Khi Người Ta Tư Duy – As a Man Thinketh
Mang tên gọi tiếng Việt “Khi người ta tư duy”, cuốn sách xuất bản vào năm 1902 này được ca ngợi là tác phẩm gối đầu của bất kì người làm kinh doanh nào.
Trong cuốn sách này, tác giả Allen đề cao việc làm chủ cuộc sống của mỗi con người thay vì số phận, hoàn cảnh hay những yếu tố khác. Để thành công trong công việc, Allen cho rằng mỗi người phải thành công trong suy nghĩ trước đã.
Trong đại dương mênh mông của cuộc đời, hãy giữ vững bánh lái của Tư Duy. Khi đó chắc chắn bạn sẽ đến được bến bờ Thành Công và Hạnh Phúc.
Đôi lời của tác giả
Tôi không có ý định viết cuốn sách nhỏ này (kết quả của suy ngẫm và trải nghiệm) như một luận văn toàn diện về một vấn đề đã được đề cập quá nhiều: sức mạnh của tư duy.
Nó mang tính gợi ý nhiều hơn là giải thích, mục đích của nó là khuyến khích mọi người, cả nam lẫn nữ, khám phá và nhận thức sự thật rằng: “Con người tạo ra chính họ” nhờ công dụng của những suy nghĩ mà họ lựa chọn và khuyến khích; rằng trí tuệ là người thợ dệt cả quần áo bên trong của tính cách lẫn bộ cánh bên ngoài của môi trường.
Như vậy, có thể từ trước đến nay họ dệt trong sự ngu dốt và đau khổ, nhưng cũng có thể dệt trong sự khai sáng và phúc lành…
Nội dung cuốn sách
“Hoàn cảnh không tạo nên con người, nó chỉ tiết lộ cho anh ta thấy bản chất của chính mình. Chẳng có hoàn cảnh nào bỗng nhiên sa sút và khiến con người trượt vào tội lỗi, cũng chẳng có hoàn cảnh nào tự dưng trở nên tốt đẹp và đem lại hạnh phúc trọn vẹn nếu chúng ta không tiếp tục nuôi dưỡng những khát vọng chính đáng.
Vì thế con người, với tư cách một chủ nhân, một người cai trị tư duy, cũng chính là tạo hóa của bản thân và là người giũa nặn, tạo nên hoàn cảnh.
Khi mới sinh ra, con người là tự nó, nhưng sau mỗi bước đi trong cuộc sống, con người hấp thu ngoại cảnh và từ đó bộc lộ bản thân. Ngoại cảnh đó chính là hình ảnh phản chiếu của con người: trong sáng và nhơ bẩn, điểm mạnh và điểm yếu.
Con người không đạt được những thứ họ cần, mà đạt được những gì tương xứng. Những ý tưởng, sở thích, tham vọng của họ luôn bị cản trở, nhưng những suy nghĩ và mong muốn sâu thẳm nhất luôn được nuôi nấng bởi một loại thức ăn riêng, sạch sẽ hoặc là bẩn thỉu.
Con người bị trói buộc bởi chính bản thân anh ta; suy nghĩ và hành động là những người quản ngục của số phận – khi con người hèn hạ chúng sẽ bỏ tù; xong khi cao quý chúng là những thiên thần của tự do, giải phóng.
Bất cứ hoàn cảnh nào cũng không tự dưng sa sút hay bỗng dưng tốt đẹp lên
Suy cho cùng, không có hoàn cảnh nào tự dưng sa sút và kéo bạn trượt chân. Cũng chẳng có hoàn cảnh nào tự dưng tốt đẹp để bạn hưởng thụ. Mọi thứ đều nằm trong tư duy và hành động của bản thân bạn. Khi bạn còn giữ tư cách của một chủ nhân, bạn còn cai trị tư duy, bạn còn tiếp tục nuôi dưỡng những khát vọng chính đáng… Chừng đó bạn còn là một con người thành công và hạnh phúc.
Cuộc sống này hết sức công bằng. Nó không mang đến cho bất cứ ai cái họ cần. Nó chỉ có quà tặng tương xứng với những gì anh ta/cô ta bỏ ra. Những biểu hiện về ngoài của tư duy như sở thích, ý tưởng, tham vọng,… của chúng ta thường bị ngăn cản. Nhưng tận sâu thẳm trong đáy lòng, suy nghĩ và mơ ước của chúng ta sẽ luôn được nuôi dưỡng bằng một mầm mống nào đó, hoặc là dơ bẩn hoặc là sạch sẽ.
Con người là chính mình ngay từ khi anh ta được sinh ra
Khi Người Ta Tư Duy cho rằng con người sinh ra đã là chính mình, tự mình làm chủ. Thế nhưng theo sự phát triển của năm tháng, chúng ta hấp thu ngoại cảnh và bộc lộ bản thân. Ngoại cảnh đó chính là hình ảnh phản chiếu của con người: trong sáng và nhơ bẩn, điểm mạnh và điểm yếu.
Chúng ta chỉ bị trói buộc bởi chính mình, không ai có thể thay thế được điều đó, dù cho bạn có cho phép hay không. Suy nghĩ và hành động lại là người quản ngục của số phận. Khi con người hèn hạ chúng sẽ bỏ tù; xong khi cao quý chúng là những thiên thần của tự do, giải phóng.