Trang chủ / Khoa Học Về Nấu Ăn

Đọc sách Khoa Học Về Nấu Ăn

Review sách Khoa Học Về Nấu Ăn. Tải sách Khoa Học Về Nấu Ăn PDF/EPUB

Dưới đây là nội dung cuốn Khoa Học Về Nấu Ăn. Hãy mua cuốn Khoa Học Về Nấu Ăn trên Shopee để ủng hộ tác giả.

Những bí kíp nấu ăn ngon dựa rất nhiều vào kiến thức khoa học khô khan đấy.

Nếu là một tín đồ của ẩm thực thì hẳn bạn biết rất nhiều những mẹo nhỏ, những bí quyết để nấu một món ăn “tuyệt cú mèo”. Nhưng có thể chưa chắc bạn đã biết ai nghĩ ra chúng và tại sao lại như thế phải không?

Vậy tại sao không thử nghiệm một góc nhìn mới về nghệ thuật ẩm thực dưới con mắt của một nhà khoa học? Câu trả lời bạn tìm thấy sẽ rất thú vị đấy.

Những thực phẩm kỵ nhau

Dù không cố ý kết hợp, nhưng nếu bạn vô tình ăn phải những thực phẩm kỵ nhau thì sẽ dễ gặp hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.

Đậu nành và rau chân vịt

Một số người có thói quen ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng các chuyên gia lại khuyến cáo rằng đây là một sự kết hợp nguy hiểm cho dạ dày của bạn. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo ra một loại kết tủa không tan gọi là canxi oxalat trong dạ dày.

Sách hay khuyên đọc

Đậu nành và hành lá là những thực phẩm kỵ nhau

Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể chẳng hạn như canxi hoặc protein. Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi bạn kết hợp hai món này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi chứa trong đậu nành. Việc này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu bạn để tình trạng này kéo dài, điều đó dẫn đến việc những kết tủa không tan sẽ dần hình thành trong dạ dày của bạn.

Sữa đậu nành và trứng là những món ăn kỵ nhau

Trứng là một trong những nguồn cung cấp protein lớn nhất cho bạn. Tuy nhiên, khác với các loại sữa thông thường, sữa đậu nành có khả năng ức chế hoạt động của enzyme protease. Enzyme này có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bạn. Chính vì thế, những thực phẩm kỵ nhau này sẽ làm mất đi những tác dụng có lợi của chúng. Sữa đậu nành sẽ làm cơ thể bạn không hấp thụ được toàn bộ số protein của trứng.

Sữa chua và thịt giăm bông

Sữa chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua có thể làm bạn mắc bệnh ung thư nếu dùng chung với thịt giăm bông. Những người bán hàng thường có xu hướng thêm nitrat vào trong thịt để tránh nhiễm botulinum, một dạng protein và độc tố thần kinh có trong thịt nhằm hạn chế việc nhiễm khuẩn thực phẩm. Tuy nhiên, nitrat còn giúp làm chậm quá trình thịt bị thiu và bắt đầu phân hủy nên giúp bảo quản thịt lâu hơn. Khi sữa chua và thịt kết hợp với nhau sẽ tạo ra những hợp chất nitrosamines và carcinogen, chính là những chất gây ung thư.

Dưa hấu và thịt là thực phẩm kỵ nhau

Thịt thường được xếp vào danh sách những thực phẩm “nóng” đối với cơ thể bạn và ngược lại, dưa hấu thuộc nhóm thực phẩm “mát”. Chính vì sự trái ngược này mà khi được kết hợp với nhau, mức độ hiệu quả về mặt dinh dưỡng của thịt sẽ bị giảm xuống trầm trọng. Không chỉ dừng lại ở đó, điều này thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho những người mắc chứng bệnh suy nhược lá lách và gây ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn.

Thịt và giấm là những món ăn kỵ nhau nguy hiểm

Thịt được xếp loại “nóng” và giấm cũng được vào nhóm “ấm”. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể bạn giải phóng năng lượng vượt quá mức bình thường. Bên cạnh đó, quá trình tuần hoàn cũng bị thúc đẩy hơn mức cho phép. Hơn nữa, những thực phẩm kỵ nhau nguy hiểm này còn có thể gây tổn hại cho tim của bạn.

