Chương 1: Chim bay thú chạy
Cô bé là một trường hợp cực kỳ đặc biệt. Cho đến bây giờ tôi vẫn cho rằng không thể coi đó là một ca bệnh, bởi trường hợp của cô bé đặc biệt tới mức tôi chưa nghe chưa thấy bao giờ. Có lẽ là một hiện tượng lai giống, cũng có thể là một hiện tượng tiến hóa, tôi không thể xác định chắc chắn đó rốt cuộc là gì, thậm chí tôi còn hiểu sâu hơn về căn nguyên (có thể, tôi không chắc) của trường hợp này, cũng phải sau hai năm tiếp xúc với cô bé mới có được.
Từ lúc tôi đẩy cửa, đi vào, ngồi xuống, cho tới khi lấy bút ghi âm, sổ, bút ra, sắp xếp xong rồi ngẩng đầu lên nhìn cô bé, cô bé vẫn luôn quan sát tôi với vẻ đầy hứng thú.
Đó là một cô bé 19 tuổi trông có vẻ rất vui tươi và xinh xắn. Cảm giác toát ra sự ngay thẳng và đơn thuần. Mái tóc suôn thẳng dài qua vai, khuôn miệng kinh ngạc đang hé mở, nhìn tôi với ánh mắt tràn đầy tò mò. Tướng mạo kết hợp với biểu cảm ấy thực đáng yêu đến bối rối.
Khi tôi ấn bút ghi âm xong rồi phát hiện ra cô bé vẫn nhìn tôi chằm chằm, cảm thấy hơi mất tự nhiên.
Tôi: “Ừm… chào cháu.”
Cô bé hơi ngẩn người, rồi trở lại bình thường: “Chào chú.”
Sau đó lại tiếp tục nhìn tôi chằm chằm, quan sát tôi tỉ mỉ với vẻ đầy hứng thú.
Tôi đỏ mặt: “Cháu… trên mặt tôi có dính gì ư?”
Cô bé cười như không cười vẫn nhìn tôi: “A? Gì cơ?”
Tôi: “Trên mặt tôi có chỗ nào chưa ổn hay dính gì à?”
Dườngnhư cô bé nhìn chăm chú tôi trước rồi mới xác nhận: “Không có, trên mặt chú không có gì cả.”
Tôi: “Vậy biểu cảm của cháu… và còn cứ luôn nhìn tôi như thế là tại sao?”
Cô bé cười thành tiếng: “Thật thú vị, đây là lần đàu tiên cháu thấy nhện nói chuyện đấy!Ha ha ha!”
Tôi ù ù cạc cạc: “Tôi là nhện?”
Cô bé hoàn toàn bình tĩnh trở lại, vẫn không hề che dấu sự kinh ngạc của bản thân:“Vâng ạ.”
Tôi: “Ý cháu là, trông tôi giống nhện ư?”
Cô bé: “Không, chú chính là nhện.”Tôi ngẩn ra cúi đẩu lật xem phần giới thiệu và miêu tả về cô bé, không thấy viết cô bé có triệu chứng ngớ ngẩn, chỉ nói là tưởng tượng chủ quan.
Cô bé: “Thực xin lỗi, cháu không có ác ý, chỉ bởi đây là lần đầu tiên cháu nhìn thấy nhện. Nói thật là lúc chú mới vào dọa cháu giật nảy mình, hơi sợ, nhưng đợi đến khi đóng cửa cháu cảm thấy không đáng sợ, rất họat hình, nhiều chân như thế mà chân nào cũng được sắp xếp rất ngay ngắn đâu vào đấy, lúc đặt sổ ấy trông đáng yêu cực! Ha ha ha ha!”
Trông cô bé cười không có vẻ gì là phát bệnh cả, thực sự là không nhịn được mà bật cười.
Tôi: “Cháu thấy tôi là nhện ư?”
Cô bé: “Vâng, nhưng không phải nghĩa xấu, mà cháu thực lòng nói vậy. Thật ra cháu biết mọi người cảm thấy cháu có bệnh, nhưng cháu thấy cháu không bị bệnh gì cả.”
