Trang chủ / Góc nhìn Alan – Bộ Di Sản Alan Phan

Đọc sách Góc nhìn Alan – Bộ Di Sản Alan Phan

Review sách Góc nhìn Alan - Bộ Di Sản Alan Phan. Tải sách Góc nhìn Alan - Bộ Di Sản Alan Phan PDF/EPUB hoàn toàn miễn phí.

Dưới đây là nội dung cuốn Góc nhìn Alan – Bộ Di Sản Alan Phan. Hãy mua cuốn Góc nhìn Alan – Bộ Di Sản Alan Phan trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Gần đây, một đại gia Việt mắng tôi là thiếu văn hóa vì tôi dùng chữ Drop Dead của Tổng Thống Ford khi thành phố New York nhờ Tòa Bạch Ốc cứu trợ vào năm 1975. Tôi có thêm một trận cười khi một BCA suất hiện tại một buổi nói chuyện của tôi ở Hà Nội với chiếc T-shirt in dòng chữ “Xin… Drop Dead” (bỏ vài chữ)… Theo như định nghĩa trên, chúng ta có thể thiếu tiền, thiếu tình, thiếu kinh nghiệm hay thiếu kiến thức (thiếu giáo dục?), nhưng không thể thiếu văn hóa được. Văn hóa chắc chắn là rất khác biệt tại nhiều môi trường khác nhau… nhưng văn hóa “nhậu” hay “nổ” hay “ăn cắp” hay “tham nhũng” hay “nói dối” cũng là một loại văn hóa đặc trưng không chối bỏ được.

Thêm vào đó, tôi còn bị một độc giả phê bình là có văn hóa “lai căng”. Ở Việt Nam, người dùng chữ lai căng để mắng ai thường mang chút trịnh thượng và đạo đức giả. Nhưng khi tôi suy ngẫm thêm, thì tôi nhận ra là mình lai căng thật. Qua Mỹ từ năm 18 tuổi, tôi sống đến ba phần tư đời mình tại nhiều nước xa lạ, và quả thực, văn hóa khác biệt của khắp nơi thấm sâu vào tư duy cũng như thói quen, tạo nên một con người Alan rất nhiều góc cạnh. Xấu hay tốt, suốt 69 năm qua, đó là một văn hóa lai căng tôi không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, tôi muốn báo cho mọi người biết là đến thế hệ tới thì có lẽ hơn 95% giới trẻ toàn cầu sẽ mang nhãn hiệu “lai căng” (5% còn lại là những người rừng, hay đội quân Hổi giáo cực đoan, hay những người dân lành sinh ra và lớn lên ở Bắc Triều Tiên). Mỹ thường được xem như là một melting pot (tạm dịch; nơi hòa nhập) của thế giới, hòa nhập tất cả văn hóa, chủng tộc, thói quen, tôn giáo, tư tưởng của mọi sắc dân trên địa càu. Kết quả sau cùng là một tổng hợp lai căng rất đặc thù, “American culture”.

Khi tôi đến Mỹ năm 1963, văn hóa Mỹ thực ra là một biểu tượng của nền văn minh Anglo Saxon. Từ màu da trắng phếu của đa số người dân, đến tôn giáo, triết thuyết và tập quán đem từ lục địa Âu châu cũ, áp đặt lên một môi trường mới lạ trù phú là xứ Mỹ bao la. 50 năm sau, văn hóa Mỹ đã biến dạng hoàn toàn với các sắc màu Latinh, Á châu và Phi châu. Những show truyền hình gần đây không những pha trộn đủ loại diễn viên và kịch bản từ nhiều sắc dân mà còn trưng bày những nét văn hóa rất xa lạ với người gốc Anglo Saxon. Từ những show truyền hình toàn diễn viên da trắng và đặc thù Anglo Saxon như Leave it To Beaver; The Brady Bunch ngày xưa… hiện nay đã rất đa dạng như talk show của MC da màu Oprah Winfrey hay show truyền hình Modern Family bây giờ… quả là một bước nhảy vọt về “cách mạng văn hóa” mà Mao Trạch Đông cũng không thể hình dung nổi.

