Trang chủ / Hai Mặt Của Gia Đình

Đọc sách Hai Mặt Của Gia Đình

Review sách Hai Mặt Của Gia Đình. Tải sách Hai Mặt Của Gia Đình PDF/EPUB/AZW3

Dưới đây là nội dung cuốn Hai Mặt Của Gia Đình. Hãy mua cuốn Hai Mặt Của Gia Đình trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Tôi tin rằng đứa trẻ nội tâm bị tổn thương, bị chối bỏ trong quá khứ là nguyên nhân chính cho tất cả những bất hạnh mà mọi người trải qua. Vậy nên tiếc thương cho sự mất mát của những khát khao không được lấp đầy tuổi thơ ấu chính là khởi đầu của trị liệu.

Chương 1: Nhìn lại chúng ta của những ngày thơ ấu

Đứa trẻ nội tâm ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại

Sau khi hoàn thành khoá học tiến sĩ và trở về Hàn Quốc không được bao lâu, vận may đã đến với tôi. Tôi nhanh chóng được nhận vào làm giảng viên của một trường đại học. Niềm hy vọng một ngày nào đó được đứng trên bục giảng của giảng đường đại học là nguồn động lực lớn nhất giúp tôi vượt qua những năm tháng du học khó khăn.

Giờ đây khi đã chạm tay vào cánh cửa mơ ước ấy, tôi không thể ngăn bản thân cảm thấy bồi hồi, xúc động. Những ngày khó khăn lướt qua như một thước phim. Thế nhưng mọi chuyện rối tung ngay từ ngày đầu tiên.

Ngày đầu tiên có tiết dạy ở trường, đang trên đường đến lớp, một em sinh viên nhận ra tôi là giảng viên mới đã mời tôi một ly cà phê mua ở máy bán hàng tự động. Cũng vì sắp đến giờ vào lớp, nên tôi từ chối và bước vào giảng đường. Một lúc sau, khi tôi đang định bắt đầu tiết học, cửa lớp bật mở và một em sinh viên đi vào. Là em sinh viên đã mời tôi ly cà phê khi nãy. Thế nhưng biểu cảm của em ấy rất lạ. Nhìn tôi bằng ánh mắt sắc lạnh. Đúng như dự đoán, trong suốt tiết học, em ấy liên tục đặt câu hỏi cho tôi.

Sinh viên ngày nay thường có hai kiểu hỏi. Một số người hỏi vì thực sự tò mò muốn biết. Số còn lại đặt câu hỏi để xem mức độ hiểu biết của giảng viên như thế nào. Hành động liên tục hỏi của em ấy thuộc vế thứ hai. Sang tiết học tiếp theo, em ấy lại tiếp tục như thế. Mới đầu tôi có đôi chút lúng túng, nhưng sau khi biết mục đích của em ấy, tôi thấy khó chịu. Máu tăng xông lên não. Cảm nhận được căng thẳng giữa tôi và em ấy, các sinh viên khác trong lớp bắt đầu bứt rứt và bực bội trong lòng trước sự thiếu quyết đoán của giảng viên, không thể chịu được sinh viên gây phiền nhiễu.

Sách hay khuyên đọc

Bây giờ tôi đã xử lý linh hoạt hơn những câu hỏi như thế và còn có thể phê bình khéo mục đích hỏi. Nhưng tại thời điểm đó tôi có chút sợ hãi trước thái độ của các sinh viên ngang bướng. Thậm chí em ấy còn ngầm đe doạ sẽ đăng lên website của trường rằng không hài lòng về tiết học của tôi. Cuộc đời giảng viên tôi hằng ao ước trở thành cơn ác mộng trong nháy mắt.

Tôi căng thẳng mỗi khi đứng lớp vì em ấy và cả người trả lời sau mỗi tiết học. Còn đâu cái thời mơ mộng được làm giảng viên. Một nỗi hoài nghi về cuộc đời làm nghề giáo dâng lên trong tôi. Khi sắp kết thúc học kỳ, cảm xúc trong tôi cứ như mớ bòng bong. Tôi muốn kết thúc tiết học cuối cùng thật ý nghĩa. Tôi chuẩn bị ít đồ uống, bánh kẹo đem đến lớp, vừa ăn vừa có thể trò chuyện với sinh viên. Bàn ghế trong lớp được sắp xếp lại theo kiểu bàn tròn. Và tôi chọn cho mình một vị trí nhưng không hiểu sao ngay kế bên tôi là em sinh viên ấy.

Tôi cảm thấy lo lắng. Cái cậu này định quấy phá mình tới cùng sao? Em ấy cầm chai nước hoa quả đã uống một nửa mời tôi đang ngồi kế bên. Đầu tôi rối như tơ vò. Dù sao mình cũng là giảng viên trẻ. Lẽ ra nó phải mời mình một chai nước chưa mở mới phải phép chứ nhỉ? Như thế này không phải là quá xem thường mình hay sao?

