Hai Mặt Của Gia Đình cho ta cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về mối quan hệ gia đình thông qua những câu chuyện có thật của các gia đình khác nhau được điều trị bởi nhà tâm lý học Choi Kwang Huyn.
Người đọc lần lượt sẽ thấy được sự tương đồng và có thêm hiểu biết về những khái niệm như: ngoại tình, chứng nghiện một điều gì đó, lựa chọn người bạn đời tương đồng, chuyển di nỗi đau…từ đó tìm được cách chấp nhận và xoa dịu những tổn thương trong lòng mỗi người.
Nội dung cuốn sách
Tại sao chúng ta lại chịu tổn thương bởi gia đình – những người gần chúng ta nhất? Tại sao dù ở cạnh gia đình nhưng bạn vẫn cảm thấy xa cách và cô đơn?
Vì sao chúng ta luôn bộc phát cảm xúc khi đứng trước gia đình mình. Vì sao nỗi đau của gia đình nơi bạn sinh ra và lớn lên lại lặp lại trong gia đình hiện tại? Nhiều khi những tổn thương đến từ gia đình nơi chúng ta sinh ra và lớn lên lại chính là nguyên nhân của các vấn đề trong gia đình hiện tại.
Gia đình trở thành nơi tiếp thêm sức mạnh và cũng là nơi khiến đôi vai chúng ta thêm nặng trĩu, là nơi ẩn náu của những mâu thuẫn tinh vi đằng sau những phút giây thân mật, là nơi tràn đầy thương yêu nhưng có cả sự ghét bỏ. Gia đình lúc nào cũng có hai mặt như vậy.
Choi Kwang Huyn – một nhà tâm lý học hàng đầu Hàn Quốc, người đã tham vấn tâm lý cho rất nhiều trường hợp có khúc mắc về tổn thương tâm lý xuất phát từ gia đình sẽ chỉ ra nguyên nhân của những tổn thương, những nỗi đau mà chúng ta phải chịu từ gia đình mình, đồng thời đưa ra cách giải quyết đối với các vấn đề gia đình nhức nhối hiện tại.
Review sách Hai Mặt Của Gia Đình
Tác giả cho chúng ta biết những tổn thương mà gia đình có thể tác động đến chúng ta ngày bé. Tùy hoàn cảnh mỗi người mà chúng ta có thể xác định được tổn thương của mình là gì, tại sao lại như vậy và hướng giải quyết như thế nào để không lặp lại những quá khứ ấy vào cuộc sống hôn nhân sau này.
Mình vừa đọc vừa wow luôn ý, cứ như thể giải thích được những câu hỏi ngày bé của mình: sao mình luôn cảm thấy cô đơn, sao không thuộc về nơi này, sao luôn cảm thấy trống vắng, và không biểu thị cảm xúc ra bên ngoài. (Mỹ Hằng)
Mình nghĩ ai cũng nên đọc qua quyển sách này. Tham vấn gia đình rất phổ biến ở phương Tây, nhưng còn hạn chế ở phương Đông. Người phương Đông chúng ta thường không bộc lộ chính xác cảm xúc của mình, khiến đôi bên không hiểu nhau. Từ đó dẫn đến những mâu thuẫn nhỏ nhặt. Song tích tụ lâu ngày sẽ gây ra tình trạng đã rất chán nhau, nhưng vì ràng buộc nên phải cố chịu đựng nhau.
Cho đến lúc hiểu ra nguyên nhân vì sao người kia lạnh nhạt với mình, thì bản thân cũng mệt mỏi rồi. Về nội dung: quyển sách cung cấp các khái niệm trong Phân tâm học (cơ chế phòng ngự, phức cảm Oedipus, cá biệt hoá bản ngã…), có phân tích và đưa ra ví dụ gần gũi, phù hợp với người Á Đông.
Điểm cộng là tuy sách viết về đề tài tâm lý, nhưng vẫn dễ hiểu hơn rất nhiều so với sách của Sigmund Freud. Mình nghĩ rất phù hợp và trọng tâm với những người không theo chuyên ngành tâm lý như mình. (Minh Anh)
Sẽ dễ dàng hơn một chút cho hành trình chữa lành và phát triển bản thân nếu chúng ta chấp nhận được rằng gia đình vừa là nơi có thật nhiều yêu thương vô điều kiện, tiếp thêm cho ta sức mạnh nhưng cũng có thể vừa là nơi ta nhận được những tổn thương sâu sắc, khiến đôi vai ta thêm nặng trĩu.
Gia đình là hàng mua một tặng một. Một cuốn sách tuyệt vời, nội dung vừa đủ cho một cái nhìn bao quát tổng thể về Tâm lý học Hệ thống gia đình. Giọng văn của tác giả gốc gần gũi, đơn giản, logic và tương đối dễ hiểu cho bất kỳ ai muốn hiểu hơn về gia đình và bản thân mình. Mình biết ơn công sức và tâm huyết của người dịch cuốn sách này. (Anh Nguyễn)
Học kì vừa rồi, tôi đang học về các liệu pháp trị liệu gia đình thì thật may, cũng vừa lúc tôi đang đọc cuốn này. Một cảm giác phấn khích khi tác giả đã áp dụng những liệu pháp, dẫn chứng những trường hợp để rút ra được lý do của các mối quan hệ gia đình. Một cuốn sách tuyệt vời mà tôi chỉ dám đọc thật chậm và khi có ai hỏi sách nào hay thì tôi lại nói là Hai mặt của gia đình. (Khánh My)
Gia đình nào cũng đều có hai mặt. Không có gia đình nào là hoàn hảo hết. Chỉ có bản thân ta hài lòng với những gì có của hiện tại. Gia đình là nơi yêu thương ta nhiều nhất, yêu thương ta một cách vô điều kiện. Và gia đình cũng là nơi tổn thương ta nhiều nhất. Và cũng là nơi giúp ta trưởng thành nhiều nhất. Một cuốn sách nên tìm hiểu. Thật tốt vì có một gia đình! (Thuỳ Linh)
Hành vị bóp méo thực tế là sự ngược đãi ép buộc một cách khôn 3 thế nào là ngoan. Đứa trẻ bị ngược đãi theo cách như thế này rất dễ bất an, lo lắng trước mọi quyết định bản thân phải tự đưa ra khi trưởng thành. Vì thường xuyên phủ định suy nghĩ và cảm xúc nên chúng không chắc chắn về suy nghĩ của bản thân. (Lê Nguyên)