Vi sự lan tỏa quá nhanh của công nghệ thông tin và hệ thống giao thông, cũng như tính chất liên thông của nền kinh tế toàn cầu, giới trẻ khắp thế giới sẽ hấp thụ một nền “văn hóa toàn cầu” dựa trên căn bản và theo một tiến trình tương tự như văn hóa Mỹ hiện nay. Dĩ nhiên là sẽ có vài nét khu biệt của bản sắc địa phương của từng vùng lãnh thổ, nhưng văn hóa này sẽ có nhiều mẫu số chung như sau:

CĂN CƠ CỦA VĂN HÓA LÀ NHỮNG THANG GIÁ TRỊ CUA VĂN MINH ANGLO SAXON

Sách hay khuyên đọc

Với sự phổ thông của Anh ngữ khắp nơi, ngay cả tại Trung Quốc và các quốc gia Đức, Pháp, Tây Ban Nha…, phần lớn kiến thức nhân loại sẽ bắt nguồn từ tư duy của văn minh Tây phương. Tôi quan sát là ngay cả các sách vở, tài liệu về Phật Giáo, thì số lượng sách tiếng Anh nhiều hơn cả tiếng Ấn hay tiếng Hoa, những nơi xuất phát của tôn giáo này. Quay qua các diễn biến hiện tại trên thế giới, những trang báo tiếng Anh CNN, New York Times, Reuters, Economist… không những có một số lượng bài vở nhiều hơn, mà một tỷ trọng những bài đúc kết dư luận thế giới cũng lớn hơn.

Trên căn bản này, góc nhìn và phân tích của mọi vấn đề sẽ mang màu sắc tự do cá nhân, năng động, sáng tạo, dân chủ, đa dạng. Đây cũng là những cột trụ của văn hóa Mỹ.

TỐC ĐỘ CỦA CÔNG NGHỆ MỚI SẼ THU NGẮN TIẾN TRÌNH LAN TỎA VÀ HẤP THỤ

Chỉ trong 5 năm, Facebook đã phát triền lượng thành viên từ 12 triệu (2007) lên đến 1,5 tỷ người (2015). Đây là một cuộc cách mạng về truyền thông xã hội (social media) nhanh nhất lịch sử. Microsoft phải mất đến 15 năm mới đem hệ điều hành Windows đến khắp thế giới và Google cũng phải mất 11 năm mới tạo thói quen cho giới trí thức về việc tìm kiếm qua Google. Ngày nay, một video phổ thông gởi lên YouTube như Gangnam Style phát tán đến 2,2 tỷ người xem; hay một video game bán chạy nhất như Tetris có đến 143 triệu người mua trong vài tháng.

Vì quá nhiều thông tin, trò chơi và nghiên cứu tràn ngập Internet, bất cứ sản phẩm nào xâm nhập vào “database văn hóa” và tạo thói quen cho đa số nhân loại phải là một đặc thù vượt trội mọi đối thủ. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường sẽ loại bỏ những sản phẩm trung bình, sao chép và mang bản sắc địa phương. Ứng dụng vào văn hóa toàn cầu phải đi qua đám mây Internet và phải tạo thích thú cho phần lớn người sử dụng.

ẢNH HƯỞNG TƯƠNG QUAN TỪ NHIỀU NGUỒN GỐC

Dĩ nhiên, vì ảnh hưởng rộng lớn đến từ sức mạnh kinh tế, công nghệ và quân sự của Âu Mỹ, nên đặc trưng nền vân hóa Âu Mỹ sẽ áp đảo phần lớn “văn hóa toàn cầu”. Toàn thế giới vẫn nhìn về các trào lưu mới từ Âu Mỹ để định hướng sinh hoạt; và những tài sản mềm của Wall Street, Silicon Valley hay Hollywood đã khống chế tư duy của đa số giới trẻ.

Tuy nhiên, ảnh hưởng này không phải một chiều. Số chuyên viên Ấn, Hoa, Trung Đông tại Silicon Valley và Wall Street càng ngày càng nắm giữ nhiều chức vụ quản lý cao cấp tạo nên một mạng lưới với những suy nghĩ cổ truyền từ Phương Đông. Trong khi đó, số diễn viên tài tử gốc Phi châu và Latinh gia tăng nhanh chóng tại Hollywood đem lại những lăng kính không chút Anglo Saxon nào trong sự đóng góp vào văn hóa toàn cầu.