Hàng vạn câu hỏi bay ngang qua đầu tôi. Nhưng sau cái giá phải trả cho hành động từ chối cà phê, tôi nhận lấy chai nước và uống hết trong vòng một nốt nhạc. Và chuyện thật như đùa đã xảy ra. Cái khoảnh khắc tôi đặt chai nước hoa quả đã uống cạn xuống, biểu cảm của em ấy bất ngờ thay đổi. Đó là vẻ mặt trong sáng, tinh khôi hệt như khi mời tôi uống cà phê trên hành lang vào lần đầu gặp mặt.

Và em ấy còn hứng khởi hỏi rằng: tôi có bao giờ cảm thấy căng thẳng với em ấy không? Học kỳ vừa qua thầy đã vất vả rồi ạ! Những bài giảng của thầy rất bổ ích. Kỳ sau em muốn học tiếp môn thầy dạy.

Tôi không nói lên lời. Nhưng dù thế nào, nhờ có chai nước hoa quả mà tôi dần thân thiết hơn với cậu sinh viên khiến tôi đau đầu nhức óc đó. Cho đến khi kết thúc chương trình cao học, em ấy học môn tôi dạy thêm hai lần nữa. Sau này em ấy kể cho tôi nghe câu chuyện lúc nhỏ. Đến tận lúc đó tôi mới hiểu được lý do tại sao lại phát sinh tình huống không nói lên lời như vậy.

Lần đầu tiên gặp thầy, em lấy hết can đảm mời thầy một ly cà phê nhưng lại bị từ chối. Cái khoảnh khắc xấu hổ cầm cốc giấy trên tay, nỗi đau đớn em chôn dấu tận cùng trái tim bỗng trỗi dậy. Vô số cảm xúc hỷ nộ ái ố cứ thế ập đến. Và đó là vết thương bố mẹ đã khắc vào tim em trong quá khứ.

Lớn lên trong sự lãnh đạm của bố mẹ, ngay từ khi còn nhỏ, em luôn bị từ chối mỗi khi yêu cầu điều gì đó. Tổn thương khi bị từ chối ăn sâu bám rễ trong vô thức của em ấy đã đem đến tất cả uất ức, phẫn nộ và thất vọng về bố mẹ phỏng chiếu lên tôi. Cốc cà phê tôi từ chối có lẽ đã khiến tổn thương trong quá khứ của em ấy mâng mủ. Tổn thương thời thơ ấu thường đượng chúng ta phóng chiếu lên người khác khi trưởng thành. Và hiện tượng này được gọi là hiện tượng chuyển di.

Hiện trượng chuyển di là hiện tượng những trải nghiệm trong quá khứ tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trong hiện tại khiến chúng ta hiểu lầm và nhầm tưởng về đối phương. Vì sự chuyển di của em sinh viên ấy, tôi đã mệt mỏi, khổ sở suốt một học kỳ mà không rõ lý do.

Hiện tượng chuyển di xuất hiện trong mọi mối quan hệ nhân sinh, kể cả là quan hệ bố mẹ con cái, hay quan hệ vợ chồng. Sự thiên vị khi đối xử với con cái của bố mẹ đa phần là do hiện tượng chuyển di. Mọi người thường nói con nào chẳng là con, dù là con cả, con thứ hay con út bố mẹ đều thương yêu như nhau. Thế nhưng sau khi tham vấn cho rất nhiều người, tôi thấy đó chỉ là lời Khổng Tử có sự sai khác với thực tế. Những người có con đều nói rằng có những đứa họ thương hơn, có những đứa họ thấy chững chạc và đáng tin cậy hơn anh chị em khác.

Vì những trải nghiệm thời thơ ấu của bản thân trong vô thức, bố mẹ đã đối xử thiên vị với đứa này, nghiên khắc hơn với đứa kia.

Sobin là con út trong một gia đình có ba chị em. Vì gia đình không dư giả nên khi còn nhỏ, Sobin đã phải cạnh tranh khốc liệt với các chị. Nếu không làm gì, đến cả bộ quần áo mới để mặc cô cũng sẽ không có. Nếu không phản ứng dữ dỗi, có lẽ cô đã không thể học lên đại học. Cô luôn ganh tỵ với chị cả, người luôn được bố mẹ kỳ vọng rất nhiều. Sau khi kết hôn, Sobin sinh được hai cô con gái. Kỳ lại thay, cô không có chút tình cảm với đứa đầu. Mỗi khi con bé làm gì thì cô đều thấy không vừa mắt. Còn đứa thứ hai thì ngược lại, mỗi khi nhìn đứa thứ hai trong lòng cô lại thấy xót xa, đáng thương và đối xử rất tốt với nó.