Thịt bò và hạt dẻ

Bên trong hạt dẻ chứa một lượng vitamin C dồi dào. Tuy nhiên, lượng vitamin C này lại có thể phản ứng với các vi sinh vật có thể tìm thấy ở thịt bò, từ đó giảm đi giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ. Hơn nữa, thịt bò và hạt dẻ còn được xem là những thực phẩm kỵ nhau gây tác hại đến cho hệ tiêu hóa của bạn.

Thịt cua và trà là những thực phẩm kỵ nhau

Một trong các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa đó chính là uống trà khi bạn đang ăn cua. Nước trà có thể làm loãng dịch vị trong dạ dày của bạn. Trong trà có chứa một lượng axit tannic tương tự như trong quả hồng. Việc dịch vị bị pha loãng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa của cơ thể bạn mà còn gây cản trở việc khử trùng thức ăn của dạ dày.

Tôm và vitamin C

Trong tôm thông thường có nhiều arsenic trioxide (As205). Chính vì thế, nếu bạn kết hợp tôm với các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C thì sẽ dẫn đến việc tạo ra những phản ứng hóa học trong dạ dày của bạn hình thành nên arsenic trioxide. Đây là những thực phẩm kỵ nhau có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Hồng và khoai tây là những thực phẩm kỵ nhau

Trong khoai tây có rất nhiều axit vô cơ. Việc kết hợp khoai và hồng có thể khiến cho cơ thể, cụ thể là dạ dày bạn chứa đầy cặn và xác của trái hồng. Những loại cặn này hầu như không thể hòa tan hoặc pha loãng, chính vì vậy chúng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đối với quá trình tiêu hóa của cơ thể bạn.

Cà rốt và củ cải turnip

Củ cải turnip chứa vitamin C, khi được kết hợp với cà rốt sẽ làm mất hết giá trị dinh dưỡng của cà rốt. Các chuyên gia vẫn luôn khuyến cáo bạn không nên tiêu thụ các loại thực phẩm kỵ nhau này để tránh làm mất đi những tác dụng của cà rốt với sức khỏe.

Hải sản và trái cây là những thực phẩm kỵ nhau

Bạn không nên ăn kết hợp các loại trái cây như hồng và nho với hải sản vì sẽ dễ dẫn đến đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc thậm chí tiêu chảy. Trong những loại trái cây vừa kể trên có chứa tanin, một hợp chất polyphenol có trong thực vật, khi ăn kèm với hải sản sẽ tạo ra những hợp chất không tan trong cơ thể. Để tránh trường hợp này, bạn nên ăn trái cây ít nhất 4 tiếng sau khi ăn hải sản.

Trái cây và sữa

Những loại trái cây khác chẳng hạn như táo, thanh long, dâu, dừa và dưa hấu không nên dùng chung với sữa. Trái cây chứa rất nhiều hợp chất axit, khi dùng chung với sữa, những hợp chất axit này sẽ kết hợp với lượng protein có trong sữa và trở nên cực kì khó tiêu hóa trong dạ dày của bạn.

Sữa và rau củ

Những chuyên gia cho biết các hợp chất hóa học tìm thấy trong rau củ có khả năng kiềm hãm quá trình trao đổi, hấp thụ canxi từ sữa của cơ thể bạn. Chính vì lý do đó, để tốt cho sức khỏe của bản thân, bạn nên tránh ăn hai loại thực phẩm này cùng lúc nhé!

Trái cây và Chocolate

Mặc dù sự kết hợp này tạo ra một món ăn ngon miệng, song các bác sĩ không khuyến khích việc kết hợp sữa và chocolate. Nguyên nhân là do sữa rất giàu canxi và protein, trong khi đó chocolate lại chứa nhiều axit oxalic. Nếu bạn kết hợp hai món ăn này tại cùng thời điểm, canxi trong sữa và axit oxalic từ chocolate có thể tạo ra canxi oxalat. Hợp chất này không những không thể hòa tan mà còn có thể dẫn đến chứng tiêu chảy.

Măng cụt kỵ với nước uống có ga

Sự kết hợp của măng cụt và nước uống có ga sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Nguyên nhân là do măng cụt mang tính axit cao trong khi các loại nước uống có ga lại chứa đầy đường nhân tạo. Hãy cố hết sức để tránh việc tiêu thụ hai loại thức ăn này cùng lúc bạn nhé!

Sữa và bưởi là những thực phẩm kỵ nhau nguy hiểm

Những hợp chất axit có trong bưởi và protein tìm được trong sữa sẽ khiến bạn bị đầy hơi. Thậm chí, việc kết hợp hai loại thức ăn này còn có thể khiến cho bạn bị rối loạn tiêu hóa và thậm chí tiêu chảy.

