Chương 1: Không phụ thuộc cũng không bị chi phối – Thoát khỏi vỏ bọc của cái tôi
Tôi luôn ngạc nhiên bởi số lượng người đến tìm tôi và nói rằng họ sợ tình yêu. Vậy nỗi sợ tình yêu là gì? Đó là bởi vì khi bạn thật sự yêu ai đó, cái tôi của bạn bắt đầu tan chảy và biến mất. Bạn không thể yêu với cái tôi, cái tôi sẽ trở thành rào cản, và khi bạn muốn gỡ bỏ giao cảm giữa bạn với người kia, cái tôi sẽ nói: “Đây là con đường dẫn đến cái chết. Hãy thận trọng!”
Nhưng cái chết của cái tôi không phải là cái chết của bạn, cái chết của cái tôi chính là cơ hội để bạn được sống thật sự. Cái tôi chỉ là một lớp vỏ chết bao quanh bạn, và phải phá vỡ và ném nó đi. Nó đi vào bản thể của bạn một cách tự nhiên giống như bụi bám trên quần áo, thân thể của người lữ hành, và anh ta phải tắm rửa để hút sạch bụi bẩn.
Theo thời gian, lớp bụi của trải nghiệm, có kiến thức, của cuộc sống mà chúng ta đã sống, của quá khứ, sẽ động lại. Lớp bụi nó trở thành cái tôi. Nó tích tụ, trở thành lớp vỏ bao quanh bạn mà bạn cần phải phá vỡ và ném đi. Mỗi người đều phải tắm rửa mỗi ngày, thực ra là mỗi khoảnh khắc, để lớp vỏ này không biến thành nhà tù.
Một đứa trẻ khi mới chào đời thì hoàn toàn yếu đuối. Nó không thể tồn tại nếu thiếu sự giúp đỡ của người khác. Hầu hết con cái của các giống loài khác đều có thể tồn tại mà không cần bố mẹ, có thể tồn tại mà không cần xã hội, không cần gia đình. Cho dù đôi khi chúng cần được giúp đỡ những điều đó rất ít, chỉ vài ngày, hoặc nhiều nhất là vài tháng. Nhưng con cái của loài người lại yếu đuối đến mức phải dựa vào người khác suốt nhiều năm. Đó là nơi để tìm thấy nguồn gốc của cái tôi.
Vì sao sự yếu đuối lại tạo ra cái tôi ở con người? Đứa trẻ yếu đuối, phải dựa vào người khác, nhưng tâm trí thiếu hiểu biết của đứa trẻ lại lý giải cho sự dựa dẫm, phụ thuộc này như thế nó là trung tâm của vũ trụ. Đứa trẻ nghĩ: bất cứ khi nào mình khóc, mẹ sẽ chạy ngay đến, bất cứ khi nào đói, mình chỉ việc ra dấu là sẽ được cho bú. Bất cứ khi nào mình tè ra quần, chỉ cần khóc là ai đó sẽ đến thay tã cho mình.
Đứa trẻ sống như một ông hoàng. Trên thực tế, đứa trẻ hoàn toàn yếu đuối và dựa dẫm. Cha mẹ, những người thân trong gia đình và cả người trông trẻ đều đang giúp đứa trẻ tồn tại. Họ không phải là người dựa dẫm, đứa trẻ mới là người dựa dẫm. Nhưng tâm trí của đứa trẻ lại lý giải điều này như thể nó là trung tâm của vũ trụ, như thể cả thế giới tồn tại vì nó.
Và dĩ nhiên, thế giới ban đầu của đứa trẻ rất nhỏ. Đứa trẻ chỉ có mẹ, người trông trẻ, và thêm người cha nữa – đây là thế giới của nó. Những người này yêu thương nó. Còn đứa trẻ ngày càng trở nên ích kỷ. Nó cảm thấy mình như là cái rốn của vũ trụ, và cái tôi được tạo ra theo cách đó. Cái tôi được tạo ra thông qua sự dựa dẫm và yếu đuối.
Trên thực tế, hoàn cảnh thật sự của đứa trẻ lại hoàn toàn trái ngược với những gì nó nghĩ, không có lý do nào để tạo ra một cái tôi như thế. Nhưng đứa trẻ hoàn toàn không hiểu biết, nó không có khả năng hiểu được tính phức tạp của sự việc.