Cô bé ngừng lại nén xuống một trận cười rồi mới nói tiếp: “Mấy năm trước cháu cũng mới biết chỉ có cháu như vậy, cháu luôn cho là ai cũng thế cả.”
Tôi: “Như cháu là như thế nào?”
Cô bé: “Cháu có thể nhìn người thành động vật.”
Tôi: “Ai cũng vậy ư?”
Cô bé: “Vâng.”
Tôi: “Đều là nhện à?”
Cô bé: “Không, không giống nhau. Đủ loài động vật.”
Tôi: “Cháu có thể nói chú biết là những loài động vật nào không?”
Tôi: “Loài động vật nào cũng có. Động vật lớn cũng có, động vật nhỏ cũng có. Côn trùng thực sự không nhiều, đây là lần đầu tiên cháu thấy nhện, thấy rất hay, thế nên vừa rồi cháu mới không biết xấu hổ mà cười ngây ngốc lâu thế, chú đừng để bụng nhé.”
Đối diện với một cô bé vừa xinh xắn vừa đáng yêu như vậy sao tôi có thể để bụng được chứ, nếu có để bụng cũng là để bụng người khác –như lãnh đạo của viện chúng tôi chẳng hạn.
Tôi: “Tôi không để bụng đâu, nhưng tôi muốn nghe cháu nói rõ hơn rốt cuộc là thế nào.”
Lúc này, cuối cùng thì cô bé đã bình tĩnh hơn nhiều rồi, “Cháu biết mọi người không thể hiểu nổi, ccho rằng cháu bị bệnh, nhưng cháu không sợ, cùng lắm thì nói mình thấy người không phải là đông vật thì không sao hết. Cháu cảm thấy chú không có ác ý, vậy thì nói với chú đi: Hồi cháu còn bé, từ khi cháu nhớ được sự việc thì đã như vậy rồi. Người mà cháu nhìn thấy, có hai tầng. Nếu như cháu nhìn ảo, người mà cháu thấy chính là động vật, nếu cháu nhìn như thường thì mới là người. Chú biết thế nào là nhìn ảo không? Chính là kiểu nhìn giống như ngây ra, hình ảnh trước mắt có cảm giác như ảo vậy…”
Tôi: “Ý cháu muốn nói là trạng thái giãn đồng tử à?”
Cô bé: “Giãn đồng tử ư? Chắc vậy, cháu không rõ cách nói này của mọi người lắm, dù thế nào cứ gọi là nhìn ảo là được rồi. Chắc tại từ bé cháu đã thế rồi, nên không thấy đáng sợ gì cả. Nhưng cháu đã gặp phải không ít phiền phức. Trường tiểu học bọn cháu có một giáo viên, là một con đười ươi lớn mũi hếch! Ha ha ha ha, lúc thầy ấy lên lớp gãi phía sau đầu trông buồn cườii lắm, thầy còn lúc nào cũng thích gãi chứ, ha ha ha! Cháu cười, nên thầy giáo không vui. Hồi ấy còn bé, cũng không nói rõ được, bạn học hỏi sao lại cười, cháu liền bảo đười ươi gãi đầu trông buồn cười lắm, kết quả khi không có thầy bạn học đều gọi thầy giáo là tinh tinh, về sau thầy giáo biết được, gọi bố cháu đến trường, phê bình cháu một trận. Trên đường về nhà cháu kể với bố, còn làm cho bố xem, bố cháu cũng cười ngặt nghẽo. Nhưng về sau bố bảo không được đặt biệt danh cho thầy, phải tôn trọng giáo viên…”
Cô bé hào hứng vừa nói vừa khoa chân múa tay kể về mấy chuyện gặp ở trường tiểu học, vừa nói vừa cười, cuối cùng tôi không thể không cắt ngang cô bé đang tự tìm niềm vui:
“Cháu đợi đã, chú muốn biết, khi cháu nhìn mọi người có bao giờ không thấy những loài động vật khác? Chỉ là người thôi?”
Cô bé: “Không có, đều là động vật! Ha ha ha~”
Tôi: “Cháu có thể nói cho chú biết bố mẹ cháu là những loài động vật nào không?”