(*)Tháng 2/2014 Satya Nadella người Ấn được chỉ định lên chức CEO của Microsoft.

Tháng 8/2015 Google vừa cử Sundar Pichai người Ấn lên làm CEO của công ty.

Năm 2016 bà Nooyi QUỐC tịch trở thênh CEO của PepsiCo là đai gia thực phẩm-đồ uống, sở hữu 22 thương hiệu với giá trị mỗi thương hiệu lên tới hơn 1 tỷ đô la.

CÁC XUNG ĐỘT CHỦNG TỘC VÀ TÔN GIÁO SẼ GÂY NHIỀU BIẾN THÁI

Dĩ nhiên, khi có “chung” thì phải có “đụng”. Ngoài những tranh cãi logic về lý thuyết và thực dụng, các thành kiến về mầu da, bản sắc dân tộc, tập tục cổ truyền cũng như tín ngưỡng sẽ tạo những điều chỉnh nhiều khi đi ngược với nguyên lý “cởi mở”, “hội nhập” và “hòa đồng” của nền văn hóa toàn cầu.

Để tránh những xung đột này, văn hóa toàn cầu có thể trở nên “không bản sắc”, “mở nhạt” và “do dự”. Từ đó, tư duy và phương cách sống của giới trẻ cũng mất đi những lý tưởng cuồng nhiệt, những góc cạnh sắc bén, những ý chí dũng cảm.., đã góp phần lớn vào việc phát triển các nền văn minh cổ truyền. Không còn trắng đen mà chỉ là màu xám.

MẶT TRÁI CỦA VĂN HÓA TOÀN CẦU LÀ VÔ CẢM, PHIẾN DIỆN VÀ HƯỞNG THỤ

Nếu văn hóa melting pot (tạm dịch: hòa tan – đồng bộ hóa) của Mỹ là một dấu hiệu, nền văn hóa toàn cầu sẽ biến đa số giới trẻ thành một đám đông sống theo sở thích cá nhân, say mê hưởng thụ và tìm những thoả mãn nhất thời (instant gratification). Và để đạt đến mục tiêu này, họ cần phải chăm chú vào việc kiếm tiền, mua sắm, khoe của…

Ngoài kiến thức sâu rộng cho ngành nghề chuyên môn, giới trẻ quá bận rộn để có thì giờ tìm chiều sâu cho những đề tài sự kiện khác. Các kiến thức sẽ đến từ những mảnh vụn nhấp nhô (sound bites) qua TV, Facebook, Twitter… Hệ quả của sự phiến diện này là những quyết định dựa trên trào lưu, đám đông, và các thủ thuật “hướng dẫn dư luận” của nhóm lợi ích, nhóm chính trị gia, nhóm tư bản…

KHUNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA TOÀN CẦU

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là nền văn hóa toàn cầu sẽ đặt căn bản trên sự tự do lựa chọn, quyển phát biểu ý kiến cá nhân và việc theo đuổi mục tiêu hạnh phúc dựa trên mong muốn của mỗi người.

Căn bản này là thành tố của một thế giới dân chủ, cởi mở, bình đẳng về chính trị; một nền kinh tế hoàn toàn tùy thuộc vào thị trường và mọi liên thông dễ dàng về tài chính, thương mại, giáo dục, thông tin.

VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG CỦA XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI

Tôi luôn tin rằng tư duy tạo hành động, hành động thành thói quen, thói quen trở nên định mệnh. Ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa sẽ đúc kết nên tư duy ban đầu và sau cùng định mệnh lại kết nối vòng tròn để tạo hình cho văn hóa.

Do đó, nếu đoán bắt được trào lưu văn hóa của người tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ hiểu mình cần làm gì để đáp ứng được nhu cầu của họ. Trong nền kinh tế thị trường, người bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn là nhân vật có tiếng nói sau cùng. Chuẩn bị cho nền văn hóa toàn cầu là sẵn sàng để đưa sản phẩm của mình tiếp cận với cả thế giới, đang biến đổi nhanh chóng và lan phủ khắp nơi.