Lê và mật ong

Lê và mật ong khi kết hợp với nhau sẽ có ảnh hưởng xấu đến những bộ phận quan trọng của cơ thể. Vì thế, bạn không nên dùng mật ong sau khi ăn lê nếu bạn không muốn tổn hại đến cơ thể mình nhé.

Đậu nành và mật ong

Đây là những thức ăn kỵ nhau sẽ gây tổn thương cho tai và mắt của bạn. Cụ thể là bạn sẽ có khả năng bị rối loạn thính giác và bị giảm thị lực.

Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking

Bí kíp xào đồ ăn được đầu bếp hàng đầu thế giới tiết lộ: các đầu bếp nổi tiếng luôn để cho thức ăn chuyển động. Họ chỉ xào trong dầu cực nóng và thời gian ngắn. Thay vì dùng thìa đảo, nên sử dụng những chảo được chế tạo rộng và nông, cạnh dốc để tung thức ăn dễ hơn. Khi xào, hãy dùng lực của cả cánh tay chứ không dùng cổ tay để tránh bạn bị chấn thương.

Đồ hun khói là một trong những món ăn quen thuộc của người phương Tây. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, Nathan đã khám phá ra rằng để hun khói những loài thực vật như hành, rau củ, phải sử dụng khói lạnh chứ không như hun khói thịt lợn, gà, cá hồi. Khói lạnh sẽ vẫn đảm bảo hương vị mà không làm mất nước và chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu.

Đối với thịt lợn hun khói, làm thế nào để có được một món tuyệt hảo: mềm và ngọt bên trong, giòn bên ngoài mà không làm cháy nó? Lời khuyên của một nhà khoa học: đó là hãy hun chín nó trong máy hun khói cho tới khi nhiệt độ bên ngoài với bên trong miếng thịt bằng nhau. Như thế, thịt ngọt mềm từ bên trong. Sau đó, hãy chiên sơ qua da bên ngoài để có được màu sắc và vị ngon nhất.

Các loại hoa quả thơm như chanh, cam, bạc hà… được sử dụng trong nấu ăn dưới dạng tinh dầu thơm rất nhiều. Tuy nhiên, có một khuyến cáo nhỏ là những tinh dầu ấy không được sử dụng nhiều hay bừa bãi, bởi chúng bắt lửa và nếu không làm chủ được, sự nguy hiểm sẽ xảy đến bất cứ lúc nào.

Nhiều người kêu ca rằng nướng gà và các loại như heo, cừu trong lò vi sóng sẽ không được ngon. Trên thực tế, chỉ cần khéo léo kết hợp một chút dầu ăn bôi quanh đồ cần nướng, bỏ vào lò, món ăn sẽ thật tuyệt. Cơ chế khoa học của nó nằm ở tính chất của dầu ăn. Dầu phủ kín bề mặt thực phẩm, ngăn không cho nước từ đồ ăn bốc hơi ra ngoài, làm nó nhanh chín và mềm hơn rất nhiều.

Bột ngọt là gia vị được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Nhiều người từng nghi ngờ về việc nó gây ra ung thư ở con người song sự thật nếu đứng dưới góc độ khoa học thì nó không hề đáng sợ như vậy. Chính quá trình nấu ăn mới là nguyên nhân gây ra mọi chuyện. Thành phần chính của bột ngọt – glutamate chỉ biến đổi thành các chất gây ung thư khi bạn đưa nhiệt độ lên hơn 3.000 độ C mà thôi.

Bạn cũng sẽ thích

Rượu vang khai vị là thứ gần như không thể thiếu trong các bữa tiệc. Dưới góc độ y học, từ hàng ngàn năm trước đây, các thầy thuốc phương Tây đã khuyên nên sử dụng rượu vang thường xuyên. Cồn, axit có trong rượu sẽ gây an thần nhẹ, kích thích các tế bào vị giác, làm con người ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, với các loại rượu khác, sử dụng với số lượng nhiều sẽ phản tác dụng, gây chán ăn, nôn ọe và ngộ độc bởi ethanol.

Màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật ẩm thực. Các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu cho thấy trong số 7 sắc cầu vồng, màu vàng và màu đỏ là những màu “thèm ăn nhất”. Màu vàng tạo ra cảm giác đói, trong khi màu đỏ kích thích mạnh mẽ vị giác.

Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Khoa Học Về Nấu Ăn với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.