Cô bé: “Mẹ cháu là mèo, lúc mẹ cháu giận bố cháu, lông trên lưng đều dựng cả lên, tai hướng về phía sau, hung dữ lắm; bố cháu là một loài cá rất lớn, cháu không biết tên, cháu biết trông thế nào, loài sống ở biển ấy, lớn lắm, cánh to, miệng to, không có răng… không phải thực sự không có răng, bố cháu có răng, ý cháu là khi là động vật bố không có răng. Lớn lắm, không đúng, cũng không quá lớn… Dù sao thì hình như là một loài ăn cá nhỏ và sinh vật phù du, cháu đã từng thấy trong “Thế giới động vật” và thủy cung.”
Biểu cảm của cô bé tuyệt đối không phải là sự phấn khích khi phát bệnh, mà cũng không phải là kích động, mà là kiểu biểu đạt tự nhiên, rất thành khẩn. Thành khẩn đến mức khiến tôi nghi ngờ có phải thính lực của mình có vấn đề hay không.
Tôi: “Cháu là loài động vật nào?”
Cô bé: “Cháu là chuột chũi.”
Tôi: “Chuột chũi? Là chú chuột chũi trong phim hoạt hình Chú chuột chũi nhỏ* ?
*The little mole: (Tiếng Séc: Krtek or Krteček) là một bộ phim hoạt hình nổi tiếng kể vềnhững câu chuyện xoay quanh cuộc sống của chú chuột chũi Mole.
Cô bé: Không không không, là chuột chũi thật. Mắt bé xíu, còn luôn híp lại, cả người lông vàng, ngắn ngủn, mũi ẩm ướt, màu hồng, chân trước chân sau đều hồng hồng,móng biến thành cái xẻng đến nơi rồi, đây là điều cháu không thích nhất.”
Tôi: “Cháu soi gương thấy được à?”
Cô bé: “Vâng, nhìn trực tiếp cũng được, cháu nhìn chân mình không thể nhìn ảo được, vì cháu không thích, nếu như không có móng mà chỉ là cái chân nhỏ hồng hồng thì tốt…”
Cô bé cúi đầu nhìn tay mình với vẻ mặt nuối tiếc.
Tôi nắm chặt bút không biết nên viết gì, chỉ có thể hỏi tiếp: “Có bao giờ cháu thấy người không phải là động vật không? Ví dụ như một thời điểm nào đó?”
Cô bé nghiêm túc suy nghĩ: “Ừm… không có, thực sự không có…đúng rồi! Cháu xem ảnh, xem phim, xem TV đều không có, đều là người, cháu cũng không biết tại sao.”
Tôi cảm thấy khó hiểu, hiện tại trông cô bé rất bình thường, không hề có bất kỳ biểu hiện phát bệnh nào, vừa không nôn nóng lại không hoang tưởng, tính cách vui vẻ mà tuyệt đối không phải là kích động. Nhưng những điều cô bé nói lại khó bề tưởng tượng được. Tôi quyết định bắt đầu từ bản thân mình.
Tôi: “Cháu thấy tôi là một con nhện như thế nào?”
Cô bé: “Cháu chỉ mới thấy chú thôi, đợi cháu xem đã.”
Nói xong cô bé tựa người vào ghế bắt đầu nhìn “ảo” tôi.
Cô bé: “Trên người chú… có hoa văn, nhưng đều là những đường thẳng tắp, giống như vẽ lên vậy… ngón chân của chú, không đúng chân của chú dài lắm, có điều thực sự không có lông thường có ở loài nhện lớn… chú giống như nhựa vậy.”
Tôi không biết nên nói gì nữa.
Cô bé: “Ừm, vừa rồi khi chú cúi đầu xem tờ giấy ở trong tay, cháu nhìn ảo thấy chú đang dệt mạng… mắt chú rất sáng, giống như bóng đèn lớn, còn có thể phản quang, miệng không có răng to… giống như hai hàm lớn của châu chấu…”
Tôi cảm thấy bản thân mình hơi ghê tởm nên ngắt lời cô bé: “Được rồi, đừng xem nữa, tôi thấy bản thân thật đáng sợ.”