Trong vô thức, Sobin đang coi đứa con đầu là người chị cả khiến cô khổ sở. Còn đứa thứ hai là bản thân cô, người luôn bị chèn ép phải cạnh tranh với các chị trong quá khứ. Đây chính là hiện tượng chuyển di. Thực tế, tình yêu thương dạt dào và sự quan tâm vô bờ bến với đứa con thứ hai của Sobin là sự bù đắp cho chính bản thân không được yêu thương trong quá khứ.

Tìm kiếm một người chồng thay thế bố

Hiện tượng chuyển di đặc biệt tiêu cực đến hôn nhân với một trái tim bị tổn thương lúc nhỏ và muốn được bù đặp, chúng ta rất dễ đưa ra đòi hỏi quá đáng với bạn đời của mình. Thế nhưng bạn đời của chúng ta không phải là một con người hoàn hảo có thể đáp ứng mọi đòi hỏi của chúng ta.

Khi đối phương không thể đáp ứng được những đòi hỏi quá mức ấy biến thành sự thất vọng, bất mãn và cả hối hận.

Minyo là một cô gái sắp bước sang tuổi ba mơi. Cô than vãn rằng mình ngày càng kiệt sức vì sự ích kỷ và vô tâm của chồng. Vì quá thất vọng vì người chồng không bao giờ hiểu cảm xúc của bản thân nên cô đã tìm tới phòng tham vấn. Sau khi trò chuyện với Minyo, tôi đã hiểu lý do tại sao cô ấy lại thất vọng cực độ về chồng mình.

Bố Minyo qua đời khi cô lên sáu tuổi. Cô ấy rất yêu bố và lúc nào cũng quấn quít lấy bố. Nên sự ra đi của bố đã để lại vết thương lớn trong lòng cô. Khi chưa kết hôn, Minyo rất được phái mạnh yêu thích. Nhiều chàng trai ngỏ lời nhưng cô không hề mở lòng. Phải đến khi gặp một người đàn ông ấm áp, giàu tình cảm như bố, trái tim cô mới lạc nhịp. Và chàng trai ấy chính là chồng cô hiện tại.

Hiện tượng chuyển di đã xuất hiện trong mối quan hệ của Minyo và chồng. Cô mong muốn chồng mình khoả lấp tình yêu thương mà bố đã không thể cho cô vì ra đi quá sớm. Thế nhưng trong hôn nhân, chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ và vai trò chủa một người chồng thôi đã là điều cực kỳ tuyệt vời.

Chồng là chồng, bố là bố. Minyo đã kỳ vọng sự yêu thương giống như của bố từ chồng để rồi thất vọng và đẩy cuộc hôn nhân tới bờ vực khủng hoảng. Cô nói rằng cô không thể nào chịu nổi cảnh chồng mình lăn ra ngủ vào cuối tuần vì mệt mỏi. Người bố trong ký ức của cô luôn dành cả ngày cuối tuần cho cô, cõng cô trên vai, đi dạo hay mua kẹo bông cho cô ăn. Thay vì xót xa, Minyo lại thấy chán ghét bộ dạng mệt mỏi của chồng. Và lý do là vì cô đang đem nhiệm vụ, vai trò của một người bố đặt lên vài người chồng.

Sau khi đề nghị tham vấn vợ chồng, tôi đã gặp chồng của Minyo. Và suy đoán của tôi không hề sai, người chồng chỉ nghĩ rằng bản thân cần chăm chỉ làm việc vì gia đình, và không hề biết bản thân đang bị kỳ vọng làm được những việc như bố vợ đã làm. Anh cảm thấy bị tổn thương khi vợ không hề công nhận mình, dù bản thân anh đã nỗ lực rất nhiều vì gia đình.

Bạn cũng sẽ thích

Khi vợ chồng cứ liên tục cãi vã một cách khó hiểu, khi cuộc sống hôn nhân mệt mỏi mà không biết lý do tại sao, chúng ta hãy thử suy nghĩ xem: phải chăng vấn đề nằm ở bản thân mình mà không phải ở đối phương? Đặc biệt khi chúng ta có một tuổi thơ không được hạnh phúc, khả năng vấn đề nằm ở bản thân càng cao hơn!

Đa phần những người dễ chuyển di cảm xúc thường bị tổn thương sâu sắc khi còn nhỏ. Đứa trẻ nội tâm bị tổn thương thời thơ ấu đang tác động đến cuộc sống hiện tại. Khi cuộc sống mệt mỏi và đau đớn vì gặp tổn thương khi còn nhỏ, hiện tượng chuyển di xuất hiện dưới hình thức đổ lỗi cho đối phương. Chúng ta hợp lý hoá hay công kích rằng cuộc sống hôn nhân lâm vào khủng hoảng là do sự thiếu xót và khuyết điểm của đối phương.

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Hai Mặt Của Gia Đình với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.