Tạo ra một câu hỏi “vì sao” đủ mạnh?
Đây sẽ là nơi bạn hiểu thêm một ít về niềm vui và nỗi đau, hiểu tầm quan trọng của những con số ba và một, sẽ yêu, sẽ tống khứ đi một câu chuyện rất hoang đường, và sẽ khám phá ra điều gì khiến việc bán dạo gặp vấn đề.
Thế kẹt
Bạn có sẵn sàng đầu tư ba giờ, chỉ một lần thôi, vào việc học và áp dụng một ý tưởng sẽ giúp bạn tiết kiệm được một giờ mỗi tuần trong suốt phần đời còn lại? Có à? Tất nhiên vấn đề khó khăn ở đây là bạn không có được ba giờ ngay lúc này để đầu tư! Và cái thế kẹt bắt đầu xuất hiện. Bạn và tôi đều hiểu rằng chỉ cần bạn đầu tư khoản thời gian đó thì nó sẽ mang lại hiệu quả. Bạn biết mình nên làm. Vấn đề bạn gặp ngay lúc này nằm ở chỗ: đó là điều nên làm chứ không phải điều bắt buộc.
Hãy khiến việc giành được một giờ trở thành điều “bắt buộc”
Cái tỉ lệ ba trên một chẳng phải công thức khoa học mà là dự đoán của riêng tôi, được hình thành từ quá trình truyền đạt những kĩ thuật này cho hàng ngàn người qua nhiều năm. Cứ mỗi khi chúng tỏ ra thật sự có hiệu quả, những người đã áp dụng chúng lại khởi động với một mục tiêu rõ ràng, mạnh mẽ và đầy hứng thú đối với việc những khoảng thời gian họ dành được thêm mỗi ngày sẽ có ý nghĩa thế nào cho cuộc đời họ. Và giờ là lúc bạn cũng làm như thế.
Rà trúng “đài” của bạn
Hãy tưởng tượng tôi là “thần đèn” vừa hiện ra trước mặt bạn với cái kiểu “ba điều ước” cổ điển, tuy nhiên những điều ước này đều tập trung vào việc bạn sẽ làm gì với thêm một giờ dành được mỗi ngày. Và vì tôi là thần nên bạn có thể được hưởng mọi lợi ích từ đó mà không phải đầu tư bất cứ khoảng thời gian, tiền bạc hay công sức nào cả. Vậy bạn sẽ dùng một giờ tôi vừa cho thêm bạn vào việc gì? Bạn đã tìm thấy cảm hứng của mình rồi chứ? Bạn có phát hiện ra điều gì thúc đẩy bạn muốn dành thêm được một giờ mỗi ngày chưa? Nếu bạn đã trúng “đài” của mình thì xin chúc mừng. Nếu chưa, hãy nghĩ hơn nữa xem nào!
Một khi đã tìm ra chúng. Nhớ giữ lý do của mình ở những nơi thuận tiện để bạn có thể xem lại mỗi khi cần tìm động lực hoặc cảm thấy rối rắm.
Giải pháp nhanh gọn
Đã bao nhiêu lần bạn phải nghe người ta nói “Chẳng có giải pháp nào nhanh gọn đâu?” Tôi tiết lộ bí mật nhé: Có đấy! Thật ra có nhiều nữa kìa, và ngay khi bạn đã quyết định xong mình muốn làm gì với một giờ cộng thêm mà bạn đang tìm kiếm, nhiều giải pháp như thế sẽ xuất hiện trước mặt bạn.
Những khối thời gian
Để chúng ta tìm được đủ một giờ mỗi ngày, chúng ta sẽ đặt ra mục tiêu gồm bốn khối nhật kỳ mười lăm phút. Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể đang ngồi trên những khối ấy để làm những điều bạn biết mình không thực sự cần làm. Vậy ta xác định được chúng như thế nào? Đây chính là điểm tôi sẽ hỗ trợ bạn, bởi xem ra trong tâm tưởng của mình, bạn hoàn toàn tin tưởng rằng mình đã cố sắp xếp để từng phút mỗi ngày đều dành cho toàn những thứ cực kì quan trọng rồi. Vậy nên để giải trí (và bạn phải khiến chuyện này giống để giải trí!).
Tạo ra Một máy dò thời gian
Ngày nào bạn cũng chín mươi sáu khối mười lăm phút, nhưng đã bao giờ bạn thật sự phân tích xem mình đã làm gì với chúng chưa? Anh bạn thân Paul của tôi là một chuyên gia huấn luyện giảm cân. Trước khi bắt đầu huấn luyện bất kì ai, nguyên tắc vàng của anh ấy là người đó phải có một nhật ký thức ăn cho một tuần. Theo Paul, “Đa số những người bị như thế là vì họ chẳng để ý tí nào tới những thứ họ ăn cả. Nhật ký thức ăn sẽ khiến họ nhận ra tại sao mình đang liên tục tích mỡ vào người.”