Nó không thể biết rằng mình vô dụng, yếu đuối, nó nghĩ rằng nói là nhà độc tài.
Và rồi trong suốt cuộc đời mình, nó tìm cách làm kẻ độc tài. Nó sẽ trở thành Napoleon, Alexandre, Adolf Hitler… những người này luôn tìm cách đạt được thứ mà họ đã trải nghiệm khi còn là đứa trẻ, họ muốn trở thành trung tâm của vũ trụ. Với họ, thế giới phải sống và chết, cả thế giới là vòng ngoài, còn họ chiếm vị trí trung tâm, ý nghĩa cuộc sống ẩn chứa bên trong họ.
dĩ nhiên, đứa trẻ cho rằng cách lý giải trên là đúng, bởi vì khi người mẹ nhìn nó, trong mắt người mẹ, đứa trẻ thấy nó chiếm một vị trí to lớn. Khi người cha đi làm về, đứa trẻ cảm nhận rằng nó chính là ý nghĩa trong đời của người cha. Điều này kéo dài trong ba, bốn năm và những năm tháng đầu đời là khoảng thời gian quan trọng nhất, sẽ không có khoảng thời gian nào khác trong đời người lại có khả năng tương tự như vậy.
Các nhà tâm lý học cho rằng sau bốn năm đầu đời, đứa trẻ gần như hoàn thiện. Toàn bộ mua thức đã hoàn chỉnh, xuyên suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời, bạn sẽ lập lại cùng một mô thức đó trong nhiều tình huống khác nhau. Vào năm thứ bảy, toàn bộ thái độ, quan điểm của đứa trẻ đều được xác định, cái tôi của nó cũng được hình thành. Giờ đây, đứa trẻ bước ra thế giới bên ngoài, rồi nó gặp phải vấn đề, hàng triệu vấn đề ở khắp nơi.
Một khi bạn bước ra khỏi vòng tay gia đình, Các vấn đề sẽ xuất hiện, bởi vì chẳng ai quan tâm đến bạn như cách của mẹ bạn, chẳng ai bận tâm đến bạn như cách của cha bạn. Thay vào đó, bạn nhìn vào nơi nào cũng thấy sự thơ, và cái tôi bị tổn thương.
Nhưng lúc này, mua thức đã có sẵn. Dù có bị tổn thương hay không, đứa trẻ không thể nào thay đổi được mô thức đó. Nó đã trở thành một bản kế hoạch chi tiết trong bản thể của đứa trẻ. Khi chơi với những đứa trẻ khác, nó sẽ tìm cách thống lĩnh sống. Nó sẽ đi học và tìm cách trở nên vượt trội, đứng đầu lớp, trở thành học sinh quan trọng nhất. Đứa trẻ có thể tin rằng mình giỏi hơn người khác nhưng nó cũng nhận thấy tất cả những đứa trẻ khác đều có suy nghĩ tương tự. Khi nó xuất hiện xung đột, những cái tôi, tranh cãi, đánh nhau.
Và đây là toàn bộ câu chuyện về cuộc sống: có hàng triệu cái tôi quanh bạn, giống hệt như cái tôi của bạn, và mọi người đều tìm cách nắm quyền kiểm soát, lên kế hoạch, chi phối bằng của cải, quyền lực, chính trị, kiến thức, sức mạnh, những lời nói dối, những yêu sách, thói đạo đức giả. Thậm chí trong tín ngưỡng và đạo đức, mọi người đều tìm cách nắm quyền kiểm soát, để chứng tỏ với phần còn lại của thế giới rằng tôi là trung tâm của vũ trụ.
Đây là khởi nguồn cho mọi vấn đề giữa con người với nhau. Chính vì khái niệm này, bạn luôn xung đột và đấu tranh với ai đó. Không phải người khác là kẻ thù của bạn, mọi người đều giống như bạn, đều ở trên cùng một con thuyền. Mọi người đều gặp phải tình huống tương tự, họ đều được nuôi dưỡng theo cách tương tự.