TÓM LẠI, LỰC CHUYỂN VĂN HÓA SẼ:

Đem lại một thị trường thật rộng lớn nhưng đồng bộ và tương quan. Doanh nghiệp bắt buộc phải ra biển lớn để phát triển và tồn tại, ngay cả với những doanh nghiệp Mỹ hay Trung Quốc với thị trường nội địa khổng lồ. Yếu tố và bản sắc địa phương sẽ dần dần bị loại bỏ. Thay vào đó, sản phẩm phải có một góc cạnh gây ưa thích cho người tiêu dùng khắp thế giới.

Cơ hội sẽ mênh mông nhưng cạnh tranh cũng khắc nghiệt. Với thị trường và văn hóa toàn cầu, bất cứ sản phẩm nào vượt trội đối thủ cũng sẽ tạo cho doanh nghiệp “tiền tỷ đô la trong thời gian rất ngắn”. Trò chơi Flappy Bird là một thí dụ quen thuộc của Việt Nam.. Tiếc là người sáng lập Nguyễn Hà Đông tự rút lui, chứ nếu anh cứ tiếp tục cuộc chơi, anh sẽ là tỷ phú đô la chỉ trong vài ba tháng (so với thời gian các tỷ phú đô la khác của Việt Nam phải mất khi xây đế chế). Mặt trái của vấn đề là những cạnh tranh, rủi ro và thử thách cũng nhiều vô số kể.

Hệ thống chính trị và kinh tế sẽ phải thay đổi để sống còn trong một văn hóa toàn cầu.

Sức ép từ phía người dân mong muốn những tiện nghi và lợi ích của các quốc gia giàu có khiến nhà cầm quyền phải thay đổi cơ chế hay là tự huỷ diệt. Ngay cả một quốc gia to lớn như Trung Quốc cũng đang nói đến những điều chỉnh quan trọng về kinh tế và chính trị, dù quyền lực và quyền lợi của chính phủ và nhóm tư bản đỏ sẽ bị thiệt hại. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ chứng kiến những cuộc di dân âm thầm nhưng vĩ đại. Tinh hoa và thành phần tiến bộ của Trung Quốc sẽ tụ họp về những khu vực Âu Mỹ để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của họ; để lại một Trung Quốc càng ngày càng yếu kém và mất nhiều lợi thế cạnh tranh trong cuộc chạy đua cùng các cường quốc.

Chu kỳ hủy diệt để sáng tạo (creative destruction) sẽ rút ngắn khiến mọi doanh nghiệp phải luôn sáng tạo và hào hứng.

Đây là một đặc tính của tuổi trẻ, chuyên tìm những mới lạ. Chóng mê nhưng cũng chóng chán. Trong những thập kỷ tới, doanh nghiệp (hay quốc gia) không biết “tái sinh” sẽ trở thành những con khủng long trong viện bảo tàng. Tất cả quan tâm của những nhà đầu tư, những doanh nhân (đã hay chưa thành công) đều hướng về các công nghệ, phát minh, mô hình kinh doanh… có tính chất “phản động học” (gọi là disruptors). Không ai để ý đến những gì đã thành chuẩn mực.

Dù không kinh doanh mà chỉ tìm một việc làm, để sự nghiệp thăng hoa, các bạn trẻ cũng vẫn cần phải hiểu môi trường văn hóa mình đang đối diện. Các bạn phải biết đào tạo cho mình những kỹ năng thực dụng và hiểu rõ luật chơi. Nghiên cứu sâu rộng về đối thủ, về công nghệ, về mạng lưới phụ trợ (networking) cũng như biết rõ mục tiêu cùng nguyên tắc của dự án trước khi ra khơi. Không ai có thể đoan chắc về cơ hội thành công (thất bại sẽ chiếm một tỷ lệ rất cao); nhưng muốn trở thành một người có tự trọng, các bạn sẽ không có lựa chọn nào khác.

Leonard Da Vinci hiểu rõ tiến trình này, “Những người thành công ít khi ngồi yên và để mọi việc xảy đến với mình, Họ bước ra và tạo nên những việc đó”. (People of accomplishment rarely sat back and let things happen to them. They went out and happened to things).