Tôi cúi đầu xem phần mô tả vắn tắt về cô bé.
Cô bé: “Chú lại dệt mạng rồi.”
Tôi ngẩng đầu: “Lưới như thế nào?”
Cô bé dừng trạng thái “nhìn ảo”, trở lại bình thường suy nghĩ kỹ càng: “Ừm… trước biết không biết kéo từ đâu ra một sợi dây, sau đó cuốn lên chân trước, rồi lại kéo ra một sợi dây nữa, rồi lại cuốn lên chân trước, xếp rất ngay ngắn…”
Tôi: “Rất nhanh ư?”
Cô bé: “Không, lúc nhanh lúc chậm.”
Tôi bỗng ý thức được, đó là khi tôi đang cúi đầu sắp xếp lại suy nghĩ của mình.
Tôi: “Cháu lại nhìn ảo đi, nếu thấy tôi dệt mạng thì hãy nói ra nhé.”
Tôi đoán hành vi dệt mạng của tôi mà cô bé thấy, là lúc tôi đang suy nghĩ, tôi lần lượt sắp xếp từng khả năng hy vọng từ đó có thể tìm ra được lời giải thích…
Cô bé: “Lại đang dệt rồi!”
Tôi không hề xem hoặc viết gì, chỉ là đang suy nghĩ.
Tôi: “Tôi biết sơ qua tình hình của cháu rồi, cháu đã bao giờ thấy loài vật rất kỳ quặc chưa?”
Cô bé: “Chưa, đều là loài vật cháu biết, nhưng có những loài cháu không gọi tên được,những loài động vật kỳ quặc… thực sự chưa thấy bao giờ.”…
Tôi cảm thấy cô bé có một loại cảm giác đặc biệt, là loại cảm giác mạnh hơn rất nhiều so với người thường, cô bé thấy loài người, có thể trực tiếp chiếu thành một loài vật nào đó.
Nhưng tôi cần phải xác định chắc chắn, bởi điều này quá không thực tế.
Sau đó mất khoảng thời gian mấy tuần, trước hết tôi tra về tập tính của một số loài động vật, rồi tìm hiểu về bố mẹ của cô bé, hơi chênh lệch với những gì tôi nghĩ, nhưng xét về tổng thể mà nói không khác biệt quá nhiều.
Mẹ “mèo” của cô bé là một người cẩn thận cẩn trọng, đối xử với mọi người rất tinh tế chu đáo, nhưng bề ngoài khiến người ta có cảm giác thờ ơ; Bố “cá” của cô bé là cá đuối bay (cá đuối ma), thường ngày luôn chậm rãi thong thả, nhưng tuổi tâm hồn lại khá trẻ, tò mò với mọi thứ. Còn về cô bé “chuột chũi”, quả thực rất hình tượng. Trông thì vui vẻ hướng ngoại, thực sự lại là một cô bé nhát gan hay lo sợ, ngấm ngầm lén lút nghịch ngợm làm loạn còn được, việc lớn tuyệt đối không có cô bé. Về cơ bản cũng là tính cách của cô bé.
Xuất phát vì sự tò mò, để cô bé gặp vài người đồng nghiệp của tôi, mỗi loài động vật mà cô bé nói liên hệ với tính cách của từng đồng nghiệp tương đối chuẩn, điều này khiến tôi rất sửng sốt. Nghĩ đến thế giới của cô bé khắp phố đều là hổ báo, là chó gấu thỏ bạch tuộc, tôi ít nhiều cảm thấy ngưỡng mộ.
Cuối cùng tôi không thể định nghĩa cô bé có bất kỳ bệnh nào về phương diện tâm thần, cũng không thể có bệnh gì cả -hoàn toàn nhờ vào tính cách vui tươi của cô bé mà đạt được.
Có điều, tôi đã nói với cháu đừng gặp ai cũng nói điều này với họ, có thể sẽ gây ra những phiền phức không cần thiết, nhưng tôi không nói cho cháu biết rằng tôi rất thèm muốn khả năng trời phú tuyệt diệu của cô bé.
