Chương I
Trời xui đất khiến thế nào mà mình lại để cho họ thuyết phục như vậy chứ? Hai nữ tướng của ngôi nhà số 27 đường Montagna, bà Benard chủ nhà với bà Rosalette người coi nhà đã dùng thế gọng kìm giữ chân ông lại ở giữa hai căn hộ tầng trệt của họ.
– Cái tay Le. P đối xử với vợ thật chẳng ra làm sao! Thật đáng kinh tởm!
– Có những thứ người ta chẳng trách nổi khi nhìn vợ họ cứ như tủ lạnh diện đồ Chanel. Nhưng còn đàn ông ư? Quái vật cả lũ!
– Hai bà, tôi thực sự không hiểu?
– Không nói ông đâu!
– Dĩ nhiên rồi ông Berdu. So với thứ sợi tầm thưởng xe lên lũ đàn ông, ông là sợi len Caspia thượng hạng. À tiện đây, chúng ta sắp có khách trọ mới. Tầng 4 của ông đó ông Berdu. Nhưng cô ấy chẳng còn gì ngoài những ảo tưởng vỡ nát. Cô ấy cần gần như mọi thứ. Thế nên chúng tôi mới nhờ đến ông. Hãy tặng lại bất cứ thứ gì có thể, món gì cũng quý giá cả!
– Dĩ nhiên rồi! Có thể một cuốn sách hay!
– Thật ra bọn tôi đang nghĩ đến thứ gì đó thực tiễn hơn! Cái bàn chẳng hạn! Ông biết đấy, cô ấy chẳng còn lại gì.
– Tôi nhớ mà!
Ông chủ tiệm sách không thể nghĩ ra thứ gì thực tiễn hơn cuốn sách. Nhưng ông hứa sẽ dành tặng cho người mới đến một cái bàn. Ông vẫn còn một cái.
Ông Berdu đẩy nút thắt cà vạt doc theo hàng khuy cái áo sơ mi trắng đượng là phẳng lì. Rồi cẩn thậnt xắn tay áo lên, xắn vào trong, mỗi lần một nếp lên đến khuỷu tay. Ông nhìn chằm chằm kệ sách ở hành lang, đằng sau nó là căn phòng 21 năm nay ông chưa đặt chân vào.
21 năm, 21 mùa hè, 21 buổi sáng đầu năm mới. Nhưng cái bàn lại ở trong căn phòng ấy. Ông thở hắt ra, lần tay chọn đại một cuốn sách và rút ra cuốn 1984 của Arwell từ trên giá. Nó không bị mục ra, cũng không cắn tay ông như một con nhện bị chọc giận. Ông lấy cuốn tiếp theo, rồi hai cuốn nữa. Giờ thì ông thò hẳn hai tay vào giá sách rồi lôi ra cả một chồng đặt xuống bên cạnh mình.
Mấy chồng sách cao vồng lên thành một cái cây, những toà tháp, những ngọn núi thần. Ông nhìn xuống cuốn sách trên tay. Khi chuông đồng hồ điểm tiếng thứ 13, một câu chuyện du hành thời gian, nếu như tin vào điềm báo, ông hẳn sẽ thấy đây là một dấu hiệu.
Ông vòng hai tay nắm đấm lên mặt cưới từng giá sách để ốc vít rơi ra. Rồi ông lùi lại. Và kia, từng lớp từng lớp một lộ ra. Đằng sau bức tường chữ nghĩa, cánh cửa dẫn tới căn phòng nơi..
– Mình chỉ việc đi mua một cái bàn là xong.
Ông Berdu rờ tay lên miệng:
– Phải rồi. Phùi bụi đóng sách, cất chúng lại chỗ cũ. Quên tiệt cánh cửa đi. Mua một chiếc bàn và tiếp tục sống như ông đã sống hai thập kỷ qua.
20 năm nữa ông 70 tuổi. Sống được qua mốc ấy rồi thì ông sẽ vượt qua chặng còn lại. Hoặc có thể ông sẽ chết sớm hơn thế.
– Đồ hèn!
Ông siết nắm tay quanh nắm đấm cửa. Người đàn ông cao, từ từ mở cửa ra. Ông đẩy nhẹ nó vào trong, nhắm tịt mắt lại và.. chẳng có gì ngoài ánh nắng và không khí hanh khô. Ông hít nó vào đằng mũi, phân tích nó nhưng chẳng thấy gì. Mùi của… đã bay đi.