LỰC CHUYỂN 2: DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ

Một nghiên cứu tôi đọc đã lâu nêu ra một điều trớ trêu về Liên Xô là trong thời gian từ 1946 (sau Thế chiến thứ 2) đến năm 1975 (14 năm trước khi sụp đổ), nếu chính phủ Liên Xô chỉ bán khoáng sản, tài nguyên… rồi cả nước ngồi không đi chơi, thì thu nhập quốc gia và cá nhân cũng không thay đổi chút gì trong 30 năm đó.

Thay vì ngồi yên, họ lập ra kế hoạch 5 năm, 10 năm, 100 năm… với những bộ não thuộc loại đỉnh cao để vận hành kinh tế. Kết quả? Người dân Nga phải làm việc theo mệnh lệnh hành chính, phải đi làm kinh tế mới và làm chuyện linh tinh theo chính sách mù mờ, phải đến các vùng băng giá Siberia (gọi là gulag)… và phải xếp hàng vài tiếng mỗi ngày để mua một miếng thịt hay cái quần lót…

Các nước Cộng hòa như Liên Xô, bây giờ và quá khứ, là những minh chứng hùng hồn cho thấy sự phát triển kinh tế toàn cầu không chỉ tùy thuộc vào “labor”, sức lao động của công nông dân như các triết gia biện luận. Liên Xô không thua Âu Mỹ về bất cứ thành tố gì từ tài nguyên thiên nhiên, trí tuệ khoa học, cho đến số lượng lao động, khả năng quản trị… Ngoại trừ một thứ: tư bản.

Một người dân bình thường cũng hiểu rõ quy luật này hơn cả những chuyên gia đại học hàng đầu: No money, no honey.

Trung Quốc thường được ca ngợi là hiện tượng thành công lịch sử trong việc điều hành kinh tế. Nhưng yếu tố quan trọng nhất mà các nhà phân tích hay bỏ qua là sự đóng góp của dòng tiền từ nước ngoài vào sự thịnh vượng này. Nếu không có những tư bản lúc đầu từ Hoa Kiểu và sau đó, từ các quốc gia Âu, Mỹ, Nhật thì máy bay kinh tế tài chính Trung Quốc sẽ không có đủ nguyên liệu để cất cánh.

Dĩ nhiên, nền móng căn bản của lực chuyển kinh tế phải dựa trên quyền tư hữu cá nhân. Và thể hiện rõ nhất trong mọi tài sản là “tiền”. Tôi không biết có bao nhiêu cuốn sách đã xuất bản về các triết thuyết kinh tế và bàn luận về những yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa, lao động, trí thức, quản trị… để đem tới thành công sau cùng. Theo quan sát của riêng tôi, “tiền” vẫn là một thành tố quan trọng nhất.

Trong thời đại Internet, mọi người (kể cả tôi) đều vinh danh “trí tuệ”, “sáng tạo” và “mô hình phản động lực” (disrupters) như những động cơ khởi nghiệp sắc bén. Những ví dụ thành công thì đầy rẫy tại Silicon Valley, tại Wall Street, tại Hollywood… Tuy nhiên, nếu không có dòng tiền từ chứng khoán, từ IPO (Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu), từ M&A, từ venture capitalist (nhà đầu tư mạo hiểm, từ đủ loại quỹ đóng mở, từ các nhà đầu tư nước ngoài, từ ngân sách các chính phủ…. thì hiện tượng trăm hoa đua nở tại các điểm đến của tương lai này cũng chỉ èo uột như mùa gặt trong thời hạn hán.

Dĩ nhiên, có những thời kỳ dòng tiền chảy sai vào chỗ trũng tạo nên bong bóng mà mọi người liên quan phải trả giá đắt, như dotcom của 1997, như bất động sản Mỹ của 2006, như đại suy thoái của 1929… Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn một điều: dòng tiền chảy đến đâu thì tăng trưởng kinh tế và ngành nghề sẽ đơm hoa nở nhụy. Ít nhất trong một thời gian khá dài (5 đến 10 năm). Sau đó nếu có sai trật, thị trường sẽ điều chỉnh, nhanh hay chậm tùy môi trường và cơ chế.

Do đó, chúng ta có thể bắt đoán thời cơ và soạn ra chiến lược kinh doanh dựa trên dòng chảy của tư bản. Như các thám tử, muốn tìm thủ phạm của các vụ án, thì cherchez la femme (“hãy đi theo người phụ nữ của họ”), Trước khi tiếp tục, tôi xin tạm quay về những nguyên tắc và thành phần căn bản của dòng tiền thế giới để những bạn chưa nắm vững về vận hành tài chính hiểu thêm phần sau của bài viết.