Khoảng hai năm sau, một người bạn học y có nói với tôi về một cơ quan của sinh vật: Cơ quan Jacobson (Cơ quan phát hiện Pheromone, vomeronasal organ), cơ quan này có trên cơ thể của rất nhiều loài động vật. Đó là một cơ quan cảm giác đặc biệt, động vật có thể thu thập những vật chất hóa học còn sót lại trôi nổi trong không khí thông qua cơ quan Jacobson, từ đó có thể phán đoán được giới tính, khả năng uy hiếp của đối phương, thậm chí còn có thể dùng để truy đuổi con mồi, dự báo động đất. Đó chính là“giác quan thứ sáu” của động vật mà mọi người thường nói đến.
Tuy rằng cơ quan này vẫn tồn tại ở người, nhưng đã thoái hóa nhiều. Khi ấy tôi đã nghĩ ngay tới lời tự giới thiệu của cô bé: Chuột chũi –khứu giác bao giờ cũng mạnh hơn thị giác. Có lẽ là cơ quan Jacobson của cô bé rất phát triển?
Đương nhiên đây là tôi đoán bừa. Có điều, xin nói một câu vô trách nhiệm là: Có những khi những điều thấy tận mắt, đúng thực là không chắc đã là sự thật.
Anh: “Tôi chỉ có thể nói tôi đồng tình với anh, nhưng tôi không thương hại anh, bởi dẫu sao cũng là tôi đã sáng tạo ra anh.”
Tôi:”Anh sáng tạo ra tôi thế nào?”
Anh: “Anh chỉ là một nhân vật trong tiểu thuyết của tôi mà thôi, mục đích xuất hiện của anh nhằm khiến tôi – nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết này, có thêm vài phản ứng về mặt tâm lý, sau đó kéo theo toàn bộ sự việc, ý tôi là diễn biến của cả câu chuyện.”
Người đàn ông đang ngồi trước mặt tôi là một bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoang tưởng, anh cho rằng mình là nhân vật chính trong một cuốn sách, đồng thời cũng là tác giả. Bệnh sử hơn 4 năm rồi, 3 năm trước được đưa vào viện. Dường như thuốc đã mất tác dụng với anh, người nhà – vợ anh gần như đã hết hy vọng rồi.
Do anh đã từng có biểu hiện của chứng điên, vậy nên tôi chỉ đem theo bút ghi âm vào, không mang theo giấy bút – hoặc bất kỳ thứ gì có đầu nhọn. Ngồi cũng đủ xa, anh ngồi ở đầu bàn bên kia, tôi ở đầu bàn bên này, khoảng cách chừng hai mét. Anh ở đầu bàn bên kia, theo thói quen, cào móng tay dưới đáy bàn.
Anh: “Tôi biết điều này đã vượt qua phạm vi hiểu biết của anh, nhưng đây là sự thật. Hơn nữa, đoạn đối thoại này của chúng ta sẽ không xuất hiện trong tiểu thuyết. Ở đó chỉ nhắc thoáng qua, ví như: Ngày nào đó, tháng nào đó, năm nào đó, tôi đã gặp anh trong bệnh viện tâm thần, sau đó tôi nghĩ gì gì đó, đại loại là như thế đấy.”
Tôi: “Anh cảm thấy thực sự là thế ư? Làm thế nào để chứng minh tôi là nhân vật mà anh sáng tạo ra? Hãy nói xem nào?”
Anh: “Khi viết tiểu thuyết, anh có viết bối cảnh gia đình, thân thế của tất cả các nhân vật cho độc giả xem không?”
Tôi: “Tôi chưa viết bao giờ, tôi không biết.”
Anh cười: “Anh chắc chắn sẽ không. Hơn nữa, tôi đã nói rõ rồi, thân phận của tôi hiện giờ là: nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết này, tôi ngụp lặn trong toàn bộ câu chuyện, nhân vật của tôi không phải là thân phận tác giả, cũng không thể là thân phận tác giả,cái gì cũng rõ ràng độc giả sẽ thấy nhàm chán. Tôi có thể biết thân thế của anh, nhưng không cần thiết phải miêu tả trong tác phẩm, điều này rất vô nghĩa. Bây giờ tôi trò chuyện với anh, đó là tình tiết đã được sắp xếp như vậy rồi, chỉ là nội dung cụ thể ngoài những nhân vật trong sách ra, thì không ai biết cả. Độc giả cũng không biết, đó chỉ là một phân đoạn nhỏ trong cả diễn biến lớn…”
Tôi: “Anh biết anh ở trong này mấy năm rồi chứ?”