Sau 21 mùa hè, ông Berdu đã luyện thành thục thói quen chẳng nghĩ đến… Thành thục chẳng kém gì mỗi khi ông bước vòng qua hố ga lộ thiên. Ông chủ yếu nhớ đến cô như là… Một quãng nhẹ giữa những suy nghĩ vo ve trong đầu, một khoảng trắng giữa nhữngg bức hình quá khứ, một chấm đen giữa những cảm xúc trong lòng. Ông có thể dựng lên mọi loại khoảng trống.
Ông Berdu nhìn quanh, căn phòng mới yên tĩnh làm sao, và nhạt nhoà, bất kể lớp giấy dán tường màu tím oải hương. Năm tháng trôi qua đằng sau cánh cửa khoá đã rút kiệt màu sắc khỏi bốn bức tường. Ánh sáng từ ngoài hành lang rọi vào nhưng chẳng có mấy hướng để mà đổ bóng. Một chiếc ghế mây, một chiếc bàn bếp, một lọ hoa cắm bó oải hướng hái trộm trên cao nguyên Valeso từ hai thập kỷ trước. Và một người đàn ông 51 tuổi giờ đang ngồi xuống ghế vòng tay ôm lấy mình.
Nơi đây từng có rèm cửa và ở đằng đó là những tầm hình hoa, sách, một con mèo tên là Casto ngủ trên ghế sofa, có những giá nến và bếp thì thầm, những ly rượu rót đầy và tiếng nhạc, hai cái bóng khiêu vũ vỡi nhau trên tưởng, một cao kều, một tuyệt đẹp. Tình yêu từng trú ngụ trong căn phòng này.
– Giờ thì chỉ còn lại mình!
Ông siết hai tay và ghì chặt chúng vào đôi mắt bỏng rát. Ông Berdu nuốt xuống không ngừng để cản đi những giọt nước mắt. Cổ họng ông nghẹn không thở nổi. Còn lưng thì phừng phừng hơi nóng và cơn đau.
Khi lại có thể nuốt xuống mà không cảm thấy đau đớn, ông Berdu đứng dậy và mở cửa sổ ra. Mùi hương xộc lên từ dưới sân sau. Mấy loại rau thơm mà nhà Goldenberg trồng ở khu vườn nhỏ nhà họ. Mùi hương thảo và cọ xạ hương lẫn vào mùi dầu massage của Gie, một người mù chuyên chữa bệnh nhân, người hát ru bằng chân, rồi mùi bánh pancake trộn với mùi đồ nướng châu Phi đẫmgia vị và nhiều thịt của nhà Cophil. Bồng bềnh trên hết thảy là hương nước hoa tháng 6 của Paris. Cái mùi dịu ngọt của hoa chia đoạn và nỗi mong ngóng…
Nhưng ông Berdu không để những mùi hương ấy tác động đến mình. Ông cưỡng lại sức quyến rũ của chúng. Giờ đây ông rất giỏi tránh né mọi thứ bằng cách nào đó khơi gợi lên trong ông cảm giác khao khát: mùi hương, giai điệu, vẻ đẹp của sự vật. Khi đi lấy nước ở kho đằng kế bên căn bếp trống trải, ông bắt đầu lau bàn, ông xua đi các hình ảnh mở nhoè ông ngồi đây trên chiếc bàn gỗ, không phải một mình mà với… Ông lau rồi chùi, tảng lờ các câu hỏi nhức nhối rằng giờ đây, khi đã mở cánh cửa vào căn phòng nơi ông chôn vùi toàn bộ tình yêu, giấc mơ với quá khứ, ông cần phải làm gì?
Ký ức giống như bầy sói, ta không thể nhốt chúng lại và mong chúng để yên cho ta. Ông Berdu bê chiếc bàn hẹp qua cửa, nhấc nó qua giá sách, đi băng qua dãy nũi toàn sách vở, để ra chỗ đầu cầu thang rồi dừng chân ở căn hộ bên kia sảnh.
Khi chuẩn bị gõ cửa, một âm thanh buồn bã vọng đến tai ông. Tiếng khóc thổn thức bị bóp nghẹt, như thể nó xuyên qua một chiếc gối. Ai đó đang khóc bên kia cánh cửa màu xanh lục. Một người phụ nữ, và cô đang khóc như thể chẳng muốn ai, tuyệt đối không một ai nghe thấy tiếng mình.
Đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin tốt hơn, tránh giảm thị lực mắt. Hãy mua cuốn sách Hiệu Sách Nhỏ Ở Paris với mức giá rẻ nhất theo link dưới đây.