Và chiếc Máy dò thời gian cũng vậy. Trong bảy ngày tới bạn phải ghi nhận lại tất cả những hạng mục “chi tiêu thời gian” của mình theo từng khối mười lăm phút. Bạn nói rằng mình “không giỏi ba cái chuyện quản lí này” hả? Vâng, tôi hiểu, và đó là một trong những lý do khiến bạn gặp rắc rối trong việc quản lý thời gian đấy. Bạn còn nhớ tỉ lệ ba trên một chứ? Tuy nhiên lần này còn tốt hơn thế nhiều: nó chỉ tiêu tốn của bạn mấy chục giây nhưng lại tiết kiệm cho bạn cả tiếng đồng hồ! Sau đây là điều bạn cần làm.
Hãy chọn một cách thức nào đó để theo dõi những khối nhật kỳ mười lăm phút của bạn. Một cuốn nhật ký, một tập tin Excel, một tập giấy ghi chép đều được. Hoặc bạn có thể in các trang mẫu của tôi từ website www.saveanhour.co.uk. Còn nếu bạn không thấy phiền toái gì trong việc viết chứ lít nhít thì cứ dùng luôn bảng mẫu ở trang hai mươi bốn của cuốn sách này. Hãy nhớ lưu lại trên Máy dò thời gian mọi thứ bạn làm trong bảy ngày tới theo từng khối mười lăm phút. Tôi hiểu điều này có thể rất khó cho bạn nhưng cứ xem như nó là bài kiểm tra đầu tiên nhé.
Cùng lúc đó, bạn vẫn có thể tiếp tục đọc và áp dụng những ý tưởng khác trong quyển sách này, nhưng nhất thiết bạn phải có một Máy dò thời gian. À quên, còn một điều nữa. Hãy đảm bảo cứ mỗi mười lăm phút đều được ghi nhận lại, hoặc ít ra cũng ghi nhận mỗi lần một giờ. Nếu đợi đến cuối này mới thực hiện, bạn sẽ quên hét, sẽ ngồi bịa ra đủ chuyện và điền vào toàn những thứ vô nghĩa. Trong lúc đang hoàn tất Máy dò thời gian của mình, bạn sẽ nhận thấy mình thật sự đang làm gì với thời gian bạn có. Hãy giữ nó lại vì bạn sẽ cần đến thông tin này nhiều lần trong những chương tiếp theo của cuốn sách.
Năm cách để không quên điền vào Máy dò thời gian
- Cài đồng hồ. Bạn có thể cài những phần mềm miễn phí trên điện thoại cho mục đích này.
- Nhờ bạn bè nhắc.
- Tạo ra một hệ thống phần thưởng cho mình.
- Hãy giữ Máy dò thời gian trong tầm nhìn – xa mặt cách lòng mà!
- Hãy bắt đầu ngay.
Hãy biết yêu cái thùng rác
“Ôm” quá nhiều thứ sẽ khiến bạn trở nên chậm chạp. “Ôm” quá nhiều thứ sẽ ngốn mất của bạn nhiều giây phút quý giá. “Ôm” quá nhiều thứ sẽ tạo ra nhiều năng lượng xấu. Đã đến lúc… Tống khứ đồ thừa
Bước đầu tiên của “yêu cái thùng rác” là thực hiện một cuộc “cách mạng thông thoáng”. Có lẽ lâu nay bạn cứ lần lữa mãi, và bây giờ chính là thời điểm thích hợp đấy! Hãy mang những thứ thật sự vớ vẩn ra bãi rác. Tất nhiên bạn có thể giữ lại mấy chiếc túi để sau này dùng tiếp. Và tôi tin rằng những nơi quyên góp từ thiện sẽ hân hạnh được nhận quần áo, đồ chơi cũ của bạn. Tuy nhiên tôi thật sự không khuyến khích bạn xuống lề đường đổ hàng ra bán dạo đâu nhé, vì những lý do sau đây:
Chuyện này tiêu tốn nhiều tiếng đồng hồ (chính là thứ mà bạn không có). Chẳng bao giờ bạn kiếm được số tiền tương xứng với giá trị của mình (xem phần “Định giá thời gian của bạn” trong chương sáu). Rất có thể bạn mua thêm vài món đồ vớ vẩn khác mà bạn chẳng cần.
Chắc chắn bạn chẳng bán hết được, và sẽ phải nghĩ xem nên làm gì với những món còn lại. Điều này có thể dẫn tới việc nhồi nhét tiếp chúng vào một cái hộp cho đến nhiều năm sau, trong khi bạn tiêu tốn thời gian quý giá của mình về lần bán dạo sắp tới.
Lời khuyên
Một “cuộc cách mạng thông thoáng” kiểu như trên sẽ mang đến cho bạn cảm giác như vừa được “giải phóng”, tuy nhiên chắc chắn có những món đồ mà bạn vẫn muốn giữ lại bởi vì giá trị tình cảm của chúng. Ngay cả khi biết mình sẽ chẳng bao giờ dùng đến…
Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Mỗi Ngày Tiết Kiệm Một Giờ với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.