Anh: “Ba năm rồi, chán lắm, ở đây ấy.”
Tôi: “Vậy sao anh không để thời gian trôi nhanh hơn, bỏ qua quãng thời gian này?Hoặc viết ra là siêu nhân đến cứu anh? Người ngoài hành tinh cũng được.”
Anh cười phá lên: “Anh thú vị quá! Dòng chảy của thời gian trong tiểu thuyết, tuân thủ theo quy luật thời gian tự nhiên, trong sách, trước mặt độc giả ba năm chỉ là vài dòng chữ thậm chí còn ngắn hơn, nhưng nhân vật trong tiểu thuyết đã thực sự trải qua quãng thời gian ba năm ấy rất chân thật, yêu đương kết hôn sinh con thăng chức cãi nhau ăn chơi cờ bạc rượu chè gái gú gì gì đấy đều vẫn diễn ra như thường. Sao có thể để thời gian trong tiểu thuyết vụt qua chứ? Tôi là nhân vật chính, tôi buộc phải chịu đựng ít nhàm chán này. Còn về siêu nhân người ngoài hành tinh hay gì gì đấy như anh nói, rất nhàm chán, đó là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Tư duy logic của anh có vấn đề.”
Tôi nhận ra đúng như những gì anh ta nói, từ góc độ của anh mà nói, thế giới quan của anh kiên cố không phá vỡ nổi.
Tôi: “Tôi hiểu rồi, ý anh là: Thế giới này tồn tại vì anh, khi anh chết đi thì sao, thế giới này còn tồn tại không?”
Anh: “Đương nhiên là tồn tại rồi, có điều độc giả không thấy được. Nếu chỉ đơn giản là tôi chết đi, có hai khả năng: 1) Tình tiết sắp xếp tôi nên chết; 2) Tôi không phải là nhân vật chính. Mà điểm thứ nhất, bây giờ tôi sẽ không chết, tiểu thuyết vẫn còn đang viết. Còn về điểm thứ hai, tôi không cần xác định gì cả, tuyệt đối là tôi, bởi tôi chính là tác giả.”
Tôi: “Anh làm thế nào để chứng minh?”
Anh: “Tôi muốn chứng minh thì lúc nào cũng được, nhưng có cần thiết không? Từ góc độ của tôi mà nói, chứng minh bản thân rất buồn cười. Nếu cứ phải chứng minh, có thể, bây giờ anh thử gϊếŧ tôi xem, anh không gϊếŧ được tôi, có thể anh sẽ bị trượt ngã,cũng có thể khi xông tới sẽ lên cơn đau tim, hoặc là căn bản anh không đánh nổi tôi, suýt nữa còn bị tôi gϊếŧ… chính là vậy đó.”
Tôi: “Đây là tiểu thuyết gì vậy?”
Anh: “Viết về tình cảm con người kiểu kiểu đó, có những lúc rất tẻ nhạt bình thường,nhưng cũng rất rung động lòng người, những điều bình thường mới có thể khiến conngười ta bỏ tình cảm vào, mới có thể khiến người ta cảm động, đúng chứ.
Tôi: “Vậy thì, anh có yêu vợ không?”
Anh: “Đương nhiên rồi, tôi viết như vậy mà.”
Tôi: “Còn con thì sao?”
Anh hơi mất kiên nhẫn: “Câu hỏi kiểu này… còn cần hỏi sao?”
Tôi: “Không, ý của tôi là: Tình cảm của anh với họ, là do tình tiết sắp xếp và đòi hỏi nhưvậy, không phải là tình cảm từ chính bản thân anh đúng không?”
Anh: “Logic của anh thế nào lại rối hết cả rồi? Tôi là nhân vật chính, họ là người nhàcủa nhân vật chính, tình cảm của tôi dành cho người nhà của mình đương nhiên làchân thành rồi.”