Ở phương tây, có một ngôi trường mà ở đó các nhà phân tâm học đề suất rằng chừng nào trẻ em vẫn còn được nuôi dưỡng bởi cha mẹ, thì thế giới này sẽ không bao giờ được bình yên. Đề suất của các nhà phân tâm học chứa đựng phần nào sự thật, nhưng đó là một ý tưởng rất nguy hiểm. Bởi vì nếu trẻ em được nuôi dưỡng tại nhà trẻ mà không có cha mẹ chúng, trong sự thờ ơ và thiếu tình yêu thương, chúng có thể không gặp vấn đề về cái tôi nhưng sẽ gặp nhiều vấn đề khác, thậm chí còn nguy hiểm và gây tổn hại nhiều hơn.
Nếu đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường hoàn toàn thơ, nó sẽ không có trọng tâm. Nó sẽ là một mớ hổ lốn, một kẻ lóng ngóng vụng về, không biết mình là ai. Nó sẽ không có bất kỳ nhân dạng nào. Nó thậm chí còn không thể bước thêm một bước nào mà không sợ hãi bởi vì không có ai yêu thương nó.
Bạn cần có tình yêu để cảm thấy không sợ hãi, để cảm thấy rằng bạn được chấp nhận, rằng bạn không vô dụng, rằng bạn không bị vứt bỏ. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường thiếu vắng tình yêu, chúng sẽ không có cái tôi. Cuộc đời của chúng sẽ không có nhiều đấu tranh, cãi vã.
Nhưng chúng sẽ không thể tự mình đứng lên. Chúng sẽ luôn bỏ chạy, chạy trốn khỏi mọi người, ẩn nấp sau những cái hàng trong bản thể của chúng. Chúng sẽ không trở thành Phật, chúng sẽ không tràn đầy sinh lực, chúng sẽ không tập trung, không thể thoải mái như ở nhà. Chúng sẽ trở nên lập dị, lệch tâm. Đó cũng không phải là tình huống hay ho.
Do đó, tôi không ủng hộ những nhà phân tâm học này. Phương pháp của họ sẽ tạo ra những con robot, không phải con người, và dĩ nhiên robot sẽ không có vấn đề. Hoặc họ có thể tạo ra những con người gần giống với động vật. Sẽ có ít lo lắng, ít bệnh tật, nhưng đó không phải là thứ đáng đạt được, nó có nghĩa là bạn không thể phát triển đến đỉnh cao tâm thức. Thay vào đó, bạn sẽ rơi xuống. Đó là thụt lùi. Tuy nhiên, nếu trở thành động vật, bạn sẽ ít đau khổ hơn, bởi vì sẽ có ít nhận thức hơn.
Và nếu trở thành một hòn đá, một tảng đá, bạn sẽ không lo lắng gì cả bởi vì không có ai bên trong để cảm thấy lo lắng, cảm thấy đau khổ. Nhưng điều đó không đáng. Con người phải giống như thánh, không phải như hòn đá. Và khi tôi nói điều này, ý tôi là phải có tâm thức tuyệt đối nhưng vẫn không lo lắng, bồn chồn, rắc rối, để tận hưởng cuộc sống như loài chim, để ăn mừng cuộc sống như loài chim, để ca hát như loài chim, không phải bằng sự thụt lùi mà bằng cách phát triển đến đỉnh cao của tâm thức.
Đứa trẻ thu nhận cái tôi, điều đó là đương nhiên, bạn không thể làm gì khác. Bạn phải chấp nhận nó. Nhưng về sau, đứa trẻ không cần phải mang theo cái tôi đó. Ban đầu, đứa trẻ cần cái tôi để cảm thấy rằng nó được chấp nhận, được yêu thương, được chào đón, rằng nó là một vị khách, chứ không phải là một tai nạn.
Cha mẹ, gia đình và sự ấm áp quanh đứa trẻ sẽ giúp nó phát triển mạnh mẽ, vững vàng. Cái tôi là cần thiết, nó giúp bảo vệ đứa trẻ, nó hữu ích, giống như lớp vỏ bọc hạt giống. nhưng lớp vỏ đó không thể thành lớp bảo vệ cuối cùng, bằng không thì hạt giống sẽ chết.
Sự bảo vệ đó có thể tiếp diễn quá lâu và trở thành nhà tù. Lớp bảo vệ đó phải là lớp bảo vệ khi cần, nhưng khi đã đến lúc tan biến vào đất, lớp vỏ đó phải tan biến tự nhiên để hạt giống có thể nảy mầm và bắt đầu sự sống mới.
Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách OSHO – Yêu – Being In Love với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.