bí quyết này, từ từ kìm nén những cảm xúc mãnh liệt đó xuống một chút để thận trọng hơn trong việc lựa chọn hành động tiếp theo.

Tạo ra một cảm xúc tích cực

Bạn cũng sẽ thích

Khi đã bình tĩnh phần nào và đang suy nghĩ lại một cách rõ ràng, bạn nên cố gắng truyền một số cảm xúc tích cực vào tình huống để đánh bại những cảm xúc tiêu cực. Chẳng hạn, sếp có nói với bạn rằng bạn phải làm lại công việc vừa hoàn thành không? Thay vì cảm thấy khó chịu, sao bạn không nghĩ việc này sẽ giúp mình có thêm kinh nghiệm và trở nên tốt hơn trong tương lai? Hoặc, bạn có buồn về điều gì đó mà nửa kia đã làm? Đây có thể là một cơ hội để hai bạn hiểu nhau hơn và cố gắng hoàn thiện bản thân đấy. Điều quan trọng là trong tất cả mọi việc, bạn nên nhìn vào mặt tích cực để không bị cảm xúc điều khiển.

Một bí quyết khác để tạo ra cảm xúc tích cực là xem một đoạn video hài hước hoặc hình ảnh truyền cảm hứng. Những niềm vui nho nhỏ, giản đơn này có khả năng xua tan cả những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ nhất. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy thực sự suy sụp, hãy làm điều gì đó để tạo ra một chút hạnh phúc, tâm trạng sẽ mau chóng trở lại bình thường thôi.

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Điềm Tĩnh Và Nóng Giận với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.