Theo McKinsey, năm 2012, lưu lượng dòng tiền chảy quanh thế giới vào khoảng 26 ngàn tỷ đô la mỗi năm, hay khoảng 36% GDP của toàn thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2025, lưu lượng sẽ tăng lên 85 ngàn tỷ đô la. Hiện nay, tổng số tài sản của thế giới tính theo giá trị tài chính (financial assets) lên đến 900 ngàn tỷ đô la. Tất cả những con số trên không bao gồm những phi vụ rửa tiền, trốn thuế hay qua chợ đen v.v… Có quá nhiều kênh cho dòng chày và phần lớn không liên quan đến xu hướng đầu tư. Hai kênh lớn nhất là tiền thanh toán cho các dịch vụ và thương mại (xuất nhập khẩu, du lịch….) và tiền quay trục quanh các ngoại hối để kiếm lời bằng arbitrage (chênh lệch giá trên các thị trường).

Còn lại là tiền đổ vào chứng khoán, (stock), trái phiếu (bond), giấy nợ (tiền tiết kiệm hay phí bảo hiểm là loại giấy nợ của ngân hàng hay công ty insurance), chứng chỉ phái sinh (derrivatives), v.v… Hai dòng tiền chúng ta phải lưu ý đến nhiều nhất là tiền mặt của các công ty hay của cá nhân (để đầu tư trực tiếp hay gián tiếp) và tiền của các quỹ đầu tư, từ quỹ mutual có cả trăm tỷ đô la tài sản đến những quỹ hedge fund (phòng hộ) nhỏ, từ quỹ đóng đến quỹ mở, từ quỹ đã niêm yết đến quỹ tư nhân. Một số tiền khá lớn cũng đã được những doanh nhân thành đạt đổ vào các quỹ từ thiện, cũng như số tiền tài trợ từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ… nhưng chúng nằm ngoài tầm phân tích của bài viết này.

Mục tiêu lý tưởng của dòng tiền đầu tư là tìm lợi nhuận cao nhất với rủi ro ít nhất trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, khó ai có thể đạt tất cả ước muốn này trong một thị trường tài chính tự do. Do đó, các nhà quản lý quỹ thường hoạch định một chiến lược riêng của quỹ và bán dịch vụ của mình cho các nhà đầu tư thích hợp với chiến lược này.

Bạn cũng sẽ thích

Chẳng hạn có những nhà đầu tư giữ tiền lương hưu cho vài trăm ngàn thành viên. Họ rất bảo thủ và chấp nhận lời ít nhưng tỷ lệ an toàn phải tuyệt đối cao. Trong khi đó một tỷ phú trẻ vừa kiếm tiền khủng qua M&A của công ty khởi nghiệp sẽ sẵn sàng nhận rủi ro cao để roll the dices (đánh bạc) với các venture capitalists (nhà đầu tư mạo hiểm). Nhiều quỹ thích những thị trường mà họ thông hiểu (Âu, Mỹ, Nhật) cùng những công ty lớn, đa quốc… có tài chính vững vàng. Nhiều quỹ mạo hiểm vào các thị trường mới nổi (BRICS) hay cả thị trường ngoại biên (frontier market) như Việt Nam, Pakistan, Nigeria…

Trong bức tranh phức tạp đó, chúng ta vẫn có thể tìm ra một xu hướng chung của các dòng tiền đầu tư. Dòng tiền này lại phân ra thành hai loại: FDI (đầu tư trực tiếp như mở cơ xưởng, mua bất động sản hay M&A) và IDI hay portfolio investment (đầu tư gián tiếp vào chứng khoán, trái phiếu, giấy nợ..,). Thời hạn đầu tư của FDI thường kéo dài từ vài năm đến vài chục năm, theo tầm nhìn chiến lược của nhà đầu tư; trong khi IDI thì muốn “mì ăn liền” đôi khi chỉ mất vài giờ (nhưng vẫn có nhiều ngoại lệ).

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Góc nhìn Alan – Bộ Di Sản Alan Phan với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.