Tôi: “Vậy tại sao ba năm trước an lại định gϊếŧ con anh?”
Anh: “Tôi không gϊếŧ, chỉ ra làm vẻ thể thôi, để người ta đưa tôi vào đây.”
Tôi: “Ý anh là anh giả vờ làm như vậy ư? Để vào trong này?”
Anh: “Tôi biết không ai tin, tùy thôi, nhưng nhất định phải làm thế, không có độc giả nàolại thích một bản ghi chép dài dòng tẻ nhạt, buộc phải có cao trào.”
Tôi quyết định vi phạm quy định, gây kích động cho anh ta một chút: “Nếu như thời giananh ở trong bệnh viện, vợ anh nɠɵạı ŧìиɦ thì sao?”
Anh: “Tình tiết không có bối cảnh này.”
Tôi: “Anh chắc chứ.”
Anh bật cười: “Cái người này…”
Tôi không để mất thời cơ: “Anh thừa nhận tôi là người rồi? Chứ không phải là nhân vậtmà anh xây dựng?”
Anh: “Anh, nhân vật mà tôi xây dựng là con người, không những thế anh đã hoàn thànhviệc mà anh cần làm.”
Tôi: “Tôi làm gì?”
Anh: “Khiến tư duy của tôi dao động.”
Tôi dường như đã rơi vào bẫy của anh ta rồi.
Tôi: “Sau khi hoàn thành, tôi sẽ không tồn tại nữa ư?”
Anh: “Không, anh tiếp tục cuộc sống của anh, cho dù sau khi tiểu thuyết của tôi kếtthúc, anh vẫn tiếp tục sống như trước, có điều độc giả sẽ không thấy nữa, bởi nhữngđiều về anh, tôi sẽ không kể cho độc giả nữa.”
Tôi: “Vậy cuốn tiểu thuyết này, kết cục cuối cùng của anh là gì?”
Anh: “Ừm, vấn đề này, tôi vẫn chưa nghĩ xong…”
Tôi: “Bao giờ thì viết xong?”
Anh: “Viết xong rồi, anh cũng sẽ không biết, bởi vì đó là việc nằm ngoài thế giới này,vượt quá phạm vi hiểu biết của anh, sao anh có thể biết khi nào viết xong chứ?”
Tôi: “…”
Anh ta nhìn tôi với vẻ đầy hứng thú: “Nói chuyện với anh được lắm, cảm ơn, tôi sắp hếtthời gian rồi.”
Nói xong anh ta còn chớp chớp mắt.
Lần trò chuyện ấy cứ thế mà kết thúc. Sau đó tôi còn đến hai lần nữa, anh không nóivới tôi những điều này nữa, chuyển thành tán dóc về đủ chuyện núi nam biển bắc. Sau đó không bao lâu, nghe nói anh có chuyển biến tốt, hơn nửa năm sau, được xuất viện quan sát. Ngày xuất viện, đúng lúc tôi không có việc gì liền đến, anh nói nói cười cườirôm rả với bác sĩ điều trị chính và người nhà, bơ đẹp tôi.
Lúc sắp đi, anh thờ ơ đi đếncạnh tôi, thấp giọng nói nhanh: “Còn nhớ cái bàn lần đầu gặp không? Đi xem mặt dướibàn.”
Nói xong liền cười với vẻ gian giảo, rồi không để ý đến tôi nữa.
Phải tốn kha khá công sức tôi mới có thể tìm lại được cái bàn hôm tôi với anh ta gặp nhau lần đầu. Tôi nằm bò xuống để xem mặt đáy bàn, bên trên có rất nhiều vết cào móng tay, hiếm hoi có thể nhận ra mấy chữ siêu siêu vẹo vẹo.Đó là ngày đầu tiên tôi gặp mặt anh ta, cùng một câu: Nửa năm sau rời đi.
Rất lâu sau đó, trước mắt tôi đều hiện ra nụ cười giảo hoạt của anh lúc cuối.
Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Thiên Tài Bên Trái, Kẻ Điên Bên